Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tại sao Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm?

Khi nhiều quốc gia vẫn đang nâng lãi suất để chống lạm phát trong giai đoạn 2021 - 2023 thì Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm. Tại sao lại xảy ra vấn đề này?
Luci
Published Sep 30 2023
Updated Oct 04 2023
6 min read
thumbnail

Trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn đang phải nâng lãi suất để chống lại lạm phát trong giai đoạn 2021 - 2023 thì Nhật Bản vẫn duy trì lãi suất âm. Tại sao lại xảy ra vấn đề này, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thập kỷ mất mát và Abenomics

Nhật bản trải qua thập kỷ mất mát kéo dài từ năm 1990 khi bong bóng tài sản sụp đổ kéo theo sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế.

gdp nhật bản
Tốc độ tăng trưởng GDP Nhật Bản. Nguồn: Tradingeconomics.

Theo đó, kể từ những năm 1990, tốc độ tăng trưởng GDP Nhật Bản giảm mạnh so với giai đoạn tăng trưởng thần kỳ trước đó. Kéo theo hàng loạt hệ luỵ như tỷ lệ đầu tư giảm, gia tăng nợ xấu, suy giảm năng suất lao động, lạm phát ở mức âm, …

nhật bản tăng trưởng gdp thần tốc 1967 - 1989
Thời kỳ tăng trưởng GDP thần tốc 1967 - 1989. Nguồn: Tradingeconomics.

Nguyên nhân chủ yếu của “thập kỷ mất mát" là do bong bóng tài sản, được xây dựng từ nền móng số lượng của cải khổng lồ được tích luỹ trong giai đoạn tăng trưởng thần tốc trước đó. 

Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương Nhật khi đó lại tiến hành nới lỏng tiền tệ để khuyến khích mở rộng kinh doanh, tuy nhiên chính sách này đã phản tác dụng. Lãi suất thấp khiến giới đầu cơ tiếp tục mở các khoản vay mua nhà mới khiến bong bóng ngày càng phình to.

Bong bóng sụp đổ đã tạo ra hệ quả như đã đề cập.

Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2012, khi vị cố thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức lần thứ hai, ông đã triển khai kế hoạch cải tổ nền kinh tế Nhật Bản được gọi là Abenomics. 

Chính sách đã đạt được thành công trên nhiều phương diện như tăng trưởng GDP, tăng lạm phát trở lại, giảm thất nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện …

gdp trên danh nghĩa của nhật bản
GDP danh nghĩa Nhật Bản (tính theo JPY) thời kỳ thủ tướng Shinzo Abe.

Tuy nhiên chính sách này cũng để lại một số hậu quả nhất định như khiến tỷ giá đồng Yên Nhật (JPY) sụt giảm trên thị trường quốc tế, gia tăng tỷ lệ nợ công trên GDP, …

Về chính sách Abenomics, ông thực hiện chính sách này thông qua 3 mục tiêu chính:

    Nới lỏng tiền tệ: Thông qua hình thức bơm tiền ra ngoài thị trường, giảm lãi suất thực và giảm giá đồng Yên để đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng lạm phát và thúc đẩy đầu tư.
    Về chính sách tài khoá: Thúc đẩy chi tiêu công nhằm gia tăng tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn để đạt hiệu quả dài hạn.
    Cải cách kinh tế sâu rộng: Thông qua rất nhiều các chính sách và luật phúc tạp để khiến ngành công nghiệp Nhật Bản trở nên cạnh tranh hơn. Một vài biện pháp có thể kể tới như khuyến khích lao động nữ và lao động nhập cư, khiến doanh nghiệp có thể sa thải lao động thiếu hiệu quả dễ dàng hơn. Điểm nhấn của chính sách này nằm ở việc thúc đẩy ngành công nghệ để khiến nước Nhật chuyển mình.
advertising

Chính sách tiền tệ của Nhật Bản theo kiểu Abenomics

Về cụ thể chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) trong giai đoạn 2012 - 2020 (thời cố thủ tướng Shinzo Abe đương nhiệm) đã thực hiện nới lỏng tiền tệ.

Vào tháng 04/2013, BoJ thông báo chương trình mua vào trái phiếu Nhật Bản có giá trị khoảng 70 nghìn tỷ JPY mỗi năm (~khoảng 470 tỷ USD theo tỷ giá tháng 09/2023).

Trong tháng 10/2014, BoJ tiếp tục nâng số lượng mua vào lên 80 nghìn tỷ JPY mỗi năm.

Động thái này nhằm điều chỉnh lãi suất Nhật Bản ở mức âm nhằm kéo lạm phát lên mức mục tiêu 2%.

lãi suất của nhật bản
Lãi suất của Nhật Bản. Nguồn: Tradingeconomics.

Việc tăng cung tiền sẽ làm suy giảm tỷ giá đồng JPY tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản đồng thời kích thích tiêu dùng và đầu tư nội địa.

Tuy nhiên, chính sách này cũng dẫn tới hệ quả khiến cho tỷ lệ nợ công của Nhật Bản gia tăng cao (do lãi suất thấp nên chính phủ có thể dễ dàng vay tiền). Có thể xem như đây là một “ván cược vào tương lai" vì trong trường hợp các hình thức kích thích này không tạo ra nhiều hiệu quả thì sẽ trở thành gánh nặng cho chính nước Nhật.

tỷ lệ nợ công trên gdp
Tỷ lệ nợ công trên GDP. Nguồn OECD.

Hiện nay, mức lạm phát của Nhật Bản đang ở mức 3.3%. Do đó, tuy vẫn duy trì chính sách lãi suất âm nhưng BoJ đã cho phép nâng mức biến động của lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm lên mức 1% (xung quanh mốc 0%). Nhiều chuyên gia nhận định rằng điều này không khác gì một động thái tăng lãi suất.

lạm phát của nhật bản
Lạm phát của Nhật Bản.

Đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc tiếp tục chính sách tiền tệ theo kiểu Abenomics nhưng BoJ hiện nay vẫn đang tiếp tục duy trì mức lãi suất âm trong khi nhiều quốc gia trên thế giới phải nâng lãi suất để chống lại lạm phát.

Ảnh hưởng tới đồng Yên Nhật (JPY)

Vậy các chính sách kể trên có ảnh hưởng ra sao tới giá đồng Yên Nhật?

Nếu tiếp tục duy trì chính sách Abenomics thì nhiều khả năng xu hướng giảm của đồng Yên Nhật sẽ vẫn tiếp tục trong dài hạn cho tới khi nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng ở mức ổn định và/hoặc các ngân hàng trung ương của các quốc gia khác dừng tăng lãi suất.

Từ năm 2012 - 2016, trong giai đoạn mới triển khai nới lỏng tiền tệ, đồng USD đã có mức tăng khoảng 50% so với đồng Yên Nhật.

yên nhật tiếp tục mất giá
Đồng Yên Nhật tiếp tục mất giá so với USD. Nguồn: Investing.com.

Trong giai đoạn sau đó, tỷ giá USD/JPY đã điều chỉnh giảm và trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn 2022 trở đi khi Nhật tiếp tục giữ chính sách nới lỏng trong bối cảnh Mỹ tiến hành thắt chặt tiền tệ thì xu hướng tăng đã quay trở lại.

Do đó, nếu trader muốn giao dịch các loại tài sản với đồng Yên Nhật thì cần phải hiểu rõ về chính sách này kèm với các tác động từ nhiều chính sách bổ sung.

nghi vấn can thiệp tỷ giá
Nghi vấn BoJ can thiệp tỷ giá. Nguồn: Reuters.

Ví dụ, vào giai đoạn cuối năm 2022, đã có nghi vấn cho rằng chính phủ Nhật Bản đã có động thái bán USD trên thị trường ngoại hối nhằm can thiệp tỷ giá để ngăn chặn tình trạng đồng Yên mất giá.

Theo đó tỷ giá USD/JPY trong giai đoạn sau đó đã giảm khoảng 14% sau đó quay lại mốc 149 JPY đổi 1 USD.

tỷ giá yên đã giảm 14%
Tỷ giá Yên đã giảm 14%.

Tuy nhiên nếu đà giảm không được kiểm soát thì BoJ có thể xem xét tới khả năng tăng lãi suất trở lại.

Và đây hoàn toàn có thể mở ra các cơ hội đầu cơ mới đối với JPY.

Đọc thêm: Lạm phát cao hơn dự đoán, FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất?

**Không phải lời khuyên tài chính.

RELEVANT SERIES