Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Hiện trạng Airdrop trong Crypto: Từ món quà tri ân đến chiến trường khốc liệt

Liệu airdrop có còn là cầu nối giữa dự án và cộng đồng, hay đã trở thành một công cụ thu hút người dùng và tạo "hype" cho dự án? Cùng tìm hiểu qua phân tích về hiện trạng airdrop và những bài học từ các trường hợp gây tranh cãi như zkSync và Layer0.
Avatar
Michael
Published Jun 21 2024
Updated Jun 21 2024
10 min read
hiện trạng airdrop crypto

Airdrop, một chiến lược phân phối token miễn phí phổ biến trong thị trường tiền điện tử, đang trải qua giai đoạn biến đổi mạnh mẽ. Từ một công cụ thu hút người dùng và xây dựng cộng đồng, airdrop ngày càng trở thành "con dao hai lưỡi", mang đến cả cơ hội và rủi ro cho cả dự án và người dùng.

Sự thay đổi trong nhận thức về Airdrop

Ban đầu, airdrop được xem như một cách để các dự án mới thể hiện lòng biết ơn đến những người ủng hộ sớm, đồng thời thu hút thêm người dùng mới và tạo ra sự lan tỏa trong cộng đồng.

Tuy nhiên, sự phổ biến ngày càng tăng của airdrop đã dẫn đến những thay đổi trong nhận thức và kỳ vọng của cả dự án lẫn người dùng.

Thách thức từ cả hai phía: Dự án & Người dùng

Về phía dự án, airdrop không còn là một lựa chọn, mà gần như là một nghĩa vụ bắt buộc. Dù có thực hiện airdrop hay không, dự án đều phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng. Nếu không airdrop, dự án bị chỉ trích là "keo kiệt", còn nếu airdrop, dự án lại bị soi xét về tiêu chí, cách thức phân bổ, và thậm chí bị cáo buộc thao túng thị trường.

Việc triển khai airdrop cũng không hề đơn giản. Các dự án phải đối mặt với bài toán nan giải là làm sao để lọc ra người dùng thực sự, loại bỏ bot và sybil.

Bên cạnh đó, việc xác định tiêu chí airdrop cũng là một thách thức lớn. Tiêu chí quá cao sẽ khiến cộng đồng thất vọng, trong khi tiêu chí quá thấp có thể dẫn đến việc không kiểm soát được nguồn cung và giá token dump mạnh.

airdrop phổ biến
Airdrop trở hành một "công việc" phổ biến trong những năm gần đây. Nguồn: Youtube

Về phía người dùng, airdrop không còn là "món quà bất ngờ" như trước. Sự phổ biến của airdrop đã thu hút một lượng lớn người dùng tham gia vào các hoạt động của dự án với mục đích duy nhất là săn airdrop, tạo nên một cộng đồng không thực sự gắn bó và dễ dàng rời đi khi không còn lợi ích.

Ngoài ra, việc xác định dự án nào thực sự có giá trị và xứng đáng để tham gia cũng không hề dễ dàng. Người dùng phải đối mặt với tình trạng quá tải thông tin, khó phân biệt giữa các dự án tiềm năng và các dự án lừa đảo, dẫn đến nguy cơ mất thời gian và công sức vào những dự án không mang lại giá trị thực sự.

Sự gia nhập của các quỹ đầu tư

Ở thời kỳ đầu, công thức quen thuộc của các quỹ đầu tư trong thị trường crypto là tham gia các vòng gọi vốn, mua token từ sớm để kiếm lợi nhuận. Nhưng khi thị trường phát triển, ngày càng nhiều quỹ đầu tư sinh ra và không phải tất cả các quỹ này đều có thể tham gia đầu tư từ các vòng gọi vốn private hay seed của dự án. 

Dần dà, bên cạnh việc đầu tư thông thường, các quỹ cũng bắt đầu gia nhập cuộc chơi săn air cùng người dùng. Với số tiền lớn mà họ nắm giữ, các quỹ đầu tư sẽ có lợi thế về tiền bạc, thời gian và nguồn lực khi tham gia cày airdrop. Vì vậy, khi họ chủ động gia nhập trend săn airdrop với nhóm người dùng cuối, tỉ lệ được airdrop rất cao, đồng thời lượng token được airdrop cũng sẽ nhỉnh hơn rất nhiều so với người dùng thông thường nhận được.

Điển hình là CC2 Ventures, họ thường xuyên chia sẻ các tips săn airdrop trên trang X. Đến khi dự án công bố airdrop, họ cũng thuộc nhóm nhận được nhiều token nhất, điển hình là ZKsync với 100,000 ZK.

advertising

Những đợt airdrop như "cú trượt dài" gần đây

Gần đây, một số dự án lớn đã gặp phải những ồn ào về truyền thông liên quan đến các đợt airdrop. 

Starknet, EigenLayer & Kamino

Starknet (STRK), một dự án layer 2 được nhiều người kỳ vọng, đã gây thất vọng khi công bố tiêu chí airdrop quá phức tạp và yêu cầu khắt khe.

starknet airdrop
Dự án Starknet airdrop cho người dùng

EigenLayer, dự án restaking đầu tiên trên Ethereum, cũng bị chỉ trích vì thời gian snapshot quá sớm, phân bổ token không công bằng, và cấm người dùng ở nhiều quốc gia claim token. Sau nhiều phản ứng gay gắt, EigenLayer đã phải airdrop thêm token cho người dùng.

Kamino, một nền tảng lending trên Solana, lại gặp phải vấn đề khác. Giá token của dự án đã giảm mạnh sau khi lên sàn do người dùng ồ ạt xả airdrop để chốt lời.

ZKsync: Từ kỳ vọng đến thất vọng

ZKsync, một giải pháp mở rộng layer 2 trên Ethereum, được coi là "ánh sáng cuối đường hầm", được cộng đồng tiền điện tử kỳ vọng là một trong những airdrop lớn nhất năm 2024.

Sau đợt airdrop gây tranh cãi của Starknet, người ta mong chờ zkSync sẽ mang đến một làn gió mới, một hình mẫu airdrop công bằng, minh bạch và xông xênh hơn. Tuy nhiên, thực tế lại không như mong đợi.

người dùng phản ứng zksync
Người dùng tranh cãi về đợt airdrop gần đây của zkSync. Nguồn: X

Một trong những vấn đề chính gây ra sự thất vọng là tiêu chí airdrop không rõ ràng và gây tranh cãi. Mặc dù zkSync đã công bố một số tiêu chí, nhưng chúng không đủ cụ thể và chi tiết, dẫn đến sự hiểu lầm và bất mãn trong cộng đồng. 

Nhiều người dùng đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên zkSync, như sử dụng các ứng dụng phi tập trung (dApps) trên nền tảng này, cung cấp thanh khoản, hoặc tham gia vào các chiến dịch cộng đồng, nhưng lại không nhận được airdrop.

Ngược lại, một số ví khác, được cho là "sybil" (ví giả mạo được tạo ra để nhận airdrop nhiều lần) hoặc có liên quan đến đội ngũ dự án, lại nhận được số lượng token đáng kể.

Điều này đã làm dấy lên nghi ngờ về tính công bằng và minh bạch của quá trình airdrop, khiến nhiều người đặt câu hỏi về động cơ thực sự của zkSync.

ví không có txt vẫn được air
Nhiều ví không có transaction nào nhưng vẫn được zkSync airdrop. Nguồn: Dune Analytic

Bên cạnh đó, việc phân bổ token cũng không được coi là công bằng. Một số ít người dùng nhận được số lượng token rất lớn, trong khi phần lớn người dùng khác chỉ nhận được một phần nhỏ. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong cộng đồng và làm giảm giá trị của token zkSync.

cộng đồng chế giễu airdrop zksync
Cộng đồng chế meme chế giễu đợt airdrop của zkSync. Nguồn:X

Những vấn đề này đã dẫn đến sự thất vọng và phản ứng tiêu cực từ cộng đồng, thậm chí có người dùng đã báo cáo zkSync lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) để điều tra về tính minh bạch và công bằng của đợt airdrop này.

Theo thống kê từ Nansen, 41.1% trong số 10,000 ví nhận airdrop ZK nhiều nhất từ zkSync đã nhanh chóng bán sạch số token của họ ngay khi có thể. Thêm vào đó, 30.1% địa chỉ khác cũng đã bán ít nhất một phần số token nhận được, và chỉ có 28.83% số ví còn lại quyết định giữ lại toàn bộ số ZK này. 

Điều này cho thấy niềm tin của người dùng vào dự án đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và nhiều người chỉ tham gia airdrop với mục đích lợi nhuận ngắn hạn.

Tham khảo thêm: Những điểm vô lý & gây tranh cãi xoay quanh đợt Airdrop của ZKsync

thống kê hành vi người dùng
Thống kê hành vi của 10,000 ví được zkSync airdrop nhiều nhất. Nguồn: Nansen

LayerZero: Nỗi thất vọng “tràn trề”

Không chỉ zkSync, một dự án khác là LayerZero cũng đã vướng vào vòng xoáy tranh cãi về airdrop. Cộng đồng tiền điện tử đã nhanh chóng đưa LayerZero vào danh sách những dự án có đợt airdrop “hụt hẫng” nhất, bên cạnh zkSync và Starknet.

layerzero bị chế meme
LayerZero bị chế meme cùng với zkSync và Starknet. Nguồn: X

Nhiều người dùng phàn nàn rằng số lượng token ZRO họ nhận được từ airdrop quá ít, thậm chí không đủ bù đắp chi phí gas đã bỏ ra để tương tác với LayerZero. 

Một số người khác lại không nhận được bất kỳ token nào, mặc dù họ đã tham gia đầy đủ các hoạt động và không bị phát hiện là sybil.

người dùng phẫn nộ vì layerzero
Người dùng phẫn nộ vì không trúng airdrop của LayerZero. Nguồn: X

Mặc dù phản ứng của cộng đồng không gay gắt như trường hợp của zkSync, nhưng tỷ lệ người dùng thất vọng với airdrop của LayerZero vẫn rất cao.

Nhiều người cho rằng mặc dù họ có thể claim được token, nhưng số lượng quá ít khiến họ cảm thấy không được đền đáp xứng đáng.

Một người dùng trên X (trước đây là Twitter) đã bày tỏ sự bực tức khi chi hơn 1,000 USD tiền gas nhưng chỉ nhận lại được 39 token ZRO.

Mới đây nhất, LayerZero lại càng làm cho người dùng ngán ngẩm hơn khi giới thiệu cơ chế claim token airdrop mới, gọi là "Proof-of-Donation". Theo đó, để claim token, mỗi người dùng buộc phải quyên góp thêm 0.1 USD cho mỗi token ZRO mà họ sẽ claim.

Việc này khiến nhiều người đặt câu hỏi nghi ngờ rằng liệu LayerZero có đang "bán" token kiểu mới thông qua airdrop hay không? Vì việc này trông có vẻ không khác gì một đợt bán ICO trá hình.

Airdrop: Còn đâu ý nghĩa ban đầu?

Những sự việc trên đặt ra câu hỏi về bản chất của airdrop trong bối cảnh hiện nay. Liệu airdrop có còn là một cách để dự án tri ân cộng đồng, hay nó đã trở thành một công cụ thu hút người dùng và tạo hype xung quanh dự án? 

Liệu có cách nào để các dự án có thể thực hiện airdrop một cách công bằng và minh bạch hơn, đảm bảo rằng những người dùng thực sự đóng góp được ghi nhận xứng đáng?

Và liệu người dùng có nên tiếp tục tin tưởng vào những lời hứa về airdrop, hay nên tập trung vào việc tìm kiếm những dự án có giá trị thực sự?

Đọc thêm: MicroStrategy tiếp tục mua thêm gần 12,000 BTC

RELEVANT SERIES