Căng thẳng chính trị toàn cầu leo thang - đâu là kênh tài sản trú ẩn?
Trong thời gian vừa qua, nền kinh tế toàn cầu đã và đang đối mặt với các rủi ro hiện hữu từ suy thoái kinh tế, lạm phát tới căng thẳng địa chính trị. Sau các sự kiện liên quan tới dải Gaza, Ukraine…thì đâu là kênh được giới đầu tư săn đón làm nơi trú ẩn?
Tình hình chính trị toàn cầu phức tạp hơn
Vào ngày 7/10/2023, xung đột vũ trang tại dải Gaza vùng Trung Đông giữa Israel và Palestine lại quay trở lại. Sự kiện diễn ra khi nhóm Hamas có động thái tấn công tên lửa vào Israel khiến nhiều người thiệt mạng.
Các cập nhật liên quan đã được nhiều trang thông tin chính thống đưa tin.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không thể bỏ qua sự kiện lần đầu tiên có một vị Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị bỏ phiếu phế truất do mâu thuẫn với chính thành viên trong Đảng phái chính trị của mình.
Ngoài ra, chúng ta cũng không thể bỏ qua căng thẳng chính trị giữa Phương Tây và Nga thông qua cuộc chiến tại Ukraine. Bên cạnh đó, cuộc xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế toàn cầu.
Trong bản đồ rủi ro địa chính trị của BlackRock (công ty quản lý tài sản hàng nghìn tỷ USD), cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn được giới đầu tư chú ý ở mức cao nhất.
Mức độ quan tâm tới rủi ro địa chính trị và quan điểm reshoring của các doanh nghiệp đang tăng cao cho thấy đây cũng là vấn đề nóng được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong khoảng thời gian qua.
Điều này tác động tới dòng tiền ra sao?
Hiện tại, dòng vốn tại Trung Quốc đang bị rút ròng do quốc gia này đang gặp phải các khó khăn về chính trị sâu rộng và các vấn đề kinh tế xoay quanh bất động sản và kiểm soát khu vực tư nhân.
Theo đó, số tiền đầu tư trực tiếp vào Trung Quốc từ Mỹ, các quốc gia châu Á hay châu Âu đã giảm mạnh so với 5 năm trước đây. Dù việc đa dạng hoá ở các quốc gia đang phát triển vấn đang được tiếp diễn nhưng cũng sẽ không được “tự do" như trước đây dưới các vấn đề địa chính trị kể trên.
Khi đó, một phần dòng vốn này sẽ quay trở lại các quốc gia phát triển khiến đẩy chi phí cao hơn và hạn chế tăng trưởng.
Xét trên khía cạnh đầu tư các lớp tài sản, USD và quỹ thị trường tiền tệ (money market fund) vẫn đang nhận được sự chú ý. Nguyên nhân có thể do đồng USD là đồng tiền lớn ít chịu ảnh hưởng của các rủi ro kể trên và việc FED sẽ tiếp tục giữ lãi suất cao và có khả năng tăng lãi suất trong thời gian tới.
Đọc thêm: Dữ liệu về thị trường lao động Mỹ tốt bất thường.
Thật vậy, hiện nay, theo báo cáo từ ICI ORG (cập nhật vào ngày 19/09/2023) tại Q2 chỉ số net sales của cổ phiếu là -29 tỷ USD trong khi các loại tài sản thu nhập cố định như trái phiếu hay quỹ tiền tệ nhận về hàng trăm tỷ USD.
Đối với cổ phiếu của các quốc gia phát triển, BlackRock hiện tại cũng đang đưa ra đề xuất giảm tỷ trọng (timeframe 6 - 12 tháng) trong báo cáo mới nhất (tháng 10/2023).
Do đó, hiện tại khi đầu tư vào các tài sản rủi ro: chứng khoán, crypto... cần phải có kế hoạch để chuẩn bị nguồn vốn đầu tư trong dài hạn.
**Bài viết có tham khảo một vài ý kiến từ trang substack của Tiến sĩ Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên cao cấp, chuyên ngành Tài chính – Kế toán, Đại học Bristol- Anh, các bạn có thể tham khảo tại đây**.
**Không phải là lời khuyên tài chính.