Cuối 2021 Bitcoin sẽ đạt $220k?
Kể từ khi đạt đỉnh $64,000 trong một thời gian ngắn sau khi phá vỡ mốc đỉnh cũ 2017 là $20,000 giá đã tăng mạnh khi niềm tin về thị trường trở lại. Sự gia nhập của nhiều tổ chức, dòng tiền đổ vào liên tục đang khiến niềm tin BTC sẽ sớm ngày đạt $100,000 hoặc thậm chí xa hơn.
Vậy liệu Bitcoin có thể đạt $220k vào cuối 2021 không? Để trả lời cho câu hỏi lớn này, chúng ta sẽ cùng đi qua 3 phần chính:
- Lịch sử thăng trầm của Bitcoin: Bitcoin đã trải qua những gì trước khi đạt $64k?
- Tương lai của Bitcoin: Bitcoin sẽ đi về đâu?
- Các chuyên gia nhận định và dự đoán gì về giá Bitcoin?
Cùng bắt đầu thôi nào!
Tin tức vĩ mô: Bitcoin đã trải qua những gì?
Covid, gói cứu trợ và Gamestop
Tháng 3 năm 2020, đại dịch Covid khiến kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng hỗn loạn khiến toàn bộ thị trường đỏ máu, nhưng đó cũng là động lực to lớn giúp thị trường Crypto tăng trưởng mạnh mẽ khi gói cứu trợ nền kinh tế liên tục được tung ra sau khi tổng thống Biden lên nhận chức.
Sự kiện chấn động 2020 chính là biến động dữ dội của cổ phiếu GameStop, trở thành một hiện tượng ở Phố Wall, khi lực lượng nhà đầu tư cá nhân tập hơn trên diễn đàn Reddit giằng co với các quỹ đầu cơ lớn.
Để chứng minh sức mạnh của các nhà đầu tư nhỏ lẻ với thị trường thông qua công ty bán lẻ game này, kết quả là họ đã giành chiến thắng tác động rất lớn tới niềm tin của toàn bộ thị trường
(Cổ phiếu GameStop tăng hơn 1.600% khi lực lượng nhà đầu tư cá nhân ồ ạt mua cổ phiếu này nhằm "trừng phạt" những quỹ đầu cơ như Melvin Capital - lực lượng đặt cược mạnh vào sự mất giá của GameStop).
Trước khi Bitcoin vượt $20,000, rất nhiều nhà đầu tư bao gồm các tổ chức đều tỏ ra hoài nghi về việc giá có thể tăng trưởng và duy trì được đà tăng, bảo vệ thị trường non trẻ này hay không nhưng sự thật đã chứng minh những nhận định về niềm tin tăng giá trường đó là hoàn toàn đúng và có cơ sở.
Các quỹ lớn đã đánh dấu vị thế Bitcoin của mình như thế nào?
Từ đầu 2021 rất nhiều quỹ tham gia đầu tư Bitcoin, những gì được công bố trên báo đều là những con số chúng ta nhìn thấy, chúng đều có tác động trực tiếp đến thị trường nhưng đó không phải là tất cả
Rất nhiều công ty, tổ chức tham gia đầu tư nhưng vô cùng kín tiếng, khi họ công bố thì tức là vị thế của họ đã rất tốt và chuẩn bị rất lâu trước đó rồi.
Ngày 19 tháng 2, học tập Gray Scale và CoinShare, MicroStrategy đã thông báo dành toàn bộ số tiền 1.03 tỷ đô để mua thêm Bitcoin. Và đến nay, họ vẫn liên tục đầu tư vào Bitcoin và mở rộng danh sách sang các altcoin với tổng ngân sách lên tới hơn 5 tỷ đô.
Rất nhiều công ty, tổ chức khác nhảy vào hold Bitcoin như Tesla với khoản đầu tư 1.5 tỷ đô vào đầu tháng 2. Thậm chí, các quỹ hưu trí tại Newzeland do New Zealand Wealth Funds Management điều hành cũng dành một phần quỹ đầu tư của họ cho Bitcoin.
Bạn nên biết rằng, chương trình dành cho những người đang ở chế độ hưu trí có ý nghĩa đặc thù bởi việc đầu tư khoản tiền tiết kiệm cho nhóm người qua độ tuổi lao động thường cân nhắc tới yế tố rủi ro rất nhiều. Lựa chọn Bitcoin chắc chắn là một sự cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng.
Các khoản đầu tư vào Bitcoin của Grayscale chỉ có tăng và giữ nguyên trong thời gian điều chỉnh vừa qua. Không có dấu hiệu bán tháo (Grayscale nắm giữ khoảng 3% tổng cung BTC).
Các công ty châu Á có vẻ cực kỳ kín tiếng về các khoản đầu tư và chỉ duy nhất Nexon Nhật Bản công bố mua 100 triệu đô la Bitcoin, nhưng chắc chắn rằng các công ty châu Á cũng sẽ không nằm ngoài cuộc chơi khi rất nhiều thương vụ mua lại trang trại đào Bitcoin ở Trung Quốc diễn ra.
Khoảng 1-2 năm trước bạn sẽ không thể tưởng tượng một ngày mà Goldman Sachs, Citi Group, Morgan Stanley, BNY Mellon và Deutsche Bank, hay Tập đoàn tài chính khổng lồ UBS của Thụy Sĩ… thì nay đều đã gia nhập thị trường nhộn nhịp này.
Những nghi vấn về giá trị nội tại của Bitcoin
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhất là: Bitcoin có giá trị gì để có thể trở thành tài sản lưu trữ giá trị tương tự, thay thế Vàng và có thể phát triển thành hình thức đầu tư chính thống như chứng khoán?
Một đồ vật/tài sản được thừa nhận có giá trị nội tại dựa trên 2 phương diện: Giá trị sử dụng (trao đổi, mua bán, đáp ứng nhu cầu…) và giá trị thừa nhận (được con người thừa nhận là tài sản có giá trị).
Lấy một ví dụ cụ thể, vàng là tài sản có thể lưu trữ lâu dài, có thể kiểm soát số lượng, rất nhiều tài sản khác có đặc tính tương tự nhưng, nó được thừa nhận ở 2 phương diện chính.
Một là giá trị sử dụng, chính là việc sử dụng nó vào những việc như: dẫn điện, thực phẩm, trang sức.... Tuy nhiên, để nó được trở thành vật lưu trữ giá trị chính ở giá trị thừa nhận mà con người gắn lên nó. Cả thế giới thừa nhận vàng là vật lưu trữ giá trị.
Với Bitcoin, việc có là vật lưu trữ giá trị hay không thời điểm này chưa có câu trả lời chắc chắn bởi, nó chưa có yếu tố thứ 2 khi cả thế giới chưa thừa nhận nó.
Nhưng, những tiềm năng, đặc điểm nổi trội của nó đem lại và đang dần chứng minh giá trị của bản thân trong thị trường đang tạo ra cơ hội cho bạn giao dịch, đầu tư. Và nếu bạn đợi sau này khi nó thực sự được thừa nhận thì có lẽ cơ hội để giao dịch của chúng ta đã không còn nhiều.
Sau khi sự kiện halving 4 năm mới diễn ra một lần, chi phí để các thợ đào tham gia đào Bitcoin đã tăng lên gấp 2 lần. Trong khi đó, nguồn cung Bitcoin đang ngày càng giảm từ đó chính là nguyên nhân khiến việc một bitcoin được đào ra có giá trị hơn so với giai đoạn trước đó.
Sẽ không tự nhiên những tổ chức, tập đoàn lớn tham gia đầu tư vào một thị trường nơi không có bất kỳ tiềm năng nào, hay việc đào Bitcoin vô cùng tốn kém, liệu họ có lao vào một cuộc đầu tư cho sản phẩm vô giá trị?
Sự xuất hiện của DeFi và nguồn tiền mới
Cuối 2020 và nửa đầu 2021 là thời kỳ hoàng kim của DeFi (nền tài chính phi tập trung) đã thay đổi cục diện cả thị trường tiền điện tử khi tạo ra cái nhìn hoàn toàn khác với các dự án bong bóng ICO 2017 khiến cả thế giới quay lưng với Bitcoin.
Nhưng, DeFi gần như đã lấy lại niềm tin khi hút được nguồn vốn khổng lồ trở lại thị trường và chẳng hề nổ như chiếc bong bóng nhiều người đã nghĩ.
Vốn hoá toàn thị trường đã tăng gấp nhiều lần và không chỉ tập trung ở Bitcoin khi thậm chí trong thời gian vừa qua, 60% vốn hoá lại tập trung ở thị trường altcoin đặc biệt là các dự án DeFi.
Tính đến nay, đã có hơn 4 triệu ETH bị khoá trong ETH 2.0 và con số này vẫn liên tục tăng dần theo thời gian.
Trong khi đó, việc phát triển mạnh mẽ của Bitcoin cùng thị trường Crypto đã làm tốt nhiệm vụ thu hút vốn hoá của nhiều mảng thị trường, khiến phố wall phải chú ý và dần cảnh giác hơn với crypto khi ngày càng nhiều người có xu hướng chuyển sang đầu tư lĩnh vực mạo hiểm này nhất là sau khi gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ của Mỹ được thông qua.
Bitcoin sẽ đi về đâu?
Thứ nhất, việc các quỹ đầu tư lớn, quỹ hưu trí lần lượt đầu tư cho Bitcoin là điều chúng ta ai cũng nhìn thấy. Chúng ta có thể chắc chắn rằng họ là những ông lớn và thường sẽ có những nghiên cứu vĩ mô trước khi xuống tiền với bất kỳ lĩnh vực nào. Bởi việc đầu tư của họ cũng chính là sử dụng danh tiếng các thương hiệu này xây dựng nhiều năm mới có được và tác động đến nhiều tầng lớp, nhà đầu tư khác nhau.
Thứ 2, dịch bệnh covid vẫn hoành hành, gói cứu trợ vẫn chưa hết. Có thể đại dịch covid thật sự là thảm hoạ của toàn thế giới nhưng việc này cũng khiến chính phủ in rất nhiều tiền để có thể bảo vệ nền kinh tế yếu đuối của mình.
Việc tìm kiếm một nơi để có thể sinh lợi, cất giữ giá trị thì những tài sản sau vàng, Bitcoin sẽ được nhiều người ngó tớ. Tương lai gần chắc chắn cũng không có nhiều thay đổi.
Việc Bitcoin tăng giá lên đỉnh cũ $64k hay thậm chí $100k có lẽ không còn xa so với tưởng tượng của nhiều người.
Thứ ba, các ngân hàng nhà nước đang liên tục thử nghiệm CBDC và đang gấp rút muốn phát hành như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…
Những ông lớn đang muốn kiểm soát dần cuộc chơi khi vừa có thể gia nhập vào cuộc đua tiền điện tử, vừa có thể kiểm soát được toàn bộ hệ thống tài chính và ngăn chặn sự bành trướng từ những gã khổng lồ công nghệ và thanh toán.
Tất cả lí do này đã đủ giúp cho Bitcoin tăng giá?
Các chuyên gia nói gì về giá Bitcoin? $220k liệu có khả thi?
Elon Musk, mặc dù việc tweet liên tục đã khiến thị trường crypto điên đảo nhưng cho đến nay, tỷ phú vẫn luôn giữ quan điểm tích cực về Bitcoin và Crypto. Liệu bạn có nghĩ rằng tỷ phú chỉ chơi đùa với một thị trường non trẻ ư?
Vào thời gian đầu năm nay, các nhà phân tích của JPMorgan đã cho rằng mục tiêu giá Bitcoin sẽ đạt vùng $130k mặc dù sẽ có nhiều biến động trong quá trình tăng giá.
Nhà phân tích nổi tiếng Angelo sở hữu gần 8,000 người follow trên Tradingview cũng bày tỏ quan điểm rằng Bitcoin sẽ sớm đạt mốc $100k trong 2022 trên trang phân tích của mình.
Max Keizer - twitter nổi tiếng đã duy trì quan điểm rằng mục tiêu Bitcoin đạt trên $220k của anh liên tục trong nhiều tweet từ đầu 2021 đến nay.
Kết luận
Đây là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng với Bitcoin và toàn bộ thị trường Crypto nói chung. Rất nhiều người giữ niềm tin Bitcoin sẽ tăng giá lên $100,000 trong thời gian tới nhưng cũng rất nhiều người nghĩ đây là bong bóng lịch sử và sẽ khiến nhiều thế hệ đu đỉnh như 2017.
Đây chắc chắn sẽ là cơ hội chúng ta có thể giao dịch, kể cả spot hay margin vì sự biến động vẫn đang đủ lớn. Bạn sẽ không muốn bỏ qua bất kỳ cơ hội nào khi có chiến lược đầu tư cụ thể và thông minh.
Còn theo quan điểm cá nhân, mình nghĩ rằng việc Bitcoin tăng giá lên $100,000 sẽ không quá muộn bởi cột mốc này sẽ đánh dấu sự công nhận nhiều hơn của cả thế giới về Bitcoin và Crypto.
Các nhà đầu tư tổ chức đang liên tục theo sát cuộc chơi và chắc chắn họ sẽ chỉ bán ra khi đạt được lợi nhuận tương đối lớn. Những cuộc giảm giá tương tự sẽ chỉ là bàn đạp thuận lợi hơn cho Bitcoin tăng giá bền vững.
Tuy nhiên, là nhà đầu tư thật sự chúng ta nên cân bằng rủi ro mà bản thân có thể chịu được từ đó có chiến lược đầu tư hiệu quả, không nên lơ là, quá tự tin vào phân tích của bản thân mà tạo ra sai lầm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống bản thân.