Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Chỉ số DOW Jones là gì? Vai trò và ý nghĩa với thị trường tài chính

Nếu quan tâm đến thị trường chứng khoán thì chắc chắn không còn xa lạ gì với chỉ số Dow Jones, tuy nhiên với người mới gia nhập thì đây lại là một vấn đề khác. Vậy chỉ số Dow Jones là gì và nó có ý nghĩa gì?
Avatar
Sammie
Published Dec 13 2020
Updated Jun 06 2024
11 min read
chỉ số dow jones là gì

Sơ lược về chỉ số Dow Jones

Chỉ số Dow Jones là một trong những chỉ số của thị trường chứng khoán dùng để đo lường hiệu suất của 30 công ty đại chúng lớn nhất ở Hoa Kỳ.

chỉ số dow jones
Chỉ số Down Jones. Nguồn TradingView

Được đặt tên theo người tạo ra nó - Charles Dow vào năm 1896, chỉ số Dow Jones ban đầu ra mắt chỉ với 12 công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, sau đó nó đã phát triển thành 30 công ty và được giữ tới tận bây giờ. Các công ty ban đầu hoạt động trong lĩnh vực đường sắt, bông, khí đốt, đường, thuốc lá và dầu mỏ. Hiệu suất của các công ty công nghiệp thường được coi là tương đồng với hiệu suất của nền kinh tế tổng thể, khiến Dow Jones trở thành thước đo quan trọng về sức khỏe kinh tế rộng lớn hơn.

Mặc dù sức khỏe của nền kinh tế hiện gắn liền với nhiều lĩnh vực khác và sâu xa rất phức tạp, nhưng chỉ số Dow Jones vẫn được coi là một chỉ số quan trọng về sự thịnh vượng của nền kinh tế Hoa Kỳ. (Nếu tham gia đầu tư chứng khoán nghiêm túc thì bạn đừng nên bỏ qua những chỉ số cơ bản như Down Jones, S&P 500, Nasdaq, những chỉ số này rất quan trọng nhé).

Để được đưa vào Dow Jones, một công ty phải đáp ứng các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như có trụ sở chính tại Hoa Kỳ, được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York và có vốn hóa thị trường tối thiểu.

advertising

Phân loại chỉ số Dow Jones

Bộ chỉ số Dow Jones được phát triển bởi Charles Dow bao gồm 4 loại: chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones, chỉ số trung bình vận tải Dow Jones, chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng và cuối cùng là Dow Jones hỗn hợp.

  • Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA): Đây là chỉ số dùng để theo dõi 30 công ty đại chúng có vốn hóa lớn nhất đang giao dịch trên hai sàn giao dịch New York và NASDAQ.
  • Chỉ số Dow Jones vận tải (Dow Jones Transportation Average – DJTA): Chỉ số này hiện nay được tính từ danh sách 20 mã cổ phiếu lĩnh vực đường sắt, hàng không và đường thủy, đồng thời được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York. Hiện tại chỉ số Dow Jones vận tải đã được sáp nhập vào chỉ số Dow Jones hỗn hợp tuy nhiên các công ty đường sắt tại Mỹ vẫn thực hiện tính toán chỉ số này để đánh giá được thực trạng trong nội bộ ngành.
  • Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng (Dow Jones Utility Average - DJUA): đây là chỉ số cấu thành bởi 15 công ty lớn mạnh nhất thuộc lĩnh vực khí đốt và điện ở Mỹ. Tháng 1 năm 1929 là lần đầu tiên DJUA được công bố trên tờ The Wall Street Journal.
  • Chỉ số Dow Jones hỗn hợp: Đây là chỉ số chung cho 65 mã cổ phiếu tổng hợp từ 3 loại chỉ số DJIA, DJTA và DJUA nói trên.

Trong số 4 chỉ số Dow Jones thì DJIA là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ, có chức năng làm thước đo cho thị trường này. Do vậy, khi nói đến chỉ số Dow Jones thì chỉ số công nghiệp Dow Jones DJIA sẽ thường được nói đến đầu tiên.

30 công ty trong chỉ số dow jones
30 công ty trong chỉ số Dow Jones

Dow Jones được tính như thế nào?

Hầu hết các chỉ số của thị trường chứng khoán hiện nay được tính theo vốn hóa thị trường - bằng với giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu đang lưu hành - nhưng chỉ số Dow Jones lại có trọng số theo giá. Giá trị của Dow Jones được tính bằng cách xác định giá trị trung bình của giá cổ phiếu của 30 công ty đại chúng lớn đang niêm yết. Tuy nhiên, việc tính toán giá trị trung bình đó không đơn giản như cộng tổng 30 giá cổ phiếu lại và chia cho 30.

Để tính chỉ số Dow Jones, người ta sử dụng phương pháp số bình quân giản đơn. Đây là phương pháp tính áp dụng cho không chỉ chỉ số Dow Jones mà cả các chỉ số khác như JP225 của Nhật, chỉ số MBI của Ý.

chỉ số jp225
Chỉ số JP225 sử dụng phương pháp tính tương tự Down Jones. Nguồn TradingView

Phương pháp tính này có công thức khá đơn giản, với giá trị của chỉ số bằng tổng thị giá của các cổ phiếu sau đó chia cho số lượng cổ phiếu trong danh sách tính.

DJIA = ΣPi/n 

Trong đó, Pi là mức giá của mỗi cổ phiếu trong danh sách, còn n là số lượng cổ phiếu được xét tính toán. Ở đây thì n = 30.

Tuy nhiên cần lưu ý trong quá trình tính toán, giá trị của chỉ số có thể thay đổi dù giá của cổ phiếu không đối bởi một số yếu tố bao gồm: các yếu tố liên quan đến nghiệp vụ vốn của các doanh nghiệp như chia tách, gộp, sáp nhập cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới, thưởng cổ phần, cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch không có cổ tức, bán chứng quyền...

Do đó, để chỉ số chứng khoán phản ánh đúng sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường cũng như loại bỏ được các yếu tố trên, người ta đã sử dụng một số chia (hay gọi là ước số - divisor) với giá trị thay đổi liên tục khi có bất kỳ sự kiện liên quan đến các nghiệp vụ vốn của các doanh nghiệp như đã kể trên. Từ đó, công thức tính chỉ số Dow Jones được thay đổi như sau:

DJIA = ΣPI/D 

Trong đó D chính là ước số.

Chỉ số Dow Jones có ý nghĩa gì?

Chỉ số Dow được tạo thành từ 30 cổ phiếu đến từ 30 công ty có vốn hoá lớn nhất trên các sàn giao dịch hàng đầu ở Mỹ và nó là một trong những chỉ số thị trường nổi tiếng nhất. Độ phổ biến về thương hiệu rõ ràng chúng ta không thể bàn cãi, và họ đều là các doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng. Những công ty này không chỉ thu hút sự quan tâm từ nhà đầu tư trong nước mà còn trên toàn thế giới.

Theo nhiều dữ liệu tổng hợp, chỉ số Dow Jones với nền kinh tế, chính trị nước Mỹ có mối quan hệ rất sâu sắc. Chẳng hạn, khi kinh tế biến động vì các vấn đề như khủng hoảng tài chính, chiến tranh lạnh… thì chỉ số Dow Jones cũng thay đổi.

Hay khi mối quan hệ hữu nghị giữa Mỹ với các quốc gia khác đi lên, đi xuống cũng tỷ lệ thuận với Dow Jones. Bởi vấn đề trong hợp tác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh các công ty. Từ đó, giá cổ phiếu của từng doanh nghiệp thành phần cũng bị thay đổi dẫn đến chỉ số Dow Jones biến đổi theo.

Có thể nói, thông qua chỉ số Dow Jones, chúnt ta sẽ biết được bức tranh tài chính tổng thể của nền kinh tế Hoa Kỳ, nhận định tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành phần.

cách tìm chỉ số dow jones trên tradingview
Cách tìm kiếm chỉ số Dow Jones trên TradingView

Ngoài ra, vì chỉ số Dow Jones Futures có sự liên kết và tác động qua lại với kinh tế và chính trị của Mỹ nên cũng sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chứng khoán toàn cầu. Bởi hiện nay, Mỹ đang là cường quốc chính trị, kinh tế hàng đầu thế giới. Sự biến động giá trị của chỉ số này ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán, thúc đẩy các xu hướng chung trong hành vi của họ đối thị trường.

Với những ý nghĩa ngày, chỉ số Dow Jones đóng vai trò quan trọng giúp các nhà đầu tư vận dụng để tìm kiếm các cơ hội và thời điểm đầu tư phù hợp.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chỉ số này là Dow Jones chỉ tính trên giá cổ phiếu. Do vậy, Dow Jones chưa phản ánh được một cách chính xác giá trị và tiềm năng của các công ty trên thị trường. Bởi giá của cổ phiếu còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như cung cầu thị trường và tâm lý nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, lượng vốn của các công ty không được đưa vào khi tính chỉ số Dow Jones nên dễ dẫn đến tình trạng bỏ qua sự tác động của quy mô doanh nghiệp.

Có những yếu tố nào ảnh hưởng Chỉ số Dow Jones

Khi tiến hành giao dịch với chỉ số Dow Jones, các nhà đầu tư cần phải chắc chắn rằng mình đã lường trước và chuẩn bị tinh thần cho tất cả các trường hợp có thể xảy ra.

Muốn vậy, hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này là điều các nhà đầu tư cần làm. Theo các chuyên gia, hiện nay có 5 yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến chỉ số Dow Jones bao gồm:

  • Dữ liệu về nền kinh tế Hoa Kỳ: Sự tích cực hay tiêu cực của nền kinh tế sẽ khiến chỉ số Dow Jones tăng hay giảm.
  • Chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang: Những chính sách nới lỏng nhằm khuyến khích kinh tế sẽ tác động tích cực đến chỉ số này. Ngược lại, nền kinh tế không được thúc đẩy phát triển sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực với chỉ số.
  • Mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế quốc nội, quốc tế: Nếu nền chính trị và kinh tế của Mỹ có mối quan hệ ổn định, chỉ số Dow Jones dễ tăng. Điều này cũng xảy ra tương tự khi mối quan hệ quốc tế được duy trì và tạo đà tăng trưởng cho chỉ số. Nếu có căng thẳng xảy ra giữa các bên, Dow Jones có thể bị tác động và giảm.
  • Giá của đồng Đô la Mỹ: Theo các dữ liệu thực tế cho thấy, giá USD rẻ thì Dow Jones sẽ tăng.
  • Báo cáo hoạt động của 30 công ty đại chúng vốn hóa lớn: Hoạt động kinh doanh của các công ty càng tích cực, phát triển thì Dow Jones sẽ có động lực tăng và ngược lại.

Bên cạnh chỉ số Dow Jones thì thị trường chứng khoán Mỹ còn nhiều chỉ số khác. Nhưng Dow Jones vẫn được coi là chỉ số tiêu chuẩn với vai trò đại diện cho nền kinh tế Hoa Kỳ.

Hơn nữa, ngày nay các thông tin liên quan đến chỉ số Dow Jones rất dễ dàng tiếp cận, do đó càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Để kịp thời phản ứng với những diễn biến của thị trường được thể hiện qua chỉ số Dow Jones thì các nhà đầu tư cần thường xuyên theo dõi chỉ số này để không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào nhé.

RELEVANT SERIES