Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Phân tích đa khung thời gian để giao dịch như thế nào?

Phân tích đa khung thời gian là gì và vì sao nên sử dụng nó? Sau đây là 3 bước để giao dịch đa khung thời gian hiệu quả nhất!
Avatar
kaylin
Published Jun 30 2021
Updated Jul 25 2022
10 min read
thumbnail

Phân tích đa khung thời gian luôn là sự lựa chọn hàng đầu cũng là sự lựa chọn tối ưu đối với các trader. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra điều này.

Hầu hết các trader không để ý đến xu hướng lớn, bỏ lỡ các mức hỗ trợ và kháng cự rõ ràng và bỏ qua các điểm đảo chiều xu hướng. Và bị khóa vào một khung thời gian duy nhất từ đó bỏ lỡ khá nhiều cơ hội tốt.

Một số ít khác cảm thấy việc phân tích đa khung thời gian quá phức tạp và đôi khi xuất hiện mâu thuẫn khiến họ từ bỏ phương pháp này. Hay đơn giản hơn là lười hoặc quên. Các trader có xu hướng nhìn nhìn vào chart thấy tín hiệu đẹp sẽ vào lệnh ngay lập tức và không phân tích kĩ càng.

Trong bài viết này, mình sẽ: 

  • Nêu ra các lợi ích của việc phân tích đa khung thời gian.
  • Tại sao cần phải phân tích đa khung thời gian? Tại sao nên trade theo xu hướng lớn?
  • Một số mâu thuẫn khi giữa các khung thời gian và cách khắc phục.

Phân tích đa khung thời gian là gì?

Phân tích đa khung thời gian là việc theo dõi cùng một cặp giao dịch trên các khung thời gian khác nhau mà mỗi khung có một giá trị thông tin khác nhau. Nói một cách đơn giản, mỗi khung thời gian sẽ cung cấp cho trader những thông tin đặc thù mà khung khác không hề có được. 

Đơn giản và dễ sử dụng nhất là mình sẽ sử dụng 2 khung thời gian chính với 2 mục đích sử dụng khác nhau:

  • Khung thời gian lớn dùng để thiết lập xu hướng dài hạn.
  • Khung thời gian nhỏ hơn được dùng để xác định điểm vào lệnh.

Tại sao phải giao dịch đa khung thời gian?

Sử dụng phương pháp này là bạn chỉ cần dùng 2 hoặc 3 khung thời gian khác nhau cho việc phân tích của mình. Đối với một số trader chuyên nghiệp sẽ sử dụng 3 khung thời gian, tuy nhiên đối với những bạn mới bắt đầu chỉ cần quan sát 2 khung là đủ. 

Bên cạnh đó, việc phân tích giá ở cả 2 khung thời gian không phải để vào lệnh ở cả 2 khung. Mà mỗi khung sẽ có 1 vai trò riêng, sẽ cung cấp cho trader những thông tin đặc thù mà khung khác không hề có được.

Quy tắc chung là sử dụng tỷ lệ thời gian giữa khung nhỏ là 1:4 hoặc 1:6. 

Ví dụ, bạn là một trader trong ngày thường sử dụng khung H1 để phân tích và vào lệnh, lúc đó bạn nên dùng thêm khung H4 hoặc H6 để xác định xu hướng tổng thể của cặp giao dịch đó.

Cách kết hợp đa khung thời gian cho từng hình thức giao dịch

Đa số các trader mới bắt đầu đều đau đầu trong việc chọn khung thời gian phân tích phù hợp với mình. Có nhiều trader chỉ giao dịch trong ngày với khoảng lợi nhuận 4 - 5% cho 1 lệnh nhưng lại dùng khung H4 hoặc D1 để phân tích. Và hậu quả là chờ mỏi mòn mà lệnh không khớp. 

Vậy nên trước khi xác định mình sẽ trade trong khung thời gian nào thì việc cần xác định đầu tiên là: Bạn sẽ giữ lệnh trong bao lâu? 

Điều này sẽ quyết định đến việc bạn dùng khung thời gian nào cho phân tích. Dưới đây là một số khung thời gian được các trader chuyên nghiệp sử dụng nhiều trong thị trường Crypto.

Scalping 

Scalping Trading là việc mở và đóng vị thế ngay khi có lợi nhuận, giao dịch sẽ diễn ra từ vài phút đến vài giờ. Thông thường các nhà giao dịch này sẽ dùng khung thời gian dưới M15 để phân tích. Do đó, phân tích đa khung thời gian có thể dùng khung H1 hoặc M30 sau đó vào khung M15 hoặc M5 để vào lệnh.

Day trading

Day Trading - mục tiêu của các nhà giao dịch này là đảm bảo rằng tất cả các giao dịch được đóng lại vào thời điểm họ đi ngủ. Phân tích đa khung thời gian trong trường hợp này có thể là xem xét biểu đồ H4 sau đó vào khung H1 hay M30 để vào lệnh.

Swing trading

Swing Trading là việc mở giao dịch và giữ chúng trong một vài ngày. Mục tiêu của họ là xác định mô hình giá lý tưởng và sau đó sẽ mua và bán trong vài ngày. Hầu hết các Swing Trader sẽ sử dụng biểu đồ H4 hoặc H6 để phân tích, dùng D1 để xác định xu hướng. 

Dài hạn

Những nhà giao dịch dài hạn thường tập trung vào việc mua và giữ giao dịch đó trong nhiều ngày hoặc nhiều tháng. Đối với những giao dịch này thường sẽ dùng D1 để phân tích vào lệnh và dùng khung W1 để xác định xu hướng.

03 bước phân tích đa khung thời gian

Để giao dịch đa khung thời gian, bạn cần thực hiện phân tích theo 3 bước sau:

  • Xác định xu hướng trên khung thời gian lớn: Sử dụng bất kì công cụ hay chỉ báo nào để xác định xu hướng chính của giá và vẽ hỗ trợ kháng cự.
  • Vào khung thời gian nhỏ để phân tích: Xác định lại xu hướng ở khung này và điều chỉnh lại các vùng hỗ trợ kháng cự trên.
  • Tìm điểm vào lệnh: Sử dụng Price Action, các mô hình nến để tìm chính xác điểm vào lệnh.

Ví dụ: 

Nếu là một Swing Trader, mình cần phân tích và tìm điểm vào lệnh ở khung H4 nhưng đầu tiên mình phải vào khung D để xác định xu hướng. Trong ví dụ này mình sẽ dùng xu hướng, hỗ trợ kháng cự kết hợp với chỉ báo RSI nhé!

Chỉ báo RSI xuất hiện tín hiệu phân kỳ đảo chiều từ giảm thành tăng ở khung D. Lúc này, bạn không nên BUY ngay vì khung D biên độ dao động khá cao. Thay vào đó, bạn hãy vào khung H4 để tìm điểm vào lệnh hợp lý hơn. Có thể sử dụng bất kì phương pháp nào (hỗ trợ, trendline hay mô hình nến đảo chiều,..). Khi đó bạn có thể tối ưu lợi nhuận của mình và hạn chế thua lỗ đáng kể.

  • Khung D của BTC có xuất hiện phân kì đảo chiều trên chỉ báo RSI nên mình vào khung H4 tìm vị trí đẹp để BUY.
  • Khung H4 của BTC cũng ở xu hướng tăng giá đã đi một khoảng khá cao và RSI sắp tiến vào vùng quá mua. Nếu mua ở vị trí này khả năng mình sẽ “đu đỉnh". Nên tạm thời sẽ theo dõi vẽ hỗ trợ cho BTC và chờ hồi.
  • BTC hồi về, chạm hỗ trợ và chỉ báo RSI tiến vào vùng quá bán. Vì vậy mình sẽ buy ở vị trí này.
  • Và kết quả là vị trí mình mua được thấp hơn 5% so với giá ban đầu, lợi nhuận đạt được là 30%. Không những vậy, vị trí buy của mình có thể hạn chế bị quét stoploss hơn so với vị trí ở khung D.

Như vậy, để có thể kết hợp đa khung thời gian cho giao dịch tốt nhất, bạn cũng cần phải vững những kiến thức về các công cụ và chỉ báo khác trong phân tích kỹ thuật.

Làm gì khi có sự mâu thuẫn giữa 2 khung thời gian?

Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy được sự đồng nhất trên 2 khung thời gian D và H4. 

  • Khi khung D có tín hiệu phân kì giảm thành tăng => cho xu hướng tăng.
  • Khung H4 chỉ báo RSI nằm trên ngưỡng 50 giúp bạn tự tin hơn vào xu hướng tăng hơn.

Vậy nếu trường hợp ở khung D là xu hướng tăng còn khung H4 lại cho tín hiệu giảm, bạn nên làm gì?

Câu trả lời là tùy vào chiến lược và cách đánh của mỗi người. 

Khi xu hướng ở 2 khung ngược nhau, bạn hoàn toàn có thể Scalping theo khung nhỏ nếu có tỉ lệ Risk : Reward là 1:3 hay 1:2 vẫn có thể chấp nhận được rủi ro, dù tỉ lệ thắng dưới 50% và rủi ro sẽ cao hơn đánh thuận trend rất nhiều. 

Bên cạnh đó, nếu bạn muốn an toàn thì nên đánh thuận theo xu hướng của khung lớn. Bạn cần chờ khung nhỏ phá vỡ xu hướng giảm và trở về xu hướng tăng, như vậy sẽ an toàn hơn.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp giao dịch đa khung thời gian

Tuyệt đối không làm điều ngược lại 

Sai lầm lớn nhất ở phương pháp này là làm ngược lại - nghĩa là bạn phân tích khung thời gian nhỏ rồi mới đến khung thời gian lớn. 

Nếu bắt đầu phân tích ở khung nhỏ bạn sẽ có cái nhìn rất hẹp và rối, bỏ sót cái nhìn từ bức tranh tổng quan và chỉ đi theo 1 chiều ở khung bạn giao dịch.

Hơn nữa, cách tiếp cận từ trên xuống là một cách khách quan hơn nhiều để thực hiện phân tích, vì khi đó bạn bắt đầu với một cái nhìn rộng hơn và sau đó làm việc theo cách của bạn.

Chờ sự đồng nhất về xu hướng trên cả 2 khung thời gian

Về cơ bản nếu 2 khung thời gian đồng thuận về xu hướng thì lệnh giao dịch của bạn sẽ có xác suất thắng cao hơn. 

Xu hướng tăng xuất hiện trên cả hai khung H1 và H4 thì lệnh Buy sẽ dễ thắng hơn so với việc Buy trên xu hướng tăng H1 trong khi H4 thì đang giảm.

Xem thêm Phân bổ tài sản chiến thuật TAA (Tactical Asset Allocation)

Tổng kết

Phân tích đa khung thời gian là một điều quan trọng đối với tất cả các trader. Trên thực tế, phần lớn các trader chuyên nghiệp đều sử dụng phương pháp này hàng ngày. Vậy nên trước khi bắt đầu một giao dịch, bạn nên tập phân tích biểu đồ ở đa khung thời gian. Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc sai lầm và có được một vị thế đẹp hơn khi vào lệnh. 

Bên cạnh đó, với những bạn đã quen phân tích trên hai khung thời gian có thể thử phân tích trên ba khung thời gian nhé!

Vừa rồi mình đã giới thiệu với các bạn phương pháp phân tích đa khung thời gian để vào lệnh hiệu quả. 

Series học tập này dành cho các bạn vừa mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp phân tích đa khung thời gian cũng như phân tích kỹ thuật có thể dễ dàng đọc hiểu và ghi nhớ.

RELEVANT SERIES