Phân bổ tài sản chiến thuật TAA (Tactical Asset Allocation)
Phân bổ tài sản sao cho phù hợp là một quá trình liên tục và đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ rủi ro và lợi nhuận của danh mục đầu tư.
Có rất nhiều phương pháp phân bổ tài sản như phân bổ tài sản chiến lược, phân bổ tài sản động, phân bổ tài sản chiến thuật, phân bổ tài sản vệ tinh lõi,... Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên tập trung vào phân bổ tài sản chiến thuật.
Nếu bạn là người mới bước chân vào thị trường cryptocurrency và đang phân vân không biết phân bổ tài sản chiến thuật là gì? Cách áp dụng phân bổ tài sản chiến thuật trong đầu tư tiền điện tử như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay nhé.
Phân bổ tài sản chiến thuật là gì?
Phân bổ tài sản chiến thuật (Tactical asset allocation hay TAA) là việc thay đổi kế hoạch phân bổ tài sản đã đề ra ban đầu để kiếm lời từ dự báo các cơ hội ngắn hạn. Giải thích đơn giản tức là việc tạo ra kế hoạch giao dịch kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn khi có cơ hội bên cạnh các chiến lược đầu tư dài hạn đã đặt ra từ trước.
Trong khi đó, phân bổ tài sản chiến lược gắn liền với một nguyên tắc lập danh mục cơ bản (base policy mix). Đây là sự phân bổ các tài sản theo tỉ lệ dựa trên lợi nhuận kỳ vọng của từng loại tài sản.
Ví dụ: Nếu Bitcoin có lợi suất 10%/năm và Ethereum là 5%/năm thì một danh mục có 50% Bitcoin và 50% Ethereum sẽ cho lợi suất kì vọng là 7.5%/năm.
Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ dưới đây để hiểu về phân bổ tài sản chiến thuật.
Ban đầu bạn phân bổ tài sản chiến lược như sau:
Thông qua phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, bạn cho rằng sẽ có sự gia tăng đáng kể nhu cầu đối với Neo trong 18 tháng tới. Bạn quyết định đầu tư nhiều hơn vào Neo để tận dụng cơ hội. Phân bổ chiến lược của danh mục đầu tư vẫn giữ nguyên, phân bổ chiến thuật có thể trở thành:
Ý nghĩa của phân bổ tài sản chiến thuật
Về lâu dài, phương pháp phân bổ tài sản chiến lược có thể quá cứng nhắc. Do đó, bạn sẽ thấy rằng đôi lúc cần phải thay đổi tỉ lệ danh mục đầu tư trong ngắn hạn nhằm tận dụng những cơ hội đầu tư đặc biệt.
Với sự linh hoạt của phương pháp này, bạn có thể tận dụng những dự đoán về xu hướng thị trường và tập trung đầu tư cho nhóm tài sản có lợi trong điều kiện thị trường ấy.
Bằng cách đa dạng hóa thông qua phân bổ tài sản chiến thuật, bạn sẽ có thể chủ động quản lý rủi ro trong danh mục đầu tư của mình, thu được lợi nhuận lớn hơn với rủi ro thấp hơn.
Nó có thể được coi là một chiến lược đầu tư chủ động vừa phải.
Phân bổ tài sản chiến thuật không giống với tái cân bằng danh mục đầu tư. Mục đích của tái cân bằng là đưa danh mục đầu tư đó trở lại phân bổ tài sản chiến lược mong muốn.
Phân bổ tài sản chiến thuật chỉ là quá trình phân bổ tài sản chiến lược trong một thời gian ngắn, với ý định quay trở lại phân bổ chiến lược khi các cơ hội kiếm tiền trong ngắn hạn biến mất.
Phân bổ tài sản chiến thuật khác gì với quản lý vốn?
Quản lý vốn tập trung vào các vấn đề sau:
- Quản lý công việc đầu tư, phân bổ dòng tiền vào các loại tài sản khác nhau, các mã cổ phiếu
- Quản lý doanh thu cá nhân
- Quản lý rủi ro đầu tư
Mặt khác, Phân bổ tài sản chiến thuật tập trung vào việc tối ưu danh mục đầu tư của nhà đầu tư. Làm sao để có thể tối ưu các phương pháp nhận định để xoay vòng liên tục theo dòng tiền. Tối ưu hoá lợi nhuận thay vì giữ một vị thế duy nhất trong một thời gian dài.
=> Vậy điểm khác nhau là:
Có thể thấy phân bổ tài sản chiến thuật là một khía cạnh nhỏ trong bài toán quản lý vốn lớn. Quản lý vốn là mảng quản lý toàn bộ quá trình đầu tư. Còn phân bổ tài sản chiến thuật chỉ là phần tối ưu lợi nhuận bổ sung cho công việc đầu tư đạt hiệu suất cao hơn.
Bạn sẽ khó đạt được hiệu suất cao nếu không biết phân bổ tài sản chiến thuật nhưng nếu muốn thành công trong cả quá trình đầu tư thì gần như phải mở rộng kiến thức về quản lý vốn.
Có thể bạn quan tâm: cách quản lý vốn trong Margin với đòn bẩy lớn
Nguyên tắc vàng trong phân bổ tài sản chiến thuật
Để hiểu rõ cách tài sản chiến thuật, hãy cùng nhìn vào "Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT)" trong một bài báo của Harry Markowitz vào năm 1952 - ông đã từng giành được giải Nobel về kinh tế.
Theo lý thuyết này, các nhóm tài sản lớn thường không có xu hướng di chuyển giống nhau. Khi thị trường biến động, một vài tài sản sẽ hút được dòng tiền làm tăng giá trị và một số nhóm còn lại thì không như vậy.
Dựa vào đó chúng ta có thể giảm thiểu ảnh hưởng khi nhóm tài sản sụt giảm giá trị bằng cách sở hữu tài sản khác có giá trị đang tăng.
Bằng cách kết hợp các nhóm tài sản khác nhau chúng ta có thể giảm thiểu tính biến động của danh mục đầu tư. Điều này đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư cao hơn, hoặc ít nhất là giúp cho nhà đầu tư có thể an tâm hơn.
Vậy phân bổ tài sản chiến thuật trong tiền điện tử như thế nào?
Biến động giá trên thị trường tiền điện tử có tương quan cao với biến động giá của Bitcoin. Điều này làm cho việc phân bổ tài sản chiến thuật theo nguyên tắc của Harry trở thành nhiệm vụ bất hợp lý.
Mặc dù có thể có khả năng tìm thấy một vài đồng coin có tương quan nghịch với BTC, nhưng khả năng cao là nó chỉ là “một xu hướng nhất thời” chứ không phải một xu hướng thị trường lâu dài.
Ví dụ: Trend meme coins vào tháng 5/2021, chúng hút vốn hoá toàn bộ thị trường. Thậm chí nhiều người mua những coin meme với giá gần như bằng 0 sau đó bán với giá tiền tỉ. Sự kiện thu hút dòng tiền toàn bộ thị trường khiến nhiều người chuyển hướng sang và trở lên giàu có. Nhưng nó không được lâu và đã gần như mãi mãi ra đi cùng cú sập ngày 19/5.
Bạn có thể cân nhắc một số giải pháp như sau:
- Phân bổ một phần tài sản của mình vào stablecoin hoặc fiat. Đây là những đồng coin được thiết kế để giảm thiểu sự biến động giá. Vì giá của nó được cố định vào giá của một đồng tiền pháp định cụ thể, một đồng tiền kỹ thuật số, hay một kim loại quý (trường hợp đặc biệt).
- Sự thay đổi chiến thuật có thể xảy ra không chỉ trong một vài tài sản mà là cả một nhóm tài sản. Giả sử phân bổ chiến lược 30% Altcoin bao gồm 15% vào coin có vốn hóa lớn, 10% vào coin có vốn hóa trung bình và 5% vào coin vốn hóa nhỏ.
Nếu triển vọng đối với các coin vốn hóa nhỏ có vẻ không thuận lợi, bạn có thể quyết định phân bổ altcoin là 20% vốn hóa lớn và 10% vốn hóa trung bình trong một thời gian ngắn cho đến khi điều kiện thay đổi. - Đa dạng về khung thời gian. Ví dụ bạn dùng 60% tổng vốn của mình cho trade lướt sóng, vì nó mang lại cơ hội kiếm lời nhanh. 20% vốn cho đầu tư dài hạn (hold), và 20% để phòng khi rủi ro hoặc khi cần vốn gấp.
Trong tổng số tiền dùng để trade lướt sóng thì bạn có thể chia nhỏ để trade vào nhiều đồng coin, không nên dùng tất cả số tiền bạn có cho 1 đồng coin. Bạn có thể chọn 3-5 coin để trade cùng lúc, gia tăng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.
Thông thường, sự thay đổi chiến thuật nằm trong khoảng từ 5% đến 10%, thậm chí có thể thấp hơn. Trên thực tế, việc điều chỉnh bất kì loại tài sản nào hơn 10% thì cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến phân bổ tài sản chiến lược.
Kết luận
Đầu tư tiền điện tử đem lại mức sinh lời lên đến hàng trăm phần trăm nhưng kèm theo biến động rủi ro cao.
Vậy nên nếu bạn đang tìm cách tận dụng lợi thế của việc thay đổi giá trị tài sản và theo kịp những gì đang diễn ra trên thị trường, thì phân bổ tài sản chiến thuật có thể hữu ích với bạn.
Tuy nhiên, phân bổ tài sản chiến thuật nên được áp dụng linh hoạt từng thời điểm và nhất là tránh “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Đọc thêm: Phân tích đa khung thời gian để giao dịch như thế nào?