Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

MACD là gì? 06 cách sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả trong giao dịch

MACD là chỉ báo nhằm xác định những thay đổi của một xu hướng. Hiểu đúng bản chất của chỉ báo MACD là gì và tối ưu kết quả giao dịch với 6 phương thức sau đây!
Avatar
kaylin
Published Jun 20 2021
Updated Aug 06 2022
12 min read
thumbnail

Chỉ báo MACD là một trong những chỉ báo phổ biến được nhiều nhà đầu tư ứng dụng trong việc phân tích biến động thị trường. Đọc ngay bài viết sau để cùng tìm hiểu thêm những nội dung về Đường chỉ báo MACD với:

  • Chỉ báo MACD là gì?
  • Cách cài đặt chỉ báo MACD như thế nào?
  • Cấu tạo của chỉ báo MACD và bản chất của nó
  • Hướng dẫn sử dụng MACD hiệu quả
  • Và lưu ý khi sử dụng đường MACD là gì?

Tìm hiểu cùng MarginATM!

MACD là gì?

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (đường trung bình động hội tụ phân kỳ). Đây là chỉ báo nhằm xác định những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng. 

Chỉ báo MACD còn được xem là một chỉ báo trễ (lagging indicator), được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật và phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979. 

Cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview và Binance

Để cài chỉ báo MACD trên bất kỳ nền tảng nào, điều đầu tiên bạn cần làm là tạo tài khoản, đăng nhập và vào chart! Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview và sàn giao dịch Binance.

Tradingview

Như mình đã nói, bạn cần biết về TradingView, sau đó đăng ký tài khoản và vào chart. Khi đã vào chart, bạn hãy làm theo 3 bước sau:

  • Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng.
  • Ở khung tìm kiếm, bạn hãy điền vào chữ “MACD".
  • Sau khi ra kết quả, click vào dòng đầu tiên.

Như vậy bạn đã cài xong chỉ báo MACD. Khi tắt khung này chỉ báo sẽ xuất hiện dưới giá. 

cài đặt chỉ báo macd
Cài đặt chỉ báo MACD trên Tradingview

Sàn giao dịch Binance

Hiện nay, Binance được xem là một sàn giao dịch tiền điện tử tập trung lớn nhất thế giới. Cách đăng ký tài khoản trên Binance khá phức tạp và đòi hỏi xác minh danh danh tính nhiều bước. Do đó bạn cần xem hướng dẫn cách đăng ký tài khoản chi tiết tại đây.

Sau khi đăng nhập và vào chart của Binance bạn hãy làm theo 3 bước sau:

  • Click vào biểu tượng gần khung thời gian có hiện lên chữ “Chỉ báo kỹ thuật"
  • Thông thường Binance sẽ dùng chỉ báo MA & VOL là 2 chỉ báo mặc định. Nên bạn chỉ cần click vào để xóa đi.
  • Sau đó click vào chữ MACD để cài đặt chỉ báo MACD cho chart.
chỉ báo macd
Cài đặt chỉ báo MACD trên sàn Binance

Cấu tạo của chỉ báo MACD

chỉ báo macd
Cấu tạo của một chỉ báo MACD

Một chỉ báo MACD sẽ bao gồm 4 thành phần:

1. Đường MACD (MACD Line): Được thể hiện bằng đường màu xanh trên chart. Công thức tính đường MACD: 

Đường MACD = EMA 12 – EMA 26.

2. Đường tín hiệu (Signal Line): được thể hiện bằng đường màu cam trên chart. Công thức tính đường tín hiệu: 

Đường tín hiệu = EMA 9 của đường MACD.

3. Histogram: Được thể hiện bằng dải màu xanh & đỏ. Công thức tính Histogram: 

Histogram = Đường MACD – Đường Signal.

  • Nếu đường MACD ở trên đường tín hiệu thì Histogram có giá trị dương, và ngược lại.
  • Tại điểm giao nhau giữa đường MACD và đường Signal, Histogram có giá trị bằng 0.

4. Đường zero: Vùng chia cắt quyết định thị trường tăng hay giảm.

Ý nghĩa của chỉ báo MACD

chỉ báo macd
Ý nghĩa của đường MACD

MACD là chỉ báo mà chúng ta có thể thay đổi các con số đầu vào. Khi bấm vào phần cài đặt trên MACD - các đầu vào, mình có 3 con số 12, 26, 9. Vậy 3 con số này có ý nghĩa là gì? Lúc đầu chỉ báo MACD được áp dụng cho thị trường tài chính truyền thống, nơi các nhà giao dịch: 

  • 6 ngày trong một tuần,
  • 12 tương đương 2 tuần giao dịch trong tháng,
  • 26 là con số tượng trưng cho một tháng, 9 tương đương 1.5 tuần.

Theo công thức ở trên, MACD là hiệu của EMA (12) và EMA (26). Nếu nó dương thì tâm lý của các nhà đầu tư trong 12 chu kỳ gần đây “tích cực” hơn trong 26 chu kỳ trước đó và ngược lại. Hiện nay, người ta vẫn giữ các con số mặc định cho MACD là 12, 26 và 9. Mình thường để mặc định các con số này để sử dụng.

Đường tín hiệu là một đường trung bình động hàm mũ 9 (EMA9) chu kỳ gần nhất của MACD. Nó là đường tham chiếu cho MACD.

Histogram là hiệu giữa MACD và Tín hiệu. Nếu Histogram dương thì chứng tỏ tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường “tích cực” hơn trong các chu kỳ gần đây.

Đường zero có thể xem là ngưỡng hỗ trợ kháng cự mạnh của chỉ số MACD. Vì trong thị trường có xu hướng, khi tiến gần về đường zero thì đường MACD & Tín hiệu có xu hướng quay đầu (nếu break qua cho thấy xu hướng đang tăng hoặc giảm mạnh).

Hướng dẫn sử dụng MACD hiệu quả 

Giao cắt của đường MACD & Tín hiệu

Ở phương pháp này, chúng ta sẽ hành động dựa trên đường MACD và đường tín hiệu:

  • Khi đường MACD cắt đường Tín hiệu và đi lên => BUY.
  • Khi đường Tín hiệu cắt đường MACD và đi xuống => SELL.
cách sử dụng chỉ báo macd
Giao cắt của MACD & Tín hiệu

Đây là tín hiệu đơn giản, dễ nhận biết và dễ sử dụng nhất của MACD. Vì lý do đó mà sẽ bị nhiễu khá nhiều nếu chúng ta đánh NGƯỢC xu hướng.

Xét ví dụ sau: 

MACD 5 lần cho tín hiệu SELL khi đường MACD cắt đường tín hiệu đi xuống. Và cả 5 tín hiệu này đều SAI? 

cách sử dụng chỉ báo macd

Thông thường, khi sử dụng một công cụ, chỉ báo thì xác suất đúng phải trên 50% mới có thể dùng để giao dịch. 

Giả sử khi giao dịch thật sự, bạn đánh 5 lệnh và cả 5 lệnh này đều stoploss, chắc chắn bạn sẽ không vững tâm lý để tiếp tục đánh và tin vào MACD nữa. 

Để giải quyết vấn đề trên, bạn cần lưu ý khi giao dịch bằng tín hiệu giao cắt đó là: Phải đánh đúng xu hướng. Tức là bạn không thể đánh lệnh SELL khi thị trường đang tăng mạnh. 

Một tip nhỏ giúp bạn tránh mắc lỗi này là:

  • Hạn chế đánh BUY khi MACD & đường Tín hiệu nằm dưới đường zero.
  • Hạn chế đánh SELL khi MACD & đường Tín hiệu nằm trên đường zero.

Histogram chuyển từ – sang + và ngược lại

Phương pháp thực hiện:

  • Khi Histogram chuyển từ – sang + (hay từ màu đỏ sang màu xanh) thì BUY.
  • Khi Histogram chuyển từ + sang – (hay từ màu xanh sang màu đỏ) thì SELL.
cách sử dụng macd
Dấu hiệu Histogram chuyển từ – sang + và ngược lại

Để đảm bảo tính trực quan, mình được tắt bớt đường MACD & đường tín hiệu trên chart. 

Do dải Histogram cho tín hiệu sớm hơn đường MACD và đường tín hiệu, nên độ nhiễu sẽ cao hơn đường tín hiệu giao cắt ở trên nhé. Nhất là trong giai đoạn thị trường sideways, bạn không nên áp dụng tín hiệu này vì khi đó dải histogram sẽ chuyển màu xanh đỏ liên tục.

MACD cắt đường zero 

Phương pháp thực hiện:

  • Khi MACD cắt đường zero từ dưới lên => BUY.
  • Khi MACD cắt đường zero từ trên xuống => SELL.
cách sử dụng macd
Đường MACD cắt đường zero 

Trên hình đã được ẩn bớt dải Histogram & đường tín hiệu, chỉ giữ lại đường MACD (xanh) đường zero (đen) nằm ngang.

Phương pháp này giống như phương pháp break out, vào lệnh khi giá phá một hỗ trợ hay kháng cự mạnh. 

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng bao gồm đường MACD tiến gần về đường zero thì đảo chiều xu hướng.

  • Đường MACD > 0 khi giảm gần về đường zero thì quay đầu đi lên => BUY.
  • Đường MACD < 0 khi tăng gần về đường zero thì quay đầu đi xuống => SELL.

Tín hiệu phân kì (thường) đảo chiều

cách sử dụng macd
Tín hiệu phân kỳ thường

Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đỉnh:

  • Xu hướng tăng sẽ có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo MACD lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
  • Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ tăng thành giảm.
cách sử dụng macd
Ở xu hướng tăng thì xét đỉnh

Ở xu hướng giảm ⇒ Xét đáy:

  • Xu hướng giảm sẽ có đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng chỉ báo MACD lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau cao hơn đáy trước.
  • Khi đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều từ giảm thành tăng.
cách sử dụng macd
Ở xu hướng giảm thì xét đáy

Nếu thấy tín hiệu phân kì thì bạn nên chốt lệnh khi đường MACD cắt đường signal đi xuống và chuyển sang lệnh BUY.

Tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn

Đối với phân kì ẩn, các phương pháp được sử dụng sẽ trái ngược với phân kì thường.

Tín hiệu phân kỳ ẩn

Ở xu hướng tăng ⇒ Xét đáy:

  • Xu hướng tăng sẽ có đáy giá sau cao hơn đáy giá trước nhưng chỉ báo MACD lại cho tín hiệu ngược lại khi đáy sau thấp hơn đáy trước.
  • Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng tăng hiện tại.
cách sử dụng macd
Ở xu hướng tăng thì xét đáy

Ở xu hướng giảm ⇒ Xét đỉnh:

  • Xu hướng giảm sẽ có đỉnh giá sau thấp hơn đỉnh giá trước nhưng chỉ số MACD lại cho tín hiệu ngược lại khi đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
  • Khi đó giá sẽ có xu hướng tiếp diễn xu hướng giảm hiện tại.
cách sử dụng macd
Ở xu hướng giảm thì xét đỉnh

Lúc này, nếu thấy tín hiệu phân kì thì bạn nên chốt lệnh khi đường MACD cắt đường signal đi xuống và chuyển sang lệnh SELL

Sử dụng đa khung thời gian

Đây là phương pháp xác định xu hướng khung lớn hơn và tìm điểm vào lệnh ở khung nhỏ. Việc áp dụng đa khung thời gian giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về một coin, biết được xu hướng dài hạn, tránh đánh ngược xu hướng. Vào khung nhỏ sẽ tìm được entry đẹp cũng như kịp thời phản ứng với các biến động từ thị trường.

Ví dụ: Bạn giao dịch trên khung thời gian H4, thì bạn cần vào khung D để xác định xu hướng. Tương tự nếu giao dịch khung H1 thì vào H4 xác định xu hướng.

Để xác định xu hướng hay điểm vào lệnh bạn có thể áp dụng các tín hiệu như trên.

Tìm hiểu xem Cách sử dụng và phân tích đa khung thời gian.

05 lưu ý khi sử dụng chỉ báo MACD

Để sử dụng MACD một cách hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • MACD là một chỉ báo trễ nên sẽ cho tín hiệu chậm. Nếu bạn đánh tỉ lệ take profit và stoploss thấp thì chỉ nên dùng MACD để xác nhận xu hướng, hoặc vào khung nhỏ để tìm entry đẹp.
  • Histogram cho tín hiệu sớm hơn đường MACD & đường tín hiệu. Do đó trong một số trường hợp sẽ bị nhiễu nhiều hơn.
  • Không nên đánh ngược xu hướng, các tín hiệu giao cắt của MACD nên áp dụng chung với phân kì.
  • Khi thị trường đang tăng hoặc giảm quá mạnh, các tín hiệu phân kì đảo chiều gần như vô dụng. KHÔNG NÊN đánh ngược xu hướng ở thời điểm này. Thay vào đó bạn có thể chờ tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn để đánh theo xu hướng đó.
  • Khi giá xuất hiện phân kì (thường) đảo chiều và theo sau là tín hiệu phân kì (ẩn) tiếp diễn, lúc này phân kì ẩn sẽ chính xác hơn giá sẽ tiếp diễn xu hướng hiện tại.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp RSI và MACD hay kết hợp Bollinger Band và MACD.

Tìm hiểu thêm về Chỉ báo Ichimoku & cách sử dụng chỉ báo trong giao dịch.

Lời kết

Vừa rồi mình đã chia sẻ với các bạn về chỉ báo MACD là gì và tất cả kiến thức về chỉ báo MACD này. Bên cạnh đó cũng đã hướng dẫn cách sử dụng MACD hiệu quả cũng như phương pháp giao dịch với chỉ báo.

Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về các loại chỉ báo cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để MarginATM hỗ trợ bạn nhé!

RELEVANT SERIES