Bán khống (Short Selling) là gì? Cách Short Selling mang lại lợi nhuận
Đa số các trader chuyên nghiệp đều biết đến thuật ngữ Short selling là gì rồi. Còn với nhiều người mới tham gia vào thị trường tiền điện tử chắc hẳn chưa biết đến. Hôm nay, MarginATM muốn chia sẻ đến bạn về Short Selling với các nội dung:
- Short selling (Bán khống) là gì?
- Bán khống hoạt động như thế nào?
- Lợi nhuận và rủi ro từ short selling
Bán khống (Short selling) là gì?
Short selling hay short sales hay short đều có nghĩa là bán khống. Là một chiến thuật giao dịch dự đoán thị trường giảm giá.
Thông thường, anh em sẽ tìm kiếm lợi nhuận qua việc mua thấp bán cao. Thay vì mua đáy bán đỉnh, khi trader sell short, trader sẽ bán đỉnh mua đáy và kiếm lời dựa trên sự thay đổi giá tài sản.
Ví dụ: Trên thị trường Crypto, khi trader dự đoán giá BTC sẽ đi xuống, thay vì mở giao dịch mua, trader sẽ mở giao dịch bán.
Khi vào lệnh, giá BTC là 9000$. Sau đó, giá BTC giảm xuống còn 8000$. Như vậy, trader đã kiếm được 1000$ lợi nhuận từ chênh lệch giá trước và sau.
Bán khống hoạt động như thế nào?
Đối với nhiều anh em, khái niệm Short Selling vẫn còn khá mới mẻ và khó hiểu. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi tìm hiểu về bán khống là làm thế nào để bán khống một tài sản khi chúng ta không sở hữu nó?
Bán khống hoạt động trên cơ chế MƯỢN và TRẢ.
Đầu tiên, anh em sẽ mượn một số tài sản mà mình không sở hữu (từ nhà cái/sàn giao dịch) và bán đi với giá thị trường.
Sau đó mua lại tài sản với giá thấp hơn và trả lại số tài sản đã mượn. Lợi nhuận anh em kiếm được là chênh lệch giữa giá bán ban đầu và giá mua lại chúng.
Lợi nhuận từ Bán khống - Short Selling
Công thức tính lợi nhuận thu về từ bán khống tương đối đơn giản.
Theo mặc định, các sàn giao dịch trực tuyến sẽ hiển thị lợi nhuận hoặc lỗ ròng trên nền tảng giao dịch mà anh em sử dụng (Ví dụ Bingbon, Snapex...)
Giá mua lại tài sản so với giá bán ra trước đó càng thấp, thì mình càng thu về nhiều lợi nhuận. Nói cách khác, giá mua lại tài sản được bán khống càng thấp thì lợi nhuận anh em mình thu về càng cao.
Công thức tính lợi nhuận:
Lợi nhuận (Giá bán – Giá mua lại) x Số lượng tài sản – Chi phí giao dịch
Dưới đây là ý nghĩa của từng thành phần trong công thức:
- Giá bán: Mức giá mà anh em bán ra thị trường.
- Giá mua lại: Mức giá mà anh em mua lại mà họ đã bán khống ra thị trường.
- Số lượng tài sản: Số lượng mà anh em đã bán ra.
- Chi phí giao dịch: Phí giao dịch cho sàn giao dịch.
Nếu kết quả của công thức này:
1. Dương: Có lợi nhuận.
2. Âm: Có lỗ.
Rủi ro của bán khống (Short Selling)
Short Selling luôn tiềm tàng rủi ro không giới hạn. Khi một nhà đầu tư vào một vị thế mua (Long), họ chỉ thua lỗ số tiền mà họ đầu tư.
Ví dụ: Khi anh em mua một cổ phiếu với giá 625$, số tiền tối đa mà anh em có thể mất là 625$ trong trường hợp xấu nhất giá cổ phiếu về 0.
Tuy nhiên, với những nhà đầu từ khi vào vị thế Short, họ có thể lỗ không giới hạn khi giá tài sản tăng liên tục.
Ví dụ: Khi anh em vào vị thế bán cổ phiếu A tài giá 625$ và giá đi ngược lại với nhận định của anh và tiếp tục tăng tới 2500$ thì anh em có thể lỗ tới hơn 1875$ và có thể tiếp tục lỗ nhiều hơn nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng.
Tìm hiểu thêm: Cross Margin và Isolated Margin là gì? Hạn chế rủi ro khi Trade Cross Margin
Kết luận
Như vậy, qua bài viết này mình đã giới thiệu cho anh em Short Selling (bán khống) là gì và những rủi ro tiềm tàng của nó. Với đa số nhà đầu tư, Short selling luôn có rủi ro nhiều hơn khi vào vị thế Long vì thế anh em cần cân nhắc cẩn trọng khi Short Selling.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì anh em hãy để lại bình luận ở dưới phần comment. Anh em cũng có thể trao đổi trong Group MarginATM. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.