Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Lời nguyền sập mạng của Solana

Chỉ trong vòng 12 tháng, blockchain Solana đã trải qua 5 lần mất mạng. Ở cấp độ này, sập mạng đã trở thành “lời nguyền” đeo bám Solana.
Avatar
uyntran.web3
Published Sep 05 2022
Updated Sep 05 2022
4 min read
thumbnail

Chỉ trong vòng 12 tháng, blockchain Solana đã trải qua 5 lần mất mạng. Ở cấp độ này, sập mạng đã trở thành “lời nguyền” đeo bám Solana.

Anatoly Yakovenko, đồng sáng lập hệ sinh thái, thừa nhận đây chính là thách thức lớn nhất kìm chân Solana hiện tại. Kể từ khi khởi chạy vào năm 2020, mạng lưới đã bị gián đoạn do tắc nghẽn giao dịch và các lỗi khác ít nhất 7 lần. 

Trong cuộc phỏng vấn ngày 2/9 (tại đây), Yakovenko cho hay mất mạng là “lời nguyền” của Solana. Tuy nhiên, ông “bào chữa” rằng sự cố là do Solana cung cấp giao dịch với chi phí thấp.

“Đó là vì mạng lưới của chúng tôi quá nhanh và rẻ nên mới thu hút nhiều người dùng và ứng dụng đến vậy, dẫn đến sập mạng”, ông nói.

coin98
Solana và câu chuyện mất mạng không bao giờ cũ.

Tuy nhiên, ngay cả khi sự cố khiến người dùng không thể vào mạng, nhà sáng lập vẫn khẳng định blockchain không bị ảnh hưởng đáng kể. Ông lập luận mỗi blockchain được xây dựng theo cách khác nhau và đều có vấn đề riêng. 

Nói cách khác, mất mạng không phải là vấn đề của mỗi Solana. Chẳng hạn, mạng Bitcoin trước đây cũng từng ngừng tạo khối mới trong 2 tuần. Việc này được xem là bình thường.

“Bitcoin được thiết kế với sức chống chịu mạnh mẽ [...] Khi tốc độ băm (hash rate) ở Trung Quốc sụt giảm, có lúc phải mất đến 2 tiếng mới có một khối Bitcoin được tạo ra. Và với Bitcoin, việc này không phải là vấn đề”, Yakovenko giải thích.

Ông tiếp tục so sánh Bitcoin với Solana. Ông nhấn mạnh Solana sẽ “lâm nguy” nếu tình huống tương tự xảy ra bởi vì Solana được thiết kế để tạo ra một khối sau mỗi 400 mili giây.

coin98
Tốc độ băm Bitcoin gặp khó do lệnh cấm của Trung Quốc.

“Solana là nền tảng hợp đồng thông minh có tốc độ giao dịch cao, chi phí thấp, xử lý 30 triệu giao dịch mỗi ngày, nhiều hơn tất cả các chuỗi khác cộng lại”, Yakovenko nói.

Ông cho rằng bản chất của sự cố mất mạng không hoàn toàn xấu “bởi vì những thách thức này đến từ lượng người dùng lớn trên mạng”. Theo nhà sáng lập, khi validator khi bị quá tải lúc cao điểm, mạng sẽ sập. 

“Tôi nghĩ đôi lúc phải có đến 10 triệu giao dịch được gửi cho validator. Và nếu lỗi phát sinh trong bất kỳ giao dịch nào, validator sẽ sụp đổ”, Yakovenko chia sẻ.

Như đã đề cập, Solana đã đối mặt với 7 vụ mất mạng từ năm 2020. Đáng chú ý, 5 vụ trong số đó diễn ra vào năm 2022.  Trong các vụ mất mạng, sự cố đáng chú ý nhất là vụ tấn công từ chối dịch vụ (DoS) gây ra bởi bot được sử dụng trên Raydium ngày 15/9 năm ngoái. Raydium là một sàn giao dịch phi tập trung trên Solana. Vụ việc đã đóng băng hoạt động của mạng lưới trong suốt 17 giờ. 

Tháng 5 năm nay, Solana cũng sập trong khoảng 7 giờ sau khi quá nhiều bot giao dịch tràn vào Candy Machine, một giao thức launchpad NFT trên Solana. Gần đây nhất, nửa đêm 1/6, blockchain này tiếp tục gây hoang mang cộng đồng khi đột ngột ngừng tạo khối mới. Khoảng 4 giờ sau, Solana Status xác nhận mạng lưới đã hoạt động trở lại bình thường nhưng đồng hồ của blockchain bị chậm 7 giờ so với thực tế.

Dù nhà sáng lập Solana khá lạc quan trước “lời nguyền”, một số chuyên gia lo ngại về những hệ lụy khi blockchain này gián đoạn trong nhiều giờ như vậy. Solana ở chế độ ngoại tuyến càng lâu, nhà đầu tư chênh lệch giá càng có cơ hội trục lợi. Một khi thanh khoản bị rút khỏi các sàn giao dịch phi tập trung trên Solana, những người cho vay sẽ có nguy cơ bị vỡ nợ.

Đọc thêm: Solana "gặp biến lớn" ngay trước thềm các sự kiện quan trọng

RELEVANT SERIES