Tổng quan về hệ sinh thái Bitcoin hiện nay
Tổng quan về hệ sinh thái Bitcoin
Bitcoin là blockchain lớn nhất trên thị trường crypto. Tuy vậy, khả năng phát triển các Dapps trên đây lại rất hạn chế do đặc điểm không hỗ trợ smart contract giống như Ethereum cũng như các vấn đề về chi phí và tốc độ.
Đánh đổi lại Bitcoin sở hữu các ưu điểm về khả năng phi tập trung và bảo mật cao. Dẫu vậy, việc để một khối tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD không hoạt động trên Bitcoin là rất lãng phí. Do đó các nhà phát triển đã có những giải pháp mở rộng mạng lưới thông qua layer 2.
Xu hướng này đặc biệt diễn ra mạnh mẽ vào thời điểm đầu năm 2024 khi số lượng các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) phân bổ vốn vào các dự án xây dựng trên nền Bitcoin tăng mạnh.
Xét về tổng quan, Bitcoin hiện tại vẫn đang trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng. Lớp ứng dụng chưa có quá nhiều:
- Về lớp cơ sở hạ tầng: Chủ yếu đang tập trung vào xây dựng layer 2 để tận dụng hạ tầng tính toán và bảo mật của mạng lưới Bitcoin cho việc mở rộng.
- Lớp ứng dụng: DeFi và NFT là 2 mảng nổi bật. Với DeFi, các ứng dụng cross-chain bridge phát triển nhờ nhu cầu mở khoá nguồn thanh khoản lớn trên Bitcoin. Bên cạnh đó, NFT cũng là một mảng mạnh với xu hướng tăng giá nhiều lần của các NFT theo trào lưu Ordinals hay Inscriptions.
Việc phát triển Dapp trên các giải pháp mở rộng Bitcoin hiện tại dường như rất hạn chế do lớp hạ tầng chưa hoàn thiện. Hầu chết các dự án đều đang ở giai đoạn Testnet hoặc Pre-Testnet (trừ các nền tảng Bridge).
Tình hình phát triển các giải pháp mở rộng trên Bitcoin
Đây là mảng được các VC săn đón nhiều trong khoảng thời gian cuối năm 2023 đến nửa đầu năm 2024.
Tộng cộng từ năm 2022 cho tới nay đã có khoảng 73 vòng gọi vốn từ nhiều dự án khác nhau với tổng vốn cam kết đầu tư hơn 700 triệu USD
Trong đó, một số cái tên nổi bật trong mảng cơ sở hạ tầng trên Bitcoin bao gồm:
- Babylon: Dự án hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng Bitcoin Staking kết hợp hệ thống đồng thuận PoS để tạo ra một blockchain riêng theo dạng Sidechain. Babylon đã huy động được 70 triệu USD trong vòng gọi vốn gần nhất với nhà đầu tư dẫn dắt là Paradgim.
- Ark: Cơ chế và vai trò hoạt động có nhiều điểm tương đồng với Lightning network. Theo đó, Ark sẽ đóng vai trò là mạng lưới xúc tiến hiệu suất giao dịch của Bitcoin. Điều này đồng nghĩa với việc đây là một State Channel và không hỗ trợ smart contract.
- Stacks: Sử dụng sức mạnh tính toán từ cơ chế đồng thuận trên Bitcoin để hoạt động. Cơ chế đồng thuận Proof-of-Transfer (PoX) cho phép Stacks “đọc" hành động gửi tiền trên Bitcoin để làm cơ sở kiểm duyệt giao dịch trên mạng lưới.
- Rootstock: Một sidechain trên Bitcoin. Theo đó, mạng lưới sẽ không sử dụng cơ chế bảo mật từ Bitcoin mà chỉ có vai trò mở khoá thanh khoản thông qua việc triển khai RBTC.
- Bob: Đây là dự án Rollup xây dựng trên nền tảng của Bitcoin với việc ứng dụng EVM và OP stack. Dự án vừa qua cũng đã gọi được nguồn vốn trị giá 10 triệu USD.
- Alpen Labs: Cũng là giải pháp Rollup trên Bitcoin nhưng dự án tiếp cận theo hướng Zero-knowlege (ZK Rollup).
Đối với layer 2 trên Bitcoin theo dạng Rollup, hầu hết đang trong dạng ý tưởng thử nghiệm. Tính khả thi trong việc triển khai thực tế sẽ gặp nhiều khó khăn do bản thân việc phát triển layer 2 theo dạng này trên một mạng lưới với đầy đủ tính năng như Ethereum đã không phải đơn giản.
Do đó, có thể hướng đi thiết kế sidechain có thể sẽ phù hợp hơn khi mở rộng Bitcoin.
Tình hình hoạt động của lớp DeFi trên Bitcoin
Lớp DeFi trên Bitcoin chỉ có sự xuất hiện của các dự án cross-chain bridge để mở khoá thanh khoản từ Bitcoin, bằng cách khoá Bitcoin (trên mạng lưới Bitcoin) vào một tài khoản với những cơ chế bảo mật nhất định và tạo các token (như WBTC) trên blockchain khác để giao dịch.
Dự án lớn nhất hiện tại trong mảng này là Wrapped BTC (WBTC) với vốn hoá khoảng 10.6 tỷ USD (ngày 9/6/2024). Tuy nhiên, xét vốn hoá trên số lượng Bitcoin, WBTC đang cho thấy xu hướng giảm.
Tuy vậy, dự án từ trước tới nay vẫn luôn vướng phải các nghi vấn xung quanh yếu tố phi tập trung.
Các dự án khác trong mảng này hầu như đều có TVL kém hơn rất nhiều so với WBTC.
Vốn hoá của các token dạng “wrapped" BTC khác. Nguồn: Coingecko
NFT trên hệ sinh thái Bitcoin
Thị trường NFT nói chung đang trong giai đoạn trầm lắng về cả giá lẫn khối lượng giao dịch. Do đó, NFT trên Bitcoin cũng không tránh khỏi xu hướng này. Sau sự bùng nổ của Ordinals vào cuối năm 2023 hay Runes vào khoảng tháng 3/2024, khối lượng giao dịch đi vào xu hướng giảm.
Tuy nhiên, với 2 trào lưu kể trên trên, thị phần của NFT Bitcoin đã gia tăng đáng kể so với Solana và Ethereum.
Thậm chí trong thời điểm hiện tại, khối lượng giao dịch NFT Bitcoin có thời điểm vượt cả Ethereum lẫn Solana cộng lại. Vì vậy, đây là nền tảng vững chắc trong trường hợp xu hướng NFT quay trở lại trên thị trường crypto.
Đọc thêm: Bitcoin Layer 2 là gì? Bức tranh thị trường Bitcoin Layer 2