Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

CFD là gì? Tổng quan về giao dịch CFD (chi tiết & dễ hiểu)

CFD là gì? Giao dịch CFD có những lợi ích và hạn chế gì? Tìm hiểu về tổng quan giao dịch CFD và những điều bạn cần phải biết về nó.
Avatar
Khải Hoàn
Published Nov 25 2020
Updated Jun 04 2024
10 min read
cfd là gì

CFD là gì? 

CFD là viết tắt của Contract For Difference – “Hợp đồng chênh lệch”. CFD là một hợp đồng chênh lệch giá giữa giá trị của tài sản tại thời điểm hợp đồng mở và thời điểm hợp đồng đóng.

Anh em sẽ kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả của tài sản thông qua việc mua bán mặc dù anh em không thực sự sở hữu tài sản đó.

Giao dịch CFD chính là dựa vào giá của thị trường, thế nên việc đầu tư thành công hay không phụ thuộc vào hiệu quả của thị trường.

advertising

Hệ thống lệnh trong giao dịch CFD

Đôi với những anh em mới tiếp xúc với cách thức giao dịch mới này, thì cũng đừng lo lắng và theo dõi. Ngay sau đây, mình sẽ đưa ra những cách loại lệnh (order types) để mở và đóng vị thế hợp đồng CFD.

Lệnh Market

Lệnh thị trường (Market Order) được xem là lệnh phổ biến và đơn giản nhất. Khi anh em đặt lệnh mua hoặc bán theo lệnh thị trường, lệnh sẽ được đặt ngay lập tức với mức giá tốt nhất tại đó.

Một lưu ý nhỏ với loại lệnh này, không phải lúc nào anh em cũng vào được vị thế mua hoặc bán tại giá hiện tại. Vị thế có thể tốt hơn hoặc xấu hơn giá anh em mong muốn vì thế lệnh thị trường giúp anh em có được vị thế tốt nhất khi anh em đặt lệnh.

lệnh market trong cfd
Lệnh Market trong giao dịch CFD

Lệnh Stop Order

Lệnh Stop Order là một lệnh chờ sẽ giống như lệnh Market khi giá của tài sản chạm ngưỡng giới hạn mà anh em đặt ra.

Đây là một trong những loại lệnh cần thiết nhất cho anh em vì chúng sẽ giúp anh em quản lý được rủi ro giao dịch. Không phải ai đều thành công trong tất cả các giao dịch của mình vì thế Stop Order sẽ trở thành công cụ giúp anh em có một chiến thuật dừng lỗ hợp lý.

Tương tự như Market Order, Stop Order sẽ không đảm bảo vị thế của anh em sẽ đóng tại giá kích hoạt mà sẽ phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó như thế nào.

Lệnh Limit

Lệnh Limit là lệnh giúp anh em có thể vào vị thế khi giá của tài sản chạm đến giá anh em mong muốn. Có rất nhiều cách để anh em sử dụng loại lệnh này.

Limit Order có thể giúp anh em mở vị thế tại lúc mà giá chạm vào ngưỡng anh em đã thiết lập trước đó. Ví dụ, giá hiện tại BTC là 15,000$, anh em đặt một lệnh Buy Limit tại giá 14,000$, khi giá BTC về 14,000$ vị thế anh em sẽ được tự động kích hoạt.

Limit Order còn có thể sử dụng như một cách để đóng vị thế và khoá lợi nhuận. Khi anh em mua BTC giá 15,000$ và đặt lệnh Limit bán ở 100,000$. Nếu giá BTC chạm ngưỡng thiết lập thì vị thế của anh em sẽ được đóng và thu lợi nhuận tại thời điểm đó.

Lệnh Trigger

Lệnh Trigger là một loại lệnh hoạt động gần giống với Lệnh Limit. Tuy nhiên, Limit Order sẽ lựa chọn giá tốt nhất cho vị thế của anh em. Lệnh Trigger sẽ được kích hoạt chỉ khi giá chạm tới ngưỡng thiết lập.

Nghĩa là với vị thế mua, anh em chỉ có thể thiết lập khi giá giới hạn dưới giá thị trường với lệnh Limit, còn với lệnh Trigger anh em có thể thiết lập ở bất cứ giá nào bất kể cao hơn hay thấp hơn giá thị trường và vị thế chỉ được mở khi giá chạm điểm thiết lập.

Lệnh OCO

Lệnh OCO (one cancels the order) giúp anh em có thể thiết lập hai lệnh chờ được liên kết với nhau. Khi một trong hai lệnh được kích hoạt sẽ huỷ lệnh còn lại.

Thông thường lệnh OCO được sử dụng cùng 1 lệnh Stop Order và 1 lệnh Limit. Loại lệnh này giúp anh em thiết lập Stop Loss và Take Profit cùng một lúc. Và khi giá chạm 1 trong 2 ngưỡng, thì 1 lệnh sẽ được kích hoạt còn lệnh còn lại sẽ bị huỷ.

lệnh oco trong cfd
Lệnh OCO trong giao dịch CFD

Lệnh Trailing Stop

Trailing Stop Order là một loại lệnh Stop Order. Tuy nhiên, khác với mức dừng lỗ cố định của lệnh Stop Order, Trailing Stop giúp anh em chuyển điểm dừng lỗ theo cùng xu hướng của lệnh.

Nghĩa là một khi anh em đang lãi tại một vị thế, anh em có thể thiết lập lệnh Trailing Stop từ đó ngưỡng kích hoạt Stop Order sẽ luôn di chuyển theo cũng một khoảng giá nhất định với giá vị thế của anh em.

Lấy ví dụ, anh em đã mở vị thế mua vàng tại 1,600$ và khi giá vàng lên 1,700$. Anh em cài đặt một lệnh Trailing Stop cách giá thị trường 100$, nếu giá vàng lên 1,800$ thì điểm dừng lỗ sẽ là khi giá chạm 1,700$.

Lợi ích Giao dịch CFD

Sử dụng đòn bẩy cao

CFDs cho phép sử dụng đòn bẩy cao hơn so với những phương thức cổ điển (Từ x2 x5 x100 đến x1000). Mọi người có thể mở vị thế chỉ với 5% so với tổng giá trị tài sản. Với đòn bẩy, mọi người có thể dùng số tiền ít hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi mở một vị thế.

Short Selling

Vì giao dịch CFD chỉ là một hợp đồng dựa trên sự thay đổi giá tài sản giữa thời điểm mở và đóng vị thế nên CFD cho phép mọi người mở vị cả khi thị trường tăng lẫn giảm. Điều này giúp mọi người có thể sell short tại bất cứ thời điểm nào mà không cần phải trả phí vay mượn vì mọi người không hề sở hữu tài sản.

Đa dạng hoá đầu tư

Các bạn có thể thông qua phương thức giao dịch CFD mà có thể giao dịch trong hơn 4000  thị trường, bao gồm: Cổ phiếu, Index, hàng hoá, crypto, option,...

Hơn nữa mọi người không cần phải truy cập vào quá nhiều hệ thống để giao dịch trong các thị trường khác nhau mà chỉ cần đăng nhập vào một nền tảng duy nhất qua trên thiết bị điện tử là có thể tiến hành giao dịch.

Phí giao dịch rẻ hơn

So với phương pháp giao dịch truyền thống, phí giao dịch CFD có khuynh hướng rẻ hơn. Không giống như giao dịch truyền thống, mọi người phải trả phí cũng như thuế khi mua bán tài sản, giao dịch CFD không yêu cầu phí thuế do mọi người không hề sở hữu tài sản.

Phí giao dịch trên CFD thường được tính dựa trên phí để mở/đóng vị thế và duy trì nó và spread mọi người phải trả khi mở/ đóng vị thế.

Do đó mọi người nên tìm hiểu kĩ về những loại phí mà mọi người phải trả trước khi có kế hoạch giao dịch.

Linh hoạt trong quản lý vốn

Nhằm tiếp cận được nhiều đối tượng từ người mới tới những trader kì cựu, CFDs luôn linh động về khối lượng giao dịch. Không giống như giao dịch truyền thống, khi bạn muốn mua sở hữu cổ phiếu công ty A với giá 1,000$ thì bạn phải trả ít nhất 1,000$ để có thể sở hữu được tối thiểu là 1 cổ phiếu.

Tuy nhiên, với CFDs, với vốn là 100$, bạn vẫn có thể mở vị thế mua bán 0,1$ cổ phiếu công ty A và ăn lời dựa trên sự biến động. Và dĩ nhiên, khi mọi người tự tin với thị trường, bạn luôn có thể tăng khối lượng giao dịch bất cứ lúc nào.

Không có thời hạn hợp đồng

Không giống như một số phương thức giao dịch khác - Futures,... CFDs không có thời điểm đáo hạn hợp đồng. Do đó, mọi người có thể mở một vị thế dài hạn và đợi tới thời điểm thích hợp để mua/bán.

Hạn chế khi giao dịch CFD

Spread

Khi giao dịch qua CFD, mọi người không những trả phí khi mở đóng vị thế mà còn phải trả phí vô hình như spread. Spread là những biến động giá khi các bạn vào lệnh so với giá hiển thị từ đó sẽ hạn chế lợi nhuận của mọi người cả khi mở và đóng vị thế đặc biệt khi mọi người dùng đòn bẩy lớn.

Sân chơi của sàn

Đa phần các giao dịch CFD được thực hiện trên các sàn giao dịch CFDs mà hiện nay không có hoặc có rất ít những quy định ràng buộc đối với các sàn này. Vì thế, mọi người chơi trên sân của họ, sẽ phải chấp nhận quy định mà họ đặt ra.

Nguy cơ thanh lý vị thế

Do thị trường luôn thay đổi và không phải lúc nào cũng theo dự đoán của mọi người. Mọi người luôn cần phải quản lý rủi ro về vốn và khoảng thanh lý. Nếu số vốn không đủ để chịu được khoảng lỗ, sàn sẽ tự động đóng vị thế của bạn và bạn sẽ mất hoàn toàn số vốn của mình.

Ngoài ra, mặc dù đòn bẩy giúp bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn với số vốn nhỏ nhưng nó cũng là con dao 2 lưỡi khi gia tăng nguy cơ bị thanh lý tài khoản khi thị trường dao động mạnh.

Tìm hiểu thêm: Vàng CFD và hướng dẫn đầu tư vàng CFD.

Tổng kết

Qua đây, mình đã trình bày một cách tổng quan về phương pháp giao dịch CFD cũng như về mặt lợi lẫn mặt hại của nó. Hi vọng mọi người có thể lựa chọn kế hoạch giao dịch thật hiệu quả với CFD.

RELEVANT SERIES