Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm tăng trở lại, dấu hiệu uptrend tiếp diễn?
Trong 03 và 04/2024, nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực tiền điện tử đều đạt mức trên 1 tỷ USD. Lần cuối cùng thị trường crypto nhận được trên 1 tỷ USD nguồn vốn đầu tư mạo hiểm trong 2 tháng liên tục là từ tháng 10/2022.
Trong tháng 03/2023, nguồn vốn đầu tư đạt 1.09 tỷ USD qua 186 vòng gọi vốn. Tháng 04/2024 chứng khiến sự sụt giảm nhẹ với 1.02 tỷ USD với 161 vòng đầu tư theo số liệu từ RootData.
Một số vòng gọi vốn đáng chú ý có thể kể đến như:
- Monad - blockchain layer 1 được mệnh danh là “kẻ hủy diệt Solana”: 225 triệu USD do Paradigm và Coinbase Venture dẫn đầu.
- Berachain - blockchain layer 1 xây dựng dựa trên Cosmos: 100 triệu USD.
- Auradine - dự án làm về cơ sở hạ tầng blockchain: 80 triệu USD.
- Dự án RWAs Securitize: 47 triệu USD do Blackrock dẫn đầu.
Trong năm 2024, các dự án làm về cơ sở hạ tầng blockchain đã nhận được nhiều vốn đầu tư mạo hiểm nhất với 1.7 tỷ USD, trong khi các giao thức DeFi đứng thứ hai với 626 triệu USD. Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO) nhận được ít vốn đầu tư nhất, chỉ có 3 triệu USD trong năm 2024.
Tính đến nay trong năm 2024, đã có 3.67 tỷ USD được đầu tư vào ngành thông qua 604 vòng gọi vốn và dự kiến sẽ vượt qua mức 9.3 tỷ USD được đầu tư trong năm 2023.
Đã có hơn 100 tỷ USD được đầu tư vào ngành công nghiệp blockchain trong vòng 10 năm từ 2014 và thông qua 5.195 vòng gọi vốn.
Các quỹ đầu tư mạo hiểm đang tìm kiếm nguồn vốn mới cực lớn với Pantera Capital gọi vốn 1 tỷ USD và Paradigm gọi vốn 850 triệu USD.
Việc Pantera Capital gọi vốn 1 tỷ USD sẽ là lần gọi vốn lớn nhất cho ngành tiền điện tử kể từ những tháng 05/2022. Trước đây vào tháng 01/2022, công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Thung lũng Silicon, Andreessen Horowitz (a16z) đã thành công gọi vốn với mức kỷ lục 4.5 tỷ USD.
Thú vị là trong tổng số 7.2 tỷ USD gọi được vào năm 2022, a16z chỉ tập trung đầu tư vào AI và trò chơi điện tử, nguồn vốn cho mảng crypto của a16z vẫn không thay đổi.
Trong giai đoạn sáu tháng trước khi Bitcoin đạt ATH vào tháng 11/2021, thị trường crypto đã chứng kiến một lượng vốn đầu tư mạo hiểm cực kỳ lớn. Đây là thời điểm mà sự quan tâm của cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức đối với các dự án và công ty trong lĩnh vực blockchain đã tăng mạnh.
Trong giai đoạn từ tháng 05 đến tháng 11/2021, số tiền được gọi vốn thông qua các vòng đầu tư mạo hiểm đã tăng đột biến. Tháng 11/2024 đạt mức cao nhất với 7.12 tỷ USD được đầu tư thành công trong 1 tháng. Số lượng vòng đầu tư mạo hiểm cũng tăng lên đáng kể, với một số tháng chứng kiến hơn 200 vòng đầu tư.
Trong thời điểm này, crypto Fear & Greed index đạt mức cao nhất mọi thời đại với 79/100 điểm - cực kỳ tham lam vào cuối 2021.
Để thị trường tiền điện tử có thể trở lại giai đoạn hưng phấn như trước, cần phải có sự phối hợp giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô. Điều này bao gồm một thị trường việc làm ổn định và sôi động, cùng với sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư cá nhân (retail investors).
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như sự ổn định chính trị, các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, cùng với sự phát triển của công nghệ blockchain và sự chấp nhận rộng rãi hơn của crypto trong các giao dịch hàng ngày cũng sẽ đóng vai trò quan trọng.
Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào thị trường tiền điện tử đang cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng, với các nhà đầu tư đang tích cực tìm kiếm cơ hội. Mặc dù mức vốn hiện tại chưa bằng kỳ uptrend trước, nhưng sự tăng trưởng vốn gần đây là dấu hiệu lành mạnh, báo hiệu rằng thanh khoản dành cho phát triển dự án đang được cải thiện.
Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của thị trường mà còn có tiềm năng thu hút thêm vốn đầu tư từ các nhà đầu tư cá nhân, những nguồn vốn này sẽ là ngòi nổ cho mùa uptrend sắp tới.
Đọc thêm: Cộng đồng phẫn nộ khi Justin Sun gửi tiền vào Swell khiến APY lập tức chia đôi