SPAC là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về SPAC
Sự tăng trưởng nhanh chóng của các loại tiền điện tử và công nghệ blockchain đã thu hút sự chú ý của cả những người đầu tư truyền thống lẫn các tổ chức tài chính hàng đầu. SPAC xuất hiện như một phương thức giúp “truyền thống hoá" việc niêm yết cho các công ty crypto. Vậy SPAC là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về SPAC tại bài viết này.
SPAC là gì?
SPAC (Special Purpose Acquisition Companies) là cách gọi cho các công ty được mua lại với mục đích đặc biệt, thường được biết đến với tên gọi "niêm yết cửa sau". Thực chất, SPAC là một công ty rỗng được thành lập bởi các nhà đầu tư với mục đích chính là huy động vốn thông qua một đợt IPO để sau đó sử dụng số vốn này thâu tóm một công ty khác.
SPAC không thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, không sản xuất hoặc bán sản phẩm và dịch vụ. Tài sản duy nhất của một SPAC thường chỉ là số vốn huy động được từ đợt IPO của chính SPAC đó.
Các đặc điểm của SPAC
Lợi ích của SPAC
Tốc độ niêm yết nhanh chóng: SPAC giúp rút ngắn thời gian niêm yết so với quy trình IPO truyền thống. Các công ty có thể ra công chúng trong vài tháng, giảm gánh nặng thời gian so với quá trình kéo dài từ sáu tháng đến một năm của IPO thông thường.
Giá bán được đàm phán ưu đãi: Chủ sở hữu của công ty mục tiêu có thể đạt được giá bán với điều kiện ưu đãi khi chọn SPAC. Thời hạn hạn chế của SPAC tạo áp lực để hoàn tất giao dịch, đẩy chủ sở hữu mục tiêu đàm phán giá lợi nhuận.
Hỗ trợ từ những người có uy tín: Hợp nhất hoặc mua lại với SPAC thường được hỗ trợ bởi các nhà tài chính và giám đốc điều hành nổi tiếng. Công ty mục tiêu có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm quản lý và tầm nhìn thị trường của đội ngũ quản lý của SPAC.
Rủi ro của SPAC
Giám sát giảm và thiếu thông tin minh bạch: Mức độ giám sát giảm từ cơ quan quản lý, tăng nguy cơ cho nhà đầu tư về rủi ro đầu tư hoặc gian lận. Thiếu thông tin minh bạch từ SPAC có thể khiến nhà đầu tư khó đánh giá đúng giá trị thực sự của công ty mục tiêu.
Nguy cơ đầu tư vào doanh nghiệp không rõ ràng: Do thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư có thể không nắm rõ chi tiết về doanh nghiệp sắp niêm yết. Nguy cơ đầu tư vào doanh nghiệp không được đánh giá đầy đủ có thể tăng lên.
Lợi suất không cao do thiếu quy trình thẩm định nghiêm ngặt: Việc không phải trải qua quy trình kiểm soát nghiêm ngặt như trong thương vụ IPO truyền thống có thể làm giảm lợi suất của SPAC. Khả năng rủi ro và hiệu suất tài chính của công ty mục tiêu có thể không được đánh giá kỹ lưỡng.
Nguy cơ từ việc cổ đông không đồng thuận: Tồn tại rủi ro rằng cổ đông của công ty vỏ bọc không đồng ý với quá trình mua lại của công ty niêm yết thông qua SPAC. Điều này có thể dẫn đến mất thời gian và chi phí không mong muốn cho cả hai bên.
Quy trình của một thương vụ SPAC
Vòng đời của một SPAC thường đi qua bốn bước chính:
Bước 1: Thành lập SPAC
SPAC sẽ được thành lập bởi nhóm nhà tài trợ, thường là những nhà đầu tư nổi tiếng hoặc các tổ chức đầu tư mạo hiểm, thành lập SPAC. Nhóm này chủ yếu tập trung vào việc xác định mục tiêu và chiến lược của SPAC.
Bước 2: Tiến hành IPO
SPAC sẽ thực hiện Initial Public Offering (IPO) theo quy trình thông thường. Nhà tài trợ giữ thông tin về các công ty tiềm năng để tránh thủ tục phức tạp với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC). Giá cổ phiếu thường là 10 USD/cổ phiếu khi IPO, và sau khi lên sàn, số tiền đầu tư được giữ trong một tài khoản ủy thác.
Bước 3: Tìm kiếm công ty để mua lại
SPAC có thời hạn 2 năm để tìm kiếm công ty để mua lại hoặc sáp nhập. Thời hạn này có thể linh hoạt tùy thuộc vào khả năng nhóm nhà tài trợ. Nếu không có thương vụ nào được thực hiện trong thời gian này, tiền sẽ được trả lại cổ đông.
Bước 4: Hoàn tất thương vụ mua lại
Khi tìm được một công ty, nhóm nhà tài trợ thông báo và thương vụ cần sự phê chuẩn của đa số cổ đông. SPAC có thể phải huy động thêm vốn, thường thông qua cơ hội phát hành thêm cổ phiếu, để thực hiện thương vụ. Sau khi thương vụ hoàn tất, công ty được mua sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán, với nhà tài trợ giữ 20% cổ phần trong công ty sau sáp nhập.
Các thương vụ SPAC của các công ty crypto
Các thương vụ SPAC của các công ty crypto đã tạo ra những tác động đối với thị trường, được thể hiện qua hai case study Bullish và Circle.
Case Bullish
Bullish thu hút đầu tư từ nhiều nguồn, bao gồm Block.one, nhận 100 triệu USD tiền mặt và nhiều tài sản kỹ thuật số khác bao gồm 164,000 BTC (~5.4 tỷ USD tại mức giá BTC là 33,000 USD), khoảng 20 triệu EOS và đã hoàn thành vòng gọi vốn Strategic với số vốn kêu gọi được là 600 triệu USD đến từ các quỹ như Thiel Capital & Founders Fund, Galaxy Digital, Nomura, EFM Asset Management, Cryptology Asset Group và một số nhà đầu tư được dưới sự quản lý của BlackRock.
Trong trường hợp này, Bullish đã sử dụng công ty Shell Far Peak (FPAC.N) để thực hiện thương vụ, với CEO là Thomas Farley, cựu chủ tịch của New York Stock Exchange. Sau thương vụ, công ty được định giá lên đến 9 tỷ USD, tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành lo ngại rằng mức định giá này có vẻ quá cao so với giá trị tài sản thực tế của Bullish, khiến nhiều người đánh giá đây là một đầu tư rủi ro.
Khía cạnh tiêu cực của việc định giá quá cao:
- Lượng tài sản thực sự của Bullish chỉ khoảng 6 tỷ USD, khiến cho các nhà đầu tư mua với giá lớn hơn giá trị thực sự sở hữu.
- 3 tỷ USD còn lại được định giá dựa trên tiềm năng tăng trưởng và tính năng đặc biệt Hybrid Order Book.
- Tuy nhiên, với thị trường cạnh tranh, khả năng Bullish đạt được mức định giá này trở nên khó khăn, có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho thị trường và khiến nhà đầu tư nghi ngờ về tính minh bạch của các công ty trong ngành tiền số.
Case Circle
Năm 2021, Circle đã lên kế hoạch IPO thông qua SPAC. Nếu thương vụ SPAC lúc đó của Circle được thông qua thành công, điều sẽ gây tác động trực tiếp đến thị trường Stablecoin. Tại thời điểm đó, stablecoin USDC của Circle đang có vốn hóa 26.7 tỷ USD và là một trong những cái tên tiềm năng có khả năng vượt qua USDT trở thành Stablecoin lớn nhất.
Để được niêm yết thành công, Circle cần phải có sự minh bạch về thông tin hơn cho thị trường so với Tether. Việc này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về thông tin và pháp lý, đồng thời tạo cơ hội thu hút nhu cầu sử dụng USDC nhiều hơn so với USDT.
Ảnh hưởng đến thanh khoản thị trường:
- Circle có đối tác là Compound, tăng cường lưu thông Stablecoin và triển khai dịch vụ Lending và Borrowing, làm tăng thanh khoản thị trường Crypto.
- Những tác động này có thể thay đổi cảnh báo và chiều hướng thị trường, tùy thuộc vào cách mà các công ty crypto này thích ứng và triển khai chiến lược của mình sau khi niêm yết.
Liệu SPAC có tạo cơ hội đầu tư mới cho thị trường?
SPAC được kỳ vọng rằng sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực khi nhiều quỹ đầu tư nhận ra tiềm năng lớn của thị trường Crypto. Cụ thể, IPO thông qua SPAC của công ty Circle cùng với sự tham gia của hai sàn giao dịch là Bakkt và Bullish dự kiến sẽ mở ra cánh cửa cho nhiều công ty khác gia nhập thị trường chính thống trong thời gian sớm nhất. Điều này có thể mang lại những tác động tích cực như:
- Tăng số lượng công ty crypto IPO: Dự kiến sẽ có một gia tăng đáng kể về số lượng công ty Crypto lên sàn chứng khoán thông qua SPAC, tạo nên một hiệu ứng tích cực truyền thông. Điều này có thể làm thay đổi quan điểm của nhiều nhà đầu tư và người quan tâm trước đây về thị trường Crypto.
- Thu hút dòng vốn từ các Venture Capital: Các sự kiện IPO của các công ty Crypto thông qua SPAC có thể thu hút một lượng lớn dòng tiền mới từ các Venture Capital. Điều này có thể giúp thị trường Crypto trở nên phong phú hơn và có sự đa dạng hóa về nguồn cung vốn.
Tuy nhiên về trường hợp của Circle, sau khi công bố thông tin về việc SEC từ chối chấp thuận thương vụ SPAC giữa họ và Concord, đã dẫn đến sự thất bại của thương vụ hợp nhất trị giá 9 tỷ USD. Mặc dù có những thách thức về thủ tục, thương vụ đã chấm dứt một cách đồng thuận vào tháng 12 năm 2022 bởi cả hai công ty.
Đến tháng 1 năm nay, có thông tin cho rằng Circle đang thực hiện "âm thầm" việc nộp đơn xin IPO đến Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC). Dự kiến, quá trình IPO này sẽ chính thức bắt đầu sau khi SEC hoàn tất các bước kiểm tra và đánh giá. Nếu quá trình IPO của Circle diễn ra suôn sẻ và thành công, nó có thể giúp thị trường tiền mã hóa có một bước tiến quan trọng trong việc đưa loại tài sản này đến với đại chúng một cách rộng rãi hơn.
Tổng kết
Bài viết trước đã giới thiệu về SPAC một cách tổng quan. Theo dõi MarginATM ngay hôm nay để không bỏ lỡ những dự án mới và thông tin quan trọng từ thị trường Web3, cũng như kiến thức đầy đủ và hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về các xu hướng và cơ hội trong lĩnh vực này.
Đọc thêm: Quỹ ETF là gì? Tương lai của quỹ ETF tiền điện tử như thế nào?
**Không phải lời khuyên tài chính.