Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Restaking là gì? Mảnh ghép bùng nổ trong Uptrend 2024

Restaking được đánh giá là một trong những narrative đáng chú ý nhất trong năm 2024. Được giới thiệu lần đầu tiên bởi EigenLayer, restaking là giải pháp giúp tận dụng tối ưu thanh khoản từ liquid staking. Vậy Restaking là gì?
Avatar
Sammie
Published Apr 01 2024
Updated Apr 02 2024
10 min read
restaking là gì

Restaking là gì?

Restaking là quá trình tái sử dụng các token đã được stake trong một giao thức để stake một lần nữa trong giao thức khác, mà không cần rút chúng khỏi giao thức ban đầu.

Vì ban đầu Eigenlayer chính là dự án đầu tiên đã phát triển ra ý tưởng Restaking và cũng là dự án nổi tiếng nhất, nên mình sẽ sử dụng EigenLayer làm ví dụ chính trong bài viết này.

advertising

Cơ chế hoạt động của Restaking

Về cơ bản, nếu đang stake ETH trực tiếp trên Ethereum Beacon Chain hoặc staking trên các dự án Liquid Staking như Lido, bạn có thể sử dụng EigenLayer để restake số tài sản này 1 lần nữa để kiếm thêm lợi nhuận.

Sau khi bạn đem ETH đã stake của mình lên trên EigenLayer để restake, EigenLayer sẽ dùng số ETH này để bảo đảm an toàn cho các Dịch vụ được xác thực hoạt động (Actively Validated Services - AVS).  AVS đổi lại sẽ cung cấp dịch vụ xác thực cho nhiều middleware khác nhau.

Middleware là các lớp dự án đóng vai trò kết nối và hỗ trợ các dApps với cơ sở hạ tầng của một blockchain. Các middleware chúng ta có thể hay gặp là Oracle, Layer 2, Rollups, Bridge, Data Availability cũng là một loại middleware.

mô hình hoạt động eigenlayer
Mô hình hoạt động EigenLayer

Các middleware này sẽ trả lại một phần phí dịch vụ nhất định cho AVS, khoản phí này sẽ được chia cho 2 nhân tố nữa là EigenLayer và restaker.

mô hình tạo ra lợi nhuận của eigenlayer
Mô hình tạo ra lợi nhuận của EigenLayer

Các giao thức restaking đã trở nên rất phổ biến trong thời gian qua. Kể từ đầu năm 2024, giá trị TVL của các giao thức này đã tăng từ 1.01 tỷ USD lên gần 11 tỷ USD (theo DeFiLlama).

tvl các dự án restaking
TVL các dự án Restaking

Các loại Restaking chính 

Hiện tại, narrative restaking bao gồm 2 mảng chính là Native Restaking và các giao thức Liquid Restaking.

narrative restaking
Narrative Restaking

Native restaking

Native restaking cho phép bạn restake ETH đã stake của mình trực tiếp lên Beacon Chain tại EigenLayer và trở thành một validator. Điều này được thực hiện bằng cách tạo một hợp đồng thông minh được gọi là EigenPod.

tạo địa chỉ eigenpod
Thiết lập địa chỉ EigenPod

Khi thực hiện restaking, thông tin rút reward và cả token gốc của validator sẽ được chỉ định đến hợp đồng thông minh của EigenLayer (EigenPod), qua đó quá trình rút tiền diễn ra trên EigenLayer chứ không phải trực tiếp từ Beacon Chain của Ethereum.

Địa chỉ trong quá trình thiết lập EigenPod có thể là ví cá nhân của họ hoặc bất kỳ địa chỉ Ethereum nào khác mà họ chọn làm điểm đến cho các khoản thanh toán và phần thưởng từ việc staking.

rút tiền từ eigen
Rút tiền từ EigenLayer

Dữ liệu cho thấy cứ 4 Validator thì sẽ có 1 Validator sử dụng restaking của EigenLayer.

eigenlayer validators
EigenLayer Validators

Liquid Restaking

Liquid Restaking là cách mà người dùng có thể restake Liquid Staking Token (LST) nhận được từ các dự án Liquid Staking như RocketPool để nhận thêm phần thưởng và EigenLayer Points.

Liquid Restaking là lựa chọn lý tưởng cho người dùng thông thường nhờ vào ưu điểm lớn của nó. Người dùng có thể tái restake LST mà không cần phải hiểu sâu về công nghệ hay cách vận hành Node như Native Restaking.

12 pool lst
Hiện tại EigenLayer hỗ trợ 12 pool LST

Cách thức hoạt động của chúng khá đơn giản: khi người dùng stake LST của họ vào giao thức Liquid Restaking, họ sẽ nhận được Liquid Restaking Token (LRT).

LRT này sau đó có thể được sử dụng trong nhiều hoạt động DeFi như Farming, Lending… Điểm đặc biệt của LRT là người dùng vẫn có thể tiếp tục nhận được EigenLayer Points, cũng như có cơ hội nhận airdrop từ các giao thức khác.

Một số tên tuổi nổi bật trong mảng này ngoài EigenLayer có thể kể đến là Kelp DAO, Ether.fi, Renzo Protocol, Puffer Finance...

liquid restaking token
Liquid Restaking token. Nguồn: Crypto.com, Coingecko

Đặc biệt, Ether.fi và Renzo Protocol được biết đến là các giao thức Native Liquid Restaking, nghĩa là người dùng chỉ có thể nạp ETH để tạo ra LRT. Ở thời điểm hiện tại các dự án này đã chấp nhận restaking các LST của các dự án khác. Lợi ích của chúng là luôn nhận được Eigen Layer Points, bất kể EigenLayer có mở hay đóng pool liquid restake.

cách hoạt động của etherfi
Cách hoạt động của Ether.fi

Ưu điểm của các giao thức Liquid Restaking rất lớn, thậm chí có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với các giao thức Liquid Staking Derivative (LSD) hiện nay.

Với Liquid Restaking, người dùng có khả năng tối ưu hóa lợi nhuận ETH của mình, tạo ra tính thanh khoản cho LSTs nhưng vẫn giữ được EigenLayer Points, một loại điểm quan trọng mang lại nhiều lợi ích trong tương lai. Một ví dụ gần đây là đợt airdrop của AltLayer cho người dùng sử dụng chức năng restaking của dự án.

Lợi ích của Restaking

Gia tăng phần thưởng cho các validator

Việc sử dụng một tài sản thế chấp (ETH) trên nhiều protocol khác nhau cho phép người dùng nhận được phần thưởng gấp đôi so với phương pháp staking truyền thống (vừa nhận thưởng staking trên nhiều nền tảng, vừa nhận điểm của các dự án khác có cơ hội nhận airdrop).

Ngoài ra, sau khi restaking, người dùng sẽ nhận được tài sản đại diện có thể mang đi thế chấp, mint ra stablecoin hoặc tiếp tục sử dụng nó trong DeFi nhằm kiếm thêm lợi nhuận. 

Giải pháp hỗ trợ bảo mật cho các mạng và giao thức mới

Các AVS mới như các lớp dữ liệu DA và mạng layer2 phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc phát triển một hệ thống bảo mật đầy đủ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.

Restaking cho phép các giao thức này tăng cường tính bảo mật của chúng nhờ tiếp cận với lượng validator lớn hơn trong khi vẫn tiết kiệm chi phí vì không cần xây dựng một cơ sở hạ tầng chuyên biệt cho hệ thống bảo mật của mình.

Giảm thiểu những thiếu sót của staking truyền thống

Việc restaking cho phép người dùng sử dụng tài sản đã stake vào các hoạt động tài chính khác nhau mà không cần phải hủy bỏ việc stake ban đầu, mang lại khả năng tiếp cận thanh khoản trong khi vẫn duy trì cơ hội nhận thưởng. Tính linh hoạt này dẫn đến việc phân bổ vốn hiệu quả hơn và tối đa hóa tiện ích của tài sản đặt cược.

Rủi ro của restaking

Slashing

Các điều khoản restaking bao gồm các điều kiện slashing (cắt giảm) bổ sung để đổi lấy phần thưởng tăng lên. Tùy thuộc vào các điều khoản do giao thức đặt ra, slashing có thể dẫn đến việc người dùng mất một tỷ lệ tài sản đáng kể các node của họ có hành vi xấu gây ảnh hưởng đến giao thức.

Rủi ro lợi nhuận

Mặc dù ý tưởng ban đầu của restaking là cho phép các giao thức mới tận dụng blockchain layer 1 như Ethereum để bảo mật, nhưng nhiều người tìm đến restaking chủ yếu là bởi hệ thống phần thưởng của giao thức. Điều này có nghĩa là các restaker có thể chọn các giao thức có lợi nhuận cao nhất để tối đa hoá phần thưởng.

Ngoài ra còn có nhiều lo ngại rằng các nhà đầu tư sẽ coi restaking là một sản phẩm tài chính nhanh chóng, dễ sử dụng đòn bẩy, có khả năng ảnh hưởng đến mạng layer 1.

Bong bóng tài sản

Việc một lượng tài sản ban đầu tăng giá trị nhiều lần thông qua các bản Wrap token hoặc token mới làm thị trường có khả năng bị thổi phồng lên, không còn giữ được giá trị thật.

Ngoài ra, một số nền tảng còn cho phép người dùng thế chấp các tài sản đại diện cho giá trị đã stake trong các validator của mạng lưới để mint ra stablecoin. Điều này vô hình chung làm rủi ro tăng lên nhiều lần và khiến tài sản gốc rất dễ bị thanh lý.

Một số giao thức Restaking đáng chú ý

EigenLayer

EigenLayer là dự án đầu tiên của mảng Restaking hiện tại và cũng là dự án lớn nhất thuộc mảng Restaking với 12.6 tỷ USD TVL. EigenLayer đã định hình ra narrative Restaking mà chúng ta biết ở thời điểm hiện tại.

eigenlayer tvl
TVL của EigenLayer

Người dùng đang rất mong chờ dự án này có airdrop trong tương lai khi đây là một dự án đã gọi tổng số vốn là 164 triệu USD sau 3 vòng.  

Ether.Fi

Ether.Fi là dự án rất hot trong mảng Liquid Restaking khi mới được list trên các sàn như Binance, Bybit vào 18/03/2024. 

etherfi tvl
TVL của Ether.fi

Kể từ tháng 12/2023, TVL của Ether.Fi đã tăng từ 51.9 triệu USD tới hơn 3.4 tỷ USD ở thời điểm hiện tại. Token của Ether.Fi đang được giao dịch ở giá 4.52 USD với giá trị vốn hoá thị trường là 520 triệu USD.

Renzo

Vào 22/02/2024, Binance Labs, quỹ đầu tư mạo hiểm của Binance, đã thông báo về việc đầu tư vào Renzo Protocol, một giao thức Liquid Restaking được phát triển dựa trên nền tảng EigenLayer.

renzo tvl
Renzo TVL

Renzo trở thành dự án Liquid Restaking thứ hai nhận vốn đầu tư từ Binance Labs, chỉ một tháng sau Puffer Finance.

Đợt đầu tư này diễn ra ngay sau khi Renzo hoàn thành vòng gọi vốn seed với tổng số tiền 3.2 triệu USD và định giá dự án ở mức 25 triệu USD.

Hiện tại TVL của Renzo cũng đang tăng liên tục và ở mức 2.2 tỷ USD

Đọc thêm: Ondo là gì? Cơ chế hoạt động của Ondo Finance ra sao?

RELEVANT SERIES