Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Sự khác biệt giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá là công cụ phổ biến nhằm ổn định kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Vậy Chính sách tiền tệ khác chính sách tài khoá ở đâu?
Avatar
immihu.web3
Published Jul 11 2023
Updated Jul 27 2023
5 min read
thumbnail

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá là 2 công cụ phổ biến nhằm ổn định, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế. Vậy Chính sách tiền tệ là gì? Điểm khác biệt giữa 2 chính sách này ở đâu?

Tìm hiểu về chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ được hiểu là việc sử dụng các công cụ tín dụng, ngoại hối nhằm ổn định tiền tệ, đây chính là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) nhằm đạt mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô như ổn định giá cả, việc làm đẩy đủ và tăng trưởng kinh tế ổn định.

Chính sách lưu thông tiền bao gồm nhiều hoạt động như:

    Khuyến khích cá nhân và doanh nghiệp vay chi tiêu sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế;
    Hạn chế chi tiêu, khuyến khích tiết kiệm để tác động khi lạm phát quá cao;
    Quy định mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.

Ở Mỹ, Cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ trong Hệ thống Dự trữ Liên bang là Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC). FOMC hiện có tám cuộc họp theo lịch trình mỗi năm, trong đó họ xem xét các diễn biến kinh tế, tài chính và xác định lập trường chính sách tiền tệ phù hợp. Khi xem xét triển vọng kinh tế, FOMC đánh giá các lộ trình chính sách tài khóa hiện tại và dự kiến ​​có thể ảnh hưởng như thế nào đến các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng như tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP, việc làm và lạm phát.

image
Chính sách tiền tệ của Mỹ có ảnh hưởng tới toàn thế giới.
advertising

Chính sách tài khoá

Như đã tìm hiểu ở bài viết trước, chính sách tài khóa liên quan đến việc quản lý ngân sách của chính phủ. Nó bao gồm việc điều chỉnh thu nhập và chi tiêu công cộng, thuế và khoản vay của chính phủ. Mục tiêu của chính sách tài khóa là thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra công việc và cung cấp dịch vụ công cộng cho cộng đồng.

Đọc thêm: Tác động của chính sách tài khoá tới kinh tế.

So sánh chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá

Giống nhau: Đều là công cụ được thiết kế nhằm ổn định, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Khác nhau: Cùng nhìn bảng so sánh sau về điểm khác biệt giữa 2 chính sách:

image
Sự khác nhau giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.

 Có thể nói, Chính sách tiền tệ thường được thực hiện nhanh hơn nhiều vì nó được quyết định trong thời gian ngắn, mang lại tác động ngay lập tức cho nền kinh tế.

Ngược lại, chính sách tài khoá lại mất nhiều thời gian hơn để đưa ra quyết định, tốc độ cảm nhận tác động cũng chậm hơn.

Đánh giá chung: Cả chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đều có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia, mặc dù các công cụ và quy trình họ sử dụng để đạt được điều đó rất khác nhau.

Chính sách tiền tệ và tài khóa có phối hợp với nhau không?

Lý tưởng nhất là các chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ ở Mỹ, các nhà lãnh đạo chính phủ xác định chính sách tài khóa và nó là một phần trong chiến lược tranh cử nên việc sử dụng chính sách tài khóa trở thành một cuộc đua chính trị. Thậm chí có thể cản trở chính sách tiền tệ nếu không được sử dụng cùng với nhau. Khi điều này xảy ra, nền kinh tế trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào các ngân hàng trung ương để tăng cung tiền và giảm lạm phát.

image
Đồng USD của Mỹ.

Tuy nhiên, khi hai chính sách phối hợp với nhau, chúng có thể mang lại hiệu quả đáng kể với tốc độ nhanh hơn nhiều. Do có độ trễ giữa chính sách tài khóa được đưa ra và tác động được cảm nhận, chính sách tiền tệ có thể giúp khởi động mọi thứ, cả hai chính sách sẽ phát huy tác dụng tối đa trong thời gian dài. Hành động theo cách này có thể giúp trấn an thị trường tài chính và củng cố triển vọng ngắn hạn, trung hạn.

Tác động tới thị trường Crypto

Như chúng ta đã biết, các cuộc họp FOMC về chính sách tiền tệ thường có tác động trực tiếp tới thị trường tài  chính lẫn Crypto. Mỗi khi có các chính sách lãi suất, biên bản cuộc họp FOMC mới được công bố thì thị trường lại chao đảo.

Như biểu đồ bên dưới, sau khi biên bản cuộc họp FOMC ngày 23/3 được công bố vào ngày 13/4 thì Bitcoin ngay lập tức có phản ứng:

image
Giá BTC sau khi công bố biên bản họp FOMC ngày 13/4/2023. Nguồn: TradingView.

Nhìn chung, thị trường Crypto vẫn luôn bị tác động bởi chính sách tiền tệ đặc biệt là Mỹ.  Việc theo sát các chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khoá nhằm có phương án đầu tư đúng đắn là rất cần thiết với nhà đầu tư.

Đọc thêm: Thị trường ra sao trong những lần FED tăng lãi suất.

RELEVANT SERIES