Tin tức 21/11: Blur tiến hành airdrop, sàn Bittrex Global giải thể
Blur tiến hành airdrop đợt 2
Sàn NFT Blur thông báo đã hoàn tất giai đoạn Season 2 của dự án, cùng với đó là airdrop token BLUR đợt 2 cho người dùng.
Blur cho biết trong Season 2, kéo dài từ tháng 02/2023 đến tháng 09/2023, sàn đã trở thành nền tảng giao dịch NFT lớn nhất trên Ethereum, chiếm 65% thị phần và soán ngôi OpenSea.
Trong quãng thời gian này, Blur đã ghi nhận khối lượng giao dịch lên đến 6.1 tỷ USD từ hơn 260,000 người dùng toàn cầu, một con số đáng nể trong bối cảnh mảng NFT không có nhiều đột phá trong năm vừa rồi.
Ngoài ra, giải pháp Blend của Blur cũng trở thành giao thức lending NFT số một, với thị phần áp đảo hoàn toàn những đối thủ khác.
Kết thúc Season 2, Blur cho biết đã airdrop 300 triệu token BLUR (97.5 triệu USD) làm phần thưởng cho người dùng, với nhiều tài khoản cho biết đã claim được lượng token với giá trị lên đến vài triệu USD. Thời gian claim airdrop BLUR sẽ kéo dài trong vòng 45 ngày.
Blur cũng thông báo về Season 3 của dự án, hợp tác cùng giải pháp layer-2 mới được ra mắt là Blast. Cả Blur và Blast đều có chung nhà sáng lập có tên Pacman, đồng thời nhận hậu thuẫn từ quỹ đầu tư Paradigm.
Sàn Bittrex Global giải thể
Theo thông báo ngày 21/11, Bittrex Global đã tuyên bố đóng cửa nền tảng, và yêu cầu khách hàng rút tiền càng sớm càng tốt.
Sàn giao dịch có trụ sở tại Liechtenstein sẽ chính thức chấm dứt tư cách pháp nhân của mình vào ngày 04/12/2023. Tất cả người dùng đang nắm giữ USD cần phải chuyển đổi tiền của mình sang euro hoặc tiền mã hóa trước ngày 04/12, hoặc sẽ đối mặt với nguy cơ không thể rút tài sản.
Bittrex là một trong những sàn giao dịch crypto lớn nhất nước Mỹ, từng chiếm đến 23% thị phần USD vào đầu năm 2018. Tổ chức đã khai phá sản cho chi nhánh Mỹ vào đầu tháng 5 năm nay. Lúc bấy giờ, sàn tuyên bố chỉ rời Mỹ và vẫn cam kết tiếp tục phục vụ khách hàng nước ngoài.
Trên đây là kết cục đau lòng của Bittrex kể từ khi sàn vướng vào ma trận pháp lý ở Mỹ. Cuối năm ngoái, Bộ Tài chính Mỹ đã cáo buộc Bittrex vi phạm luật cấm vận và chống rửa tiền (AML), sau đó sàn đã đồng ý nộp phạt hành chính 29 triệu USD.
Quỹ bảo hiểm sàn dYdX hao hụt 9 triệu USD
yearn.finance (YFI), một dự án tổng hợp lợi suất thuộc nhóm DeFi đời đầu đã tăng đến 153,3% từ vùng 6,300 USD lên tận 15,955 USD - mức giá cao nhất kể từ tháng 05/2022, tức cú sập LUNA-UST.
Đơn vị thống kê dữ liệu blockchain Nansen theo đó khẳng định nhiều nhà đầu tư DeFi đã đổ xô lập các vị thế mới với YFI, khiến tâm lý fomo càng dâng cao.
Tuy nhiên, YFI bất ngờ đổ sập về 8,258 USD, bốc hơi 48% giá trị trong chưa đến 12 giờ đồng hồ sau đó. Những biến động dữ dội trên đã khiến một lượng lớn lệnh phái sinh YFI trên các sàn bị thanh lý, trong đó thiệt hại nặng nhất là sàn dYdX với 38 triệu USD bị cháy.
dYdX cho biết đã phải chi ra 9 triệu USD từ quỹ bảo hiểm của sàn để bù đắp phần tiền chênh lệch vì trượt giá trong quá trình thanh lý. Sàn nói rằng quỹ bảo hiểm vẫn còn lại 13.5 triệu USD tài sản, đồng nghĩa với việc đã phải chi đến 40% giá trị ban đầu chỉ để xử lý thiệt hại từ vụ YFI.
Nhà sáng lập dYdX khẳng định tài sản của những người dùng khác vẫn an toàn, và sàn sẽ điều chỉnh các tham số giao dịch của phiên bản dYdX v3 và dYdX Chain để ngăn điều tương tự tái diễn.
Thêm một lãnh đạo cấp cao của Binance thôi việc
Bộ máy của Binance tiếp tục bị xáo trộn với sự rời đi của một nữ giám đốc khác. Thông tin trên hồ sơ LinkedIn của Jennifer Hicks ngầm khẳng định cô đã từ nhiệm tại sàn giao dịch.
Trước khi về dẫn dắt bộ phận chống khủng bố của Binance vào tháng 12/2021, Jennifer Hicks từng đầu quân cho Chainalysis và làm việc tại Hải quân Hoa Kỳ. Phóng viên tờ Bloomberg cũng xác nhận tin cô Jennifer đã rời đi.
Động thái trên diễn ra giữa bối cảnh tiền mã hóa ngày càng trở thành từ khóa nhức nhối trong tài trợ khủng bố ở Mỹ. Đơn cử gần nhất là Hamas cùng các tổ chức cực đoan đã huy động hàng triệu USD tiền mã hóa trước cuộc tấn công tàn bạo vào Israel. Kể từ đó, giới chức Mỹ đã ra sức yêu cầu Quốc hội trấn áp việc sử dụng crypto của lực lượng khủng bố.
Đến hiện tại, Binance vẫn chưa có phản hồi về thông tin Jennifer Hicks rời tổ chức. Song, cô không phải là lãnh đạo cấp cao duy nhất của sàn nộp đơn từ nhiệm trong thời gian qua. Trước đó, cựu Giám đốc Sản phẩm, người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan chức cấp cao của Binance tại Mỹ, Anh, Pháp, Đông Âu và Nga… đều có quyết định tương tự.
Đọc thêm: Tin tức 21/11: Binance gặp FUD, SEC kiện sàn Kraken.
**Không phải là lời khuyên tài chính.