Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Vàng CFD là gì? Hướng dẫn đầu tư vàng CFD chi tiết từ A - Z

Vàng CFD là gì? Đầu tư vàng CFD như thế nào? Những ưu, nhược điểm của vàng CFD và 5 bước để giao dịch CFD cho người mới bắt đầu.
Sammie
Published Dec 07 2020
Updated Jul 25 2022
12 min read
thumbnail

Vàng có từ thời Đế chế La Mã, chúng được sử dụng để giao dịch hàng hóa giống như tiền tệ. So với tiền giấy, tiền xu hoặc các loại tài sản khác, vàng có thể bảo toàn giá trị của mình trong nhiều năm và con người sử dụng nó làm công dụng truyền thừa tài sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thế giới công nghệ ngày càng phát triển, đầu tư vàng có nhiều cách khác nhau thích nghi với sự phát triển đó, việc mua vàng miếng hoặc vàng thỏi và cất chúng dưới gầm giường không phải là cách làm thực tiễn và an toàn. Các nhà đầu tư có rất nhiều cách để thu về lợi nhuận từ sự biến động của giá vàng. Một trong số đó là thông qua sản phẩm vàng CFD hay còn gọi là Hợp đồng chênh lệch. Tìm hiểu về vàng CFD qua bài viết nhé!

Vàng CFD là gì?

CFD là từ viết tắt của 'Contract For Difference – Hợp đồng chênh lệch'. CFD được hiểu là một dạng hợp đồng khai thác sự chênh lệch giá giữa giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng mở và thời điểm hợp đồng đóng.

Thuật ngữ vàng CFD dùng để chỉ các hợp đồng chênh lệch dựa trên giá vàng. Các nhà đầu tư sẽ mua hoặc bán một số lượng vàng nhất định và việc lãi hoặc lỗ trên CFD được xác định bởi sự thay đổi giá vàng. 

Đầu tư vàng CFD như thế nào?

Ví dụ: Nhà đầu tư muốn giao dịch vàng, giá vàng hiện tại là 1,900USD và nhà giao dịch dự đoán vàng sẽ tăng. Lúc này nhà đầu tư sẽ mở lệnh “mua”. Nếu sau đó giá vàng đạt mốc 1,925 USD thì người chơi sẽ kiếm được 25 USD lợi nhuận. Ngược lại, nếu dự đoán xu hướng giá vàng giảm thì nhà đầu tư sẽ đặt lệnh “bán” và giá giảm xuống bao nhiêu bạn sẽ nhận về khoản lợi nhuận tương ứng bấy nhiêu.

Giao dịch vàng CFD chính là dựa vào giá của thị trường, thế nên việc đầu tư thành công hay không phụ thuộc vào hiệu quả của thị trường.

Đọc thêm: CFD là gì? Tìm hiểu về thuật ngữ CFD

Những điều cần biết khi giao dịch vàng CFD

Long CFD và Short CFD

Giao dịch vàng CFD cho phép bạn suy đoán về biến động giá theo một trong hai hướng:

  • Giống một giao dịch truyền thống, “open long” hoặc mở một lệnh mua CFD - bạn lời khi thị trường cơ bản tăng giá.
  • Ngược lại, “short open” hoặc mở một lệnh bán CFD, bạn sẽ lời khi thị trường cơ bản giảm giá.

Nếu bạn nghĩ rằng vàng sẽ giảm giá, bạn có thể “open short” CFD vàng đó. Nghĩa là bạn đang thực hiện trao đổi chênh lệch giá giữa khi lệnh bán của bạn được mở và khi đóng lệnh, và sẽ kiếm được lợi nhuận nếu vàng giảm giá và thua lỗ nếu chúng tăng giá.

Đòn bẩy trong giao dịch CFD

Hầu hết giao dịch vàng CFD sử dụng tỷ lệ đòn bẩy cao. Giả sử bạn muốn mở một lệnh tương đương với 1 lượng vàng. Với một giao dịch tiêu chuẩn, có nghĩa là bạn phải trả toàn bộ chi phí mua 1 lượng vàng bằng tiền vốn của mình. Tuy nhiên với CFD, bạn có thể chỉ phải trả 5% phí mua, còn lại có thể sử dụng 95% đòn bẩy.

Mặc dù đòn bẩy cho phép bạn phân bổ vốn của mình nhiều hơn, điều quan trọng cần lưu ý là lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn vẫn sẽ được tính trên toàn bộ quy mô lệnh của bạn. Trong ví dụ trên, lợi nhuận hoặc thua lỗ của bạn sẽ là sự khác biệt của giá 1 lượng vàng kể từ thời điểm bạn mở giao dịch đến thời điểm bạn đóng nó.

Điều đó có nghĩa là cả lợi nhuận và thua lỗ đều có thể được tính theo tỷ lệ sử dụng đòn bẩy và lỗ có thể vượt quá tiền gửi của bạn. Vì lý do này, điều quan trọng là phải chú ý đến tỷ lệ đòn bẩy và đảm bảo rằng bạn đang giao dịch trong khả năng của mình.

Margin trong CFD

Sử dụng đòn bẩy đôi khi được gọi là “giao dịch margin” - hay “giao dịch ký quỹ” vì các nhà môi giới luôn yêu cầu các khoản tiền cần thiết để mở và duy trì một vị trí. 

Khi giao dịch CFD, có hai loại ký quỹ:

  • Yêu cầu ký quỹ - deposit margin - tiền gửi để mở một lệnh.
  • Ký quỹ duy trì - maintenance margin - có thể được yêu cầu nếu giao dịch của bạn gần với mức thua lỗ mà tiền gửi ký quỹ ban đầu và bất kỳ khoản tiền bổ sung nào trước đó không đủ để bù đắp lại được.

Nếu khoản ký quỹ duy trì xảy ra, sàn giao dịch sẽ yêu cầu bạn nạp tiền vào tài khoản của bạn. Nếu bạn không thêm tiền, lệnh có thể bị đóng và mọi tổn thất phát sinh sẽ được thực hiện.

Bắt đầu giao dịch vàng CFD như thế nào?

Tìm hiểu cách CFD hoạt động

Bước đầu tiên để bắt đầu giao dịch vàng CFD đó là tìm hiểu cách nó hoạt động. Có một số khác biệt giữa CFD và các hình thức giao dịch khác như tỷ lệ đòn bẩy, vị thế mua hoặc bán, spread, các loại phí qua đêm, v.v... Hiểu rõ những vấn đề này sẽ giúp nhà đầu tư giao dịch dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Ở một số sàn giao dịch lớn và uy tín thường có những lớp học miễn phí đầu tư cơ bản và chuyên sâu về thị trường CFD nói chung và vàng CFD nói riêng. Nhà đầu tư có thể tận dụng nó để học hỏi và bổ sung thêm cho mình những kiến thức còn thiếu.

Đăng kí và nạp tiền vào tài khoản tại một sàn giao dịch uy tín

Như đã nói ở trên nhà đầu tư nên chọn lựa một sàn giao dịch uy tín để tránh các rủi ro không đáng có. Sau khi đã lựa chọn cho mình được sàn phù hợp với nhu cầu của mình thì việc tiếp theo đó là bạn cần phải đăng kí tài khoản.

Hiện nay việc đăng kí một tài khoản giao dịch vàng CFD là rất đơn giản, quy trình này thường chỉ cần hoàn thành trong vòng 3 bước.

Để đăng kí bạn cần phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu và sau khi tạo tài khoản thành công mới có thể nạp tiền vào thông qua ngân hàng, ví điện tử…v.v... 

Một mẹo nhỏ dành cho những nhà đầu tư mới bắt đầu giao dịch đó là hãy bắt đầu luyện tập bằng tài khoản DEMO.

Xây dựng kế hoạch giao dịch hợp lý

Một kế hoạch giao dịch tốt sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra những quyết định giao dịch hợp lý và không rơi vào tình trạng giao dịch cảm tính trong thị trường biến động mạnh (FOMO). Có 7 bước mà bạn nên tuân thủ theo khi xây dựng kế hoạch giao dịch bao gồm:

  • Phác thảo động lực giao dịch.
  • Quyết định thời gian giao dịch.
  • Xác định mục tiêu giao dịch: Mục tiêu giao dịch nên là những con số cụ thể về tỉ lệ tăng trưởng mà bạn muốn.
  • Chọn tỷ lệ rủi ro thông qua tỉ lệ đòn bẩy, công cụ quản lý rủi ro.
  • Quyết định khối lượng giao dịch dựa vào tỷ lệ ký quỹ và số tiền bạn có để đầu tư.
  • Đánh giá kiến thức thị trường của bản thân và bổ sung nếu cần thiết.
  • Ghi lại nhật ký giao dịch.

Tìm kiếm cơ hội giao dịch

Thị trường CFD với hàng trăm sản phẩm tài chính luôn tồn tại những cơ hội giao dịch nếu như bạn chú ý tới những diễn biến của thị trường. 

Sau khi tìm thấy cơ hội thì bước tiếp theo bạn cần làm là xác định vị thế bắt đầu mà mình muốn. Đó có thể là vị thế mua (Long position) hoặc vị thế bán (Short position) và tùy thuộc vào nhận định của bạn.

Theo dõi và đóng vị thế đầu tiên

Bước cuối cùng trong lộ trình giao dịch vàng CFD, sau khi bạn đã bắt đầu vị thế giao dịch của mình không có nghĩa là công việc đã kết thúc. 

Bạn cần thường xuyên theo dõi vị thế của mình bởi thị trường giao dịch luôn biến động mạnh mẽ. Tùy thuộc vào vị thế của bạn là gì và diễn biến thị trường ra sao để kịp thời điều chỉnh các mức dừng lỗ hoặc chốt lời thật hợp lí.

Ưu nhược điểm của giao dịch vàng CFD

Ưu điểm 

  • Đòn bẩy tài chính cho khả năng khuếch đại lợi nhuận: Công cụ tuyệt vời và là lí do chính giúp khiến nó trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Nếu được sử dụng đúng cách thì với cùng một số tiền bỏ ra  nhà đầu tư có thể thu về lợi nhuận cao hơn so với đầu tư truyền thống lên tới cả trăm lần.
  • Tiếp cận với thị trường tài chính toàn cầu chỉ từ một nền tảng giao dịch: Hầu hết các sàn giao dịch vàng CFD đều cung cấp sản phẩm tài chính ở tất cả các thị trường lớn trên thế giới và cho phép truy cập suốt ngày đêm với phạm vi lên tới hơn 4000 thị trường.
  • Cung cấp những công cụ kiểm soát rủi ro miễn phí: Với lệnh chốt lời/ dừng lỗ, công cụ bảo vệ số dư âm…v.v…CFD mang lại lại sự yên tâm cho nhà đầu tư
  • Không yêu cầu giao dịch trong ngày: Thị trường vàng CFD không bị ràng buộc bởi yêu cầu số vốn tối thiểu để có thể giao dịch trong ngày hoặc giới hạn những tài khoản được giao dịch trong ngày như thị trường cơ sở. Các chủ tài khoản tại sàn CFD có thể giao dịch bất cứ lúc nào họ muốn và mức phí nạp tối thiểu cũng rất thấp.
  • Chi phí giao dịch thấp: Khác với những hình thức đầu tư thông thường, đầu tư vàng CFD không phải đóng thuế tem do nhà đầu tư không sở hữu tài sản. Thay vào đó phí spread, phí qua đêm và hoa hồng là những loại phí tồn tại và được chấp nhận trong giao dịch vàng CFD. Mức phí sẽ tùy thuộc vào loại tài khoản của khách hàng đối với một số sàn hoặc được cố định. Tuy vậy hiện nay hầu hết chúng đều khá thấp nếu như so với các hình thức đầu tư khác bởi sự canh tranh cực lớn.

Nhược điểm 

  • Rủi ro khi sử dụng đòn bẩy tài chính: Công cụ này là một con dao hai lưỡi với khả năng tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư với cấp số nhân nhưng đồng thời cũng kéo theo tỷ suất thua lỗ tương tự nếu họ không sử dụng một cách hợp lý. Đây cũng chính là lí do mà các sàn giao dịch CFD cung cấp cho nhà đầu tư các công cụ kiểm soát rủi ro nhằm giúp họ hạn chế thua lỗ ở mức tối thiểu.
  • Tính hợp pháp chưa cao: Thị trường vàng CFD vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc kiểm soát chưa thể hoàn toàn chặt chẽ. Uy tín của sàn giao dịch hầu hết đều dựa vào danh tiếng, tuổi thọ và tình hình tài chính của mỗi sàn, mặc dù vậy giờ đây với sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, việc tìm một sàn giao dịch uy tín và đảm bảo đã không còn khó khăn như trước nữa.

Tổng kết

Tóm lại, giao dịch vàng CFD mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư với mức ký quỹ khá thấp. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ phương pháp đầu tư nào, giao dịch vàng CFD cũng tiềm ẩn rủi ro, nhà đầu tư nên tìm hiểu và nghiên cứu trước khi quyết định bước chân vào thị trường CFD.

RELEVANT SERIES