Thị trường tài chính chao đảo - Dữ liệu On-chain ủng hộ BTC tăng giá
Kết quả bầu cử Pháp khiến thị trường tài chính chao đảo
Sau các cuộc bỏ phiếu, đương kim Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron giành chiến thắng trước đối thủ Marine Le Pen với cách biệt an toàn để tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm 5 năm.
Rạng sáng ngày 25/4 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bỏ phiếu được công bố trên các kênh truyền hình Pháp cho thấy ông Macron giành khoảng 58% phiếu bầu trong vòng thứ 2 của cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 24/4. Ứng viên cực hữu Marine Le Pen được khoảng 42% phiếu bầu. Kết quả không quá bất ngờ khi ông Macron đã dẫn trước trong các thăm dò trước bầu cử.
Sau kết qua này, Liên minh châu Âu đang đối mặt với việc lạm phát mạnh và thị trường trái phiếu giảm mạnh. Và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vẫn chưa thực hiện các bước quyết định để tăng lãi suất hoặc giảm bảng cân đối kế toán gần 10 nghìn tỷ đô.
Bitcoin không có biến động đáng kể nào trước chiến thắng của Macron. Các tài sản rủi ro đang phải đối mặt với sự suy thoái ở châu Á vào ngày 25/4 khi COVID-19 ở Trung Quốc làm xáo trộn tâm lý.
Cho đến nay, chỉ số Hang Seng ở Hồng Kông giảm 3,5% trong khi Shanghai Composite giảm 4,2%.
Theo Jenny Zeng - đồng giám đốc phụ trách thu nhập cố định khu vực Châu Á Thái Bình Dương của công ty quản lý tài sản toàn cầu AllianceBerntein cho biết:
“Điều đáng lo ngại là chính sách hỗ trợ hiện tại mà chính phủ đưa ra có thể không hiệu quả vì các chính sách của Covid khi các hoạt động đang giảm dần."
Holger Zschaepitz - nhà bình luận thị trường chia sẻ trên twitter của mình:
“Chứng khoán toàn cầu mất 3,3 tỷ đô la Mỹ trong tuần này sau khi đạt đỉnh vào sáng thứ năm. Điều này có thể là do các nhà đầu tư đang xem xét lại lý do tại sao họ mua tài sản rủi ro trong bối cảnh thế giới có quá nhiều bất ổn. Cổ phiếu toàn cầu trị giá 107,6 nghìn tỷ đô - bằng 127% GDP”
Tại một bài đăng khác vào ngày 25.4, Holger Zschaepitz cho biết Định giá cổ phiếu toàn cầu đã giảm mạnh. Nhưng ngay cả như vậy, vốn hóa thị trường toàn cầu vẫn là 127% GDP toàn cầu. Cao hơn nhiều so với ngưỡng 100% mà Warren Buffett cho là có vấn đề.
Một số nhận định của chuyên gia
Nhà phân tích nổi tiếng Rekt Capital đã chia sẻ trên twitter của mình về biểu đồ giá BTC và chỉ báo Ichimoku.
Qua đó, ông nhận định chỉ báo này cho tín hiệu xấu khi BTC đã breakout khỏi vùng mây xanh - vùng hỗ trợ cho giá. Cũng như vùng mây hồng chạy trước giá cũng cảnh báo một đợt giảm giá nữa.
Trong khi đó, nhà phân tích nổi tiếng Cheds - tác giả của cuốn sách Trading Wisdom đưa ra cảnh báo về một đợt giảm giá mạnh của BTC khi nó tiến về nơi hợp lưu của các đường trung bình MA trên khung 3 ngày.
Qua đó, Cheds lập luận rằng vùng giá hiện tại rất quan trọng. Vì nếu breakout, BTC có thể tiếp tục giảm đi 50% giá trị. Trong lịch sử, vào cuối năm 2018, khi BTC breakout vùng này đã chạm mức $3,000.
Matthew Hyland - nhà phân tích kỹ thuật tiền điện tử & nhà phân tích dữ liệu on-chain lại ủng hộ đà tăng giá. Ông cho biết biểu đồ giá BTC hiện tại và năm 2018 có nhiều điểm tương đồng.
Qua đó, theo Matthew Hyland ở các khung thời gian lớn, việc BTC nằm trên vùng hỗ trợ 37,600 đô la “rất quan trọng”.
Dữ liệu on-chain
Theo dữ liệu On-chain, những đợt mua mạnh của các Whales tại sàn Coinbase Pro đều báo hiệu 1 dấu hiệu tích cực, nhu cầu tích lũy "hàng" tăng cao sẽ khiến giá hồi phục trong giai đoạn tới, khả năng vào Q2 Q3 năm 2022 này sẽ có 1 đợt sóng tăng mạnh của market => Khi dòng tiền bắt đầu chảy vào mạnh thì việc đẩy giá BTC tăng trưởng sẽ rất dễ.
Lượng dự trữ BTC trên sàn cũng đang dần cạn kiệt, cho thấy nguồn cung bắt đầu khan hiếm và tạo nên cú sốc nguồn cung.
Áp lực bán từ các Whales bắt đầu giảm mạnh trong ngày hôm qua (26.4) về mức 0.3. Điều này cho thấy việc đẩy giá BTC tăng trong thời gian tới sẽ dễ dàng hơn.
Theo mô hình NVT do Willy Woo đề xuất, mô hình này được xem như mô hình định giá cơ bản. Mỗi lần giao cắt của NVT 28 ngày (màu xanh lá cây) và 90 ngày (màu hồng) cho thấy dấu hiệu tích cực trên thị trường.
Mô hình này cho thấy giá BTC vẫn đang ở mức giá thấp đến trung bình, cho thấy phe bán đang yếu dần. Đây là mô hình mang tính trung và dài hạn, vì vậy việc tăng giá của BTC sẽ có xác suất cao hơn.
Vốn hoá thị trường
Biểu đồ vốn hóa cũng đã có cụm nến nhấn chìm tăng, khả năng tăng vốn hóa những ngày tới đang khá cao, được đảm bảo bởi setup này xuất hiện tại vùng hợp lưu Fibonacci khung Ngày.
Vùng fibo này vẫn chưa bị thủng cho thấy sức mạnh đỡ giá rất tốt cho cả thị trường. Báo hiệu 1 đợt sóng tăng khá mạnh cho BTC và Altcoin thời gian tới. Khả năng BTC chạm lại khu vực $48,000.
Thị phần USDT
Thị phần USDT bắt đầu có false breakout (phá vỡ giả) trên khung H4 và tiềm năng phân kỳ giảm giá ở 2 đỉnh RSI.
Setup bearish engulfing bắt đầu xuất hiện trên khung Ngày của Dom USDT. Điều này cho thấy khả năng cao Dom USDT sẽ đảo chiều giảm giá. Khi đó, cả BTC lẫn Altcoin sẽ tăng trở lại.
Thị phần USDT xuất hiện cụm nhấn chìm Giảm cho thấy nhu cầu các nhà đầu tư bắt đầu tăng cao trở lại. Mô hình 3 đỉnh có tiềm năng được thiết lập trên khung Ngày.
Những lần trước setup bearish fakey xuất hiện trên kháng cự khung Ngày đều cho 1 đợt giá Tăng khá mạnh của cả thị trường.
Phân tích BTC
Dữ liệu lịch sử cho thấy khi xuất hiện 2 setup tăng bullish engulfing liên tục khả năng đẩy giá sẽ rất cao.
Trên khung Ngày, BTC đã 2 lần xuất hiện setup bullish fakey thể hiện áp lực mua rất mạnh, phe Bò tập trung vào khu vực $38,000 rất đông. Vì thế, khả năng giá chạm lại vùng $48,000 là khá cao.
Vùng dow tăng khung h4 vẫn hỗ trợ cho giá rất tốt. Nhìn rộng ra xu hướng khung H4 vẫn đang là tăng vì chưa thể phá vùng dow $37,000 - $38,000.
Khung H1 đã phá dow xu hướng giảm nên chờ backtest và có thể mở các vị thế Long ở các vùng hỗ trợ. Dữ liệu On-chain cũng đang ủng hộ đà bullish.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài phân tích sau:
Các ý kiến được đưa ra trong bài viết là quan điểm cá nhân của đội ngũ MarginATM. Mọi động thái đầu tư và giao dịch đều có rủi ro. Bạn nên tiến hành nghiên cứu của riêng bạn khi đưa ra quyết định.