Nến Evening Star là gì? 3 cách giao dịch với mô hình nến sao hôm
Mô hình nến sao hôm là gì?
Mô hình nến Evening Star (nến sao hôm) là mô hình đảo chiều gồm ba nến trong phân tích kỹ thuật, thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng và báo hiệu khả năng đảo chiều sang xu hướng giảm.
Cách nhận biết mô hình nến Sao hôm
Mô hình nến sao hôm gồm ba cây nến liên tiếp, với đặc điểm nhận biết cụ thể như sau:
- Nến đầu tiên: Là cây nến tăng mạnh (màu xanh/vàng), có thân dài, thể hiện phe mua đang kiểm soát thị trường, với xu hướng tăng vẫn diễn ra mạnh mẽ.
- Nến thứ hai: Là cây nến tăng hoặc giảm, có thân nhỏ hoặc nến Doji, cho thấy sự do dự của thị trường. Nến này có thân ngắn hơn và thường nằm trên hoặc gần mức đỉnh của nến đầu tiên, thể hiện rõ sự suy yếu của áp lực mua.
- Nến thứ ba: Là cây nến giảm (màu đỏ/đen) dài, có giá đóng cửa thấp hơn mức giá ở giữa của nến đầu tiên, xác nhận lực bán đang chiếm ưu thế và xu hướng giảm có thể bắt đầu.
Ý nghĩa mô hình nến sao hôm là gì?
Nến evening star (sao hôm) báo hiệu xu hướng tăng sắp kết thúc và xu hướng giảm đang hình thành. Phe mua đã bắt đầu suy yếu, trong khi phe bán đang giành quyền kiểm soát, cho thấy giá có thể sẽ giảm trong tương lai.
Nến thứ ba trong mô hình sao hôm rất quan trọng bởi nó xác nhận xu hướng giảm và làm tăng độ tin cậy của tín hiệu đảo chiều. Nếu nến này đóng cửa thấp hơn đáng kể so với cây nến đầu tiên, nhà giao dịch có thể tin rằng giá sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, giúp họ quyết định bán ra kịp thời.
3 cách giao dịch với mô hình Evening Star
Dưới đây là ba cách giao dịch với mô hình nến evening star mà không cần kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác:
Cách 1: Đặt lệnh bán khi mô hình nến sao hôm hình thành hoàn toàn:
- Đặt lệnh bán ngay khi nến thứ ba đóng cửa.
- Đặt mức dừng lỗ (stoploss) phía trên mức cao nhất của nến thứ hai một chút (hoặc mức kháng cự gần nhất) đề phòng trường hợp bị quét.
Cách 2: Đặt lệnh sell stop khi mô hình nến sao hôm hoàn thành:
- Điểm vào lệnh tại vị trí thấp hơn bóng nến giảm một chút
- Đặt stoploss cao hơn bóng nến giữa một chút để phòng trường hợp bị quét.
Đây là cách an toàn nhất và phòng được trường hợp giá không giảm khi mô hình xuất hiện.
Cách 3: Sử dụng lệnh sell limit
- Đặt lệnh bán ở mức giá bằng nửa chiều dài của nến giảm cuối cùng trong mô hình evening star.
- Stoploss đặt cao hơn bóng nến giảm của mô hình một chút.
Cách này giúp bạn tối ưu lợi nhuận, nhưng rủi ro là giá không hồi lên để khớp lệnh mà tiếp tục giảm.
Có thể xác định các mức đóng vị thế chốt lời như sau:
- Chốt lời ở nến giảm tiếp theo sau mô hình: Sau khi mô hình evening star hoàn thành, thường có một nến giảm tiếp tục theo xu hướng mới. Nhà giao dịch có thể chốt lời ở cây nến giảm đầu tiên này sau khi mô hình hoàn tất để tận dụng sự giảm giá.
- Chốt lời tại các mức hỗ trợ: Nhà giao dịch thường đợi mức giá chạm đến một ngưỡng hỗ trợ mạnh để chốt lời, vì tại các mức hỗ trợ, giá có khả năng đảo chiều hoặc điều chỉnh tăng.
- Chốt lời theo tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: Một phương pháp khác là đặt chốt lời dựa trên tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận đã được xác định trước khi vào lệnh. Ví dụ, nếu stoploss cách mức giá vào lệnh 500 USDT, bạn có thể đặt mục tiêu chốt lời ở mức 1,000 USDT (theo tỷ lệ 2:1) so với mức giá vào lệnh.
Tham khảo thêm: 5 cách xác định hỗ trợ kháng cự đơn giản
Ví dụ về cách vào lệnh với mô hình nến Evening Star
Dưới đây là ví dụ cụ thể về cách đặt lệnh giao dịch ETH/USDT khi xuất hiện mô hình nến evening star trên biểu đồ.
Sau khi mô hình hoàn thành, bạn có thể sử dụng chiến lược Sell Stop để giao dịch với mô hình nến sao hôm.
- Đặt lệnh Sell Stop tại mức giá 3,400 USDT, dưới mức giá thấp nhất của nến thứ ba một chút để đảm bảo rằng chỉ vào lệnh khi xu hướng đã xác nhận.
- Mức dừng lỗ (stoploss) sẽ được đặt cao hơn nến thứ hai một chút là 3,547 USDT để bảo vệ vốn.
- Mức chốt lời (take profit) đầu tiên được đặt ở mức giá thấp nhất của cây nến giảm mạnh tiếp theo, là 3,162 USDT để tối ưu hóa lợi nhuận. Mức chốt lời thứ hai ở ngưỡng hỗ trợ gần nhất, khoảng 3,000 USDT.
Lưu ý khi giao dịch với mô hình nến Sao hôm
Khi giao dịch với mô hình nến evening star, cần chú ý một số điểm quan trọng để đảm bảo tín hiệu đảo chiều là đáng tin cậy và tối ưu hóa chiến lược giao dịch:
- Xác nhận tín hiệu: Đảm bảo rằng mô hình evening star đã hoàn tất trước khi vào lệnh, nghĩa là bạn nên chờ nến thứ ba đóng cửa để đảm bảo rằng tín hiệu đảo chiều là rõ ràng.
- Xác nhận xu hướng tăng: Mô hình nến evening star chỉ có giá trị khi xuất hiện sau một xu hướng tăng rõ ràng. Không nên sử dụng mô hình này khi giá trong vùng đi ngang.
- Khối lượng giao dịch: Theo dõi khối lượng giao dịch trong quá trình hình thành mô hình. Khối lượng cao trong nến thứ ba là dấu hiệu tốt cho thấy sự xác nhận của phe bán. Nếu khối lượng thấp, tín hiệu có thể không đủ mạnh và cần cẩn trọng hơn.
- Kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác: Để tăng độ tin cậy cho tín hiệu đảo chiều, nên kết hợp mô hình evening star với các chỉ báo kỹ thuật khác như RSI, MACD, hoặc bollinger band. Các chỉ báo này có thể giúp xác nhận xu hướng giảm giá và cung cấp thêm thông tin về tâm lý thị trường.
Hướng dẫn cài đặt nến Evening Star trên TradingView
Để sử dụng chỉ báo tự động nhận diện mô hình nến evening star trên TradingView, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào TradingView và chọn cặp giao dịch muốn phân tích.
Bước 2: Nhấn vào nút Indicators (Chỉ báo) phía trên biểu đồ.
Bước 3: Trong khung tìm kiếm, nhập từ khóa Evening Star Pattern. Chọn chỉ báo này từ kết quả tìm kiếm và thêm vào biểu đồ.
Sau đó, TradingView sẽ giúp bạn xác định các mô hình nên Evening Star (nến sao hôm) xuất hiện trên biểu đồ giá.