Mỹ đưa ra dự luật đầu tiên về crypto
Vào sáng ngày 7/6, một bản thảo dự luật mới liên quan đến tiền điện tử tại Mỹ đã được tiết lộ trên các trang mạng xã hội. Các quy định mới về crypto tạo nên nhiều cuộc tranh luận trong cộng đồng về ảnh hưởng mà nó đem lại.
Cụ thể, một tài khoản twitter có tên là bot_slam đã tweet các hình ảnh về một bản thảo dài 600 trang được cho là dự luật của Mỹ về crypto.
Trước đó, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis và Kirsten Gillibrand cho biết đã sẵn sàng cho ra mắt dự luật về quy định trong tiền điện tử cho thượng viện Hoa Kỳ vào ngày 7/6/2022.
Theo Politico, đây là dự luật đâu tiên kết hợp tài sản kỹ thuật số vào hệ thống tài chính quốc gia này. Dự luật được soạn để làm rõ các quy định về tiền điện tử đồng thời đưa ra phân loại các tài sản kỹ thuật số một cách uy tín và được chấp nhận toàn cầu.
Theo thông tin từ tweet của bot_slam, một quy định mới yêu cầu các các tổ chức phi tập trung (DAO), sàn giao dịch và người cung cấp stablecoin phải xác minh thân phận. Nếu không, họ sẽ phải chịu các khoản thuế cá nhân.
Các luật mới được cho là nghiệm ngặt hơn và gần như không cho phép các dự án “ẩn danh” tồn tại.
Một số tài sản tiền điện tử sẽ được tái phân loại thành hàng hóa dưới sự quản lý của CFTC (Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai). Tuy nhiên, điều này có thể gây nên sự xung đột giữa tổ chức này với SEC (Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ).
Bất cứ giao dịch sẽ được xem như giao dịch các tài sản kỹ thuật số. Mặc dù chưa được làm rõ nhưng quy định này có thể bao gồm cả các AMM và DEX.
Phí hành chính sẽ được nâng lên và các sàn giao dịch sẽ phải đóng một phần phí cho chính phủ. Điều này sẽ dẫn đến các nhà đầu tư sẽ đối diện với việc tăng phí gián tiếp từ các sàn giao dịch.
Tuy nhiên, cũng có một số quy định mang tính khách quan. Điển hình như khái niệm phá sản được thay đổi . Tài sản được gửi vào sẽ không bị thanh lý và trả lại cho người dùng.
Luật cũng đưa ra một phần riêng biệt về Điều khoản dịch vụ và người dùng phải đồng ý các điều kiện dựa trên các phiên bản mã nguồn. Những thay đổi mới liên quan tới mã nguồn sẽ phải thông báo và được sự đồng thuận của người dùng.
Thêm vào đó, các cơ quan quản lý khác sẽ được trao các quyền hạng điều tra và đưa ra lời khuyên về các quy định trong các lĩnh vực khác nhau. Đề nghị cũng cho phép các cơ quan nhận tiền gửi có quyền triển khai stablecoin.
Dự luật cũng nêu rõ các quy định phải tuân thủ và hình phạt khác.
Sau khi bản dự luật này được công bố, nhiều người trong cộng đồng crypto bày tỏ rằng thị trường tiền điện tử sẽ ngày càng được thắt chặt hơn. Đặc biệt là các dự án làm về DeFi (tài chính phi tập trung) và DAO (tổ chức quản trị phi tập trung)…
Một số người khác chỉ ra được một số điểm tích cực hiện tại:
“Bởi vì đây chỉ là bản đầu tiên của dự luật, tiếp theo sẽ là thời gian để các nhóm vận động hành lang vào cuộc và cố gắng thay đổi chúng nên không phải là không còn hi vọng.”, Cochran từ quỹ Cinneamhain cho biết.
“Nếu dự luật này được thông qua như vậy, nó sẽ đem lại lợi ích lâu dài, tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến 99% thị trường hiện tại.”
Trước đó, Sam Bankman-Fried hay Brian Armstrong đều chi hằng triệu USD nhằm chạy các chiến dịch chính trị cũng như các hoạt động vận động hành lang nhằm giúp crypto được chấp nhận rộng rãi hơn ở quốc gia này.
Đọc thêm: Thị trường crypto phản ứng tiêu cực khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm