Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Karak là gì? Dự án restaking được đầu tư bởi Coinbase

Dự án restaking Karak đã gây chú ý sau khi họ công bố đã huy động được 48 triệu USD trong vòng gọi vốn Series A với định giá trên 1 tỷ USD từ Coinbase và các quỹ lớn khác. Vậy Karak là gì và có gì đặc biệt?
Sammie
Published Jun 19 2024
Updated Jun 19 2024
6 min read
karak là gì

Karak là gì?

Karak là giải pháp layer 2 tập trung vào restaking, cung cấp hạ tầng quản lý rủi ro cho tài sản tiền điện tử giúp giảm chi phí và tăng khả năng mở rộng cho mạng lưới, để các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng. Mục tiêu chính của Karak là đơn giản hóa quá trình tham gia restaking cho người dùng crypto thông thường.

karak giới thiệu tính năng restaking
Tính năng restaking nhiều tài sản trên Karak. Nguồn: karak.network

Thông qua Karak, các dự án mới có thể giảm đáng kể các rào cản bảo mật và loại bỏ nhu cầu về trình xác thực riêng, giúp quá trình khởi động bảo mật dễ tiếp cận, đơn giản và tốn ít chi phí hơn.

Hiện tại, người dùng có thể tham gia restaking trên Karak thông qua một số phương pháp, bao gồm:

  • Staking/Liquid staking: Đây là tuỳ chọn cho phép người dùng restaking Liquid staking token (LST) hoặc Liquid restaking token (LRT) đã được stake trong các giao thức như Lido, Rocket Pool, Mantle và Etherfi vào smart contract của Karak.
  • Stablecoin: Một phương pháp khác là người dùng restake stablecoin đã được stake trong các giao thức như sDAI vào smart contract của Karak.
advertising

Karak họat động như thế nào?

Karak cho phép người dùng tái sử dụng tài sản đã stake của họ để mở rộng giao thức Ethereum cũng như tăng cường bảo mật cho các mạng và ứng dụng khác. Ngay từ khi ra mắt, Karak đã được cho là đối thủ đầu tiên của EigenLayer.

Cách hoạt động của Karak như sau: 

  • Restaker: Người dùng tham gia vào mạng lưới Karak sẽ restake các tài sản để đảm bảo an ninh trên mạng lưới Ethereum và các blockchain khác. Đổi lại, họ nhận được phần thưởng cho việc đóng góp này.
  • Distributed Secure Services (DSS): Tương tự AVS của Eigenlayer, DSS (dịch vụ bảo mật phân tán) sử dụng tài sản đã được restake để nâng cao mức độ an ninh, đồng thời giảm chi phí vận hành cho các blockchain mà Karak tích hợp.
  • Chains: Các chuỗi hoặc rollups tận dụng các dịch vụ được cung cấp bởi DSS. Ví dụ điển hình là K2, một lớp quản lý rủi ro L2 xây dựng trên Karak. K2 không chỉ hoạt động như là một nơi để thử nghiệm và phát triển các DSS trước khi chúng được triển khai trên blockchain layer 1. Điều này giúp giảm chi phí và tăng khả năng an ninh của hệ thống.
  • Operators: Đây là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò thiết yếu trong việc xác thực và bảo đảm an ninh cho DSS. Họ thực hiện các công việc kiểm soát và bảo mật, đảm bảo rằng DSS hoạt động chính xác và an toàn.
kiến trúc của karak
Kiến trúc của Karak

Điểm nổi bật của Karak

Một số đặc điểm nổi bật của Karak Network bao gồm:

  • Restake nhiều tài sản: Karak giới thiệu tính năng restake nhiều tài sản - một phương pháp mới trong bảo mật kinh tế tiền điện tử, cho phép người dùng restake các tài sản như ETH, LST, stablecoin,... để kiếm phần thưởng. Việc restake nhiều tài sản cũng giúp tăng cường bảo mật cho các ứng dụng, giao thức và dịch vụ bảo mật phân tán (DSS) khác nhau trong hệ sinh thái Ethereum.
  • Restake ở mọi nơi: Karak hợp lý hóa quá trình khởi động bảo mật và khả năng kết hợp mạng trong khi cho phép cơ sở hạ tầng restaking có thể truy cập được mọc lúc, ở mọi nơi. Điều này cũng cho phép các nhà phát triển tập trung nhiều hơn vào đổi mới và xây dựng sản phẩm, thay vì bảo mật.
  • Phát triển chìa khóa trao tay: Karak tích hợp các mô hình máy học (machine learning) đồng thời xây dựng một cơ sở hạ tầng mở, ưu tiên khả năng chống kiểm duyệt, khả năng xác minh và quyền riêng tư của người dùng. Nhờ đó, bất kỳ nhà phát triển nào cũng có thể khai thác các kỹ thuật mã hóa để tinh chỉnh và thực hiện hầu hết các tính năng.

Thông tin cơ bản về Karak token

Hiện tại dự án chỉ vừa với mainnet và chưa có thông tin chính xác về token Karak.

Đội ngũ Karak Network

Karak Network được xây dựng và phát triển bởi Andalusia Labs, với hai thành viên chủ chốt bao gồm:

  • Raouf Ben-Har - Co Founder: Raouf từng theo học khoa Khoa học Máy Tính tại trường Đại học Pennsylvania. Sau khi ra trường, Raouf làm thực tập sinh tại nhiều công ty khác nhau như Google, TikTok, AWS, Coursera, Goldman Sachs,... trong vai trò Kỹ sư phần mềm. Ngoài ra, ông cũng từng làm Phó giám đốc sản phẩm tại Coinbase.
  • Drew Patel - Co Founder: Drew có bằng Cử nhân Khoa Học Máy Tính tại trường Đại học Missouri Columbia và thực tập 1 năm tại Coinbase trong vai trò Kỹ sư phần mềm. Năm 2021, Drew bắt tay xây dựng Andalusia Labs cùng với Raouf.

Nhà đầu tư

Tháng 02/2024, Karak đã huy động thành công 48 triệu USD từ vòng gọi vốn series A với mức định giá trên 1 tỷ USD. Vòng gọi vốn này của Karak có sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư lớn như Lightspeed, Mubadala Capital, Coinbase Ventures, Pantera, Nima Capital, Bain Capital, Framework Ventures và Digital Currency Group (DCG).

nhà đầu tư karak
Karak gọi vốn 48 triệu USD

Bên cạnh đó, vòng gọi vốn series A còn có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư thiên thần như Joey Krug (đối tác của quỹ Founders Fund), Ashleigh Schap (cựu CSO của RISC Zero), Michael Anderson và Vance Spencer (hai nhà đồng sáng lập Framework Ventures), Joe Lau (CTO Alchemy),…

Tìm hiểu thêm về Karak

Đọc thêm: The Contrarians là gì? Bộ sưu tập PFP NFT đầu tiên trên Viction

RELEVANT SERIES