Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

DeFi bị chỉ trích là "công cụ lừa đảo" trong phiên điều trần của Quốc hội Mỹ

Phiên điều trần đầu tiên về DeFi tại Quốc hội Mỹ đã gây ra nhiều tranh cãi. Các nhà lập pháp của đảng Dân chủ chỉ trích dự án DeFi của gia đình Donald Trump là “công cụ” trục lợi của những kẻ lừa đảo.
Dyan
Published Sep 11 2024
Updated Sep 11 2024
4 min read
defi bị chỉ trích phiên điều trần mỹ

Ngày 10/09, Quốc hội Mỹ tổ chức phiên điều trần đầu tiên về DeFi (tài chính phi tập trung), lĩnh vực đang là xu hướng hàng đầu trong nền kinh tế kỹ thuật số. Tuy nhiên, phiên điều trần đã xảy ra những chia rẽ giữa các nhà lập pháp của hai đảng chính trị.

Cụ thể, đảng Cộng hòa ra sức ủng hộ sự phát triển của DeFi với niềm tin vào một hệ thống tài chính tự do và minh bạch, trong khi đảng Dân chủ lại nhấn mạnh đến những rủi ro từ vấn nạn lừa đảo, rửa tiền và trốn thuế.

Đại diện của đảng Cộng hòa, chủ tịch tiểu ban French Hill, mở đầu phiên điều trần với lập luận rằng DeFi có thể thay đổi cách mà các giao dịch tài chính và thị trường hoạt động. Ông cho rằng việc thay thế các thực thể trung gian bằng hợp đồng thông minh sẽ mang lại một môi trường tài chính minh bạch và tự do hơn.

chủ tịch tiểu ban đảng cộng hòa french hill
Chủ tịch tiểu ban đảng Cộng hòa French Hill

French Hill cũng nhắc lại sự kiện ở Canada vào năm 2022, khi Thủ tướng Justin Trudeau đóng băng tài khoản ngân hàng của những người biểu tình tại quốc gia này, và cho rằng việc áp dụng DeFi có thể ngăn chặn những hành động xâm phạm quyền tự do tài chính này.

Ngược lại, các đại diện của đảng Dân chủ, như Brad Sherman, lại tỏ ra không mấy thiện cảm với khái niệm này. Cụ thể, ông Sherman cáo buộc rằng thị trường DeFi chủ yếu phục vụ cho các hoạt động tội phạm, bao gồm trốn thuế và rửa tiền.

DeFi không khác gì một công cụ giúp các tỷ phú trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.
Brad Sherman nhấn mạnh.

Maxine Waters, một đại diện khác của đảng Dân chủ, tiếp tục chỉ trích thị trường này bằng cách đề cập đến dự án DeFi của gia đình Donald Trump. Bà Waters cho biết tài khoản X của hai thành viên gia đình Trump, Lara và Tiffany, đã bị hacker chiếm đoạt để quảng bá một token lừa đảo liên quan đến dự án "World Liberty Financial."

advertising
gia đình trump quảng bá dự án giả mạo
Các bài đăng quảng báo dự án giả mạo trên trang cá nhân X của gia đình Trump

Các bài đăng lừa đảo này đã thu hút được sự chú ý của hơn 200,000 người theo dõi và có tới 2,000 người đã bị lừa mua token giả mạo này với tổng giá trị thiệt hại lên đến 1.8 triệu USD.

Dự án "World Liberty Financial" của gia đình Trump được cho là một trong những ví dụ điển hình về những rủi ro mà DeFi có thể mang lại. Theo Waters, những kẻ lừa đảo đã lợi dụng cơ hội này để trục lợi dựa trên danh tiếng của những người nổi tiếng.

world liberty financial lừa đảo
Dự án lừa đảo "World Liberty Financial" gây thiệt hại đến 1.8 triệu USD

Bà Waters cũng kêu gọi Quốc hội Mỹ cần phải đưa ra các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ nhằm ngăn chặn những vụ lừa đảo tương tự xảy ra trong tương lai.

Ở phía ngược lại, các đại diện của đảng Cộng hòa lại nhìn nhận DeFi với một ánh mắt tích cực hơn. Họ cho rằng, với một cơ chế quản lý hợp lý, DeFi có thể thúc đẩy sự đổi mới trong ngành tài chính và mở ra nhiều cơ hội mới cho người dùng.

Kết quả của phiên điều trần này không chỉ là những cuộc tranh cãi mà còn cho thấy sự chia rẽ rõ rệt giữa hai đảng trong góc nhìn về DeFi. Trong khi đảng Cộng hòa lo ngại rằng việc áp đặt các quy định quá chặt chẽ có thể kiềm hãm sự phát triển của xu hướng tài chính công nghệ toàn cầu, thì đảng Dân chủ lại nhấn mạnh đến nguy cơ lừa đảo và tội phạm nếu không có biện pháp kiểm soát hợp lý.

Đọc thêm: Trump thất thế trong cuộc tranh luận với Harris sáng nay, chuyên gia Crypto nói gì?

RELEVANT SERIES