Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

05 tâm lý thường gặp khi giao dịch của các New Trader

Tâm lý nào sẽ thường gặp ở các trader mới tham gia vào thị trường Crypto? Làm thế nào để tránh những tâm lý gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trade đó?
Avatar
Sammie
Published Jun 01 2021
Updated Jun 06 2024
13 min read
tâm lý thường gặp

05 tâm lý giao dịch thường gặp của người mới

Tâm lý tự tin thái quá và ảo tưởng

Việc tự tin là tốt nhưng tự tin như thế nào cho đúng đắn thì ít người để ý. Sai lầm lớn nhất khi tham gia thị trường chính là tự tin vào những gì mình biết, mình học, hay đơn giản hơn là nghĩ mọi thứ quá đơn giản mà không để ý đây là thị trường tài chính khốc liệt.

Việc quá tự tin diễn ra không chỉ với new trader mà cả những trader kinh nghiệm mặc dù tỉ lệ có thấp hơn. Tự tin sau chuỗi thắng khiến trader lãng quên, lơ là việc quản lý tất cả các yếu tố như vốn, xác suất thắng-thua.

Tự tin nhưng đừng thái quá • NỮ DOANH NHÂN - BusinessWoman Magazine

Thông thường thì ngay thời khắc trader không cảnh giác, thị trường đã kịp “quật” tài khoản của bạn tơi bời. Và khi chưa đầy đủ các tín hiệu, thậm chí vào ngược xu hướng. Ngay cả khi chúng ta thực hiện đầy đủ kỷ luật như đã làm với các lệnh thắng trước đây, chúng ta vẫn không thể chắc chắn rằng lệnh tiếp theo sẽ thắng, do đó giao dịch với tâm thế quá tự tin sẽ là án tử cho Trader.

Ảo tưởng ở đây thể hiện thông qua việc nghĩ rằng có thể sử dụng chiến lược: ăn nhanh, kết thúc nhanh khi hầu hết các chiến binh đều rụng lả tả bởi vào đúng con sóng fomo.

Một khi đã bắt đầu giao dịch, bạn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy cho dù lời hay lỗ: khi lời một chút bạn lại muốn nhiều hơn hoặc khi lỗ một chút bạn lại có tâm thế muốn gỡ. Bình thường thôi, ai cũng trải qua giai đoạn như vậy khi mới vào nghề nhưng khác nhau ở điểm dừng, thoát ra được vòng xoáy khi nào mới là kết quả thành công hay thất bại của bạn.

rối loạn lo âu ám ảnh

Nhiều người luôn nghĩ rằng thị trường mỗi tháng sẽ cho bạn 5% - 10% mỗi tháng đều đặn, x2 tài khoản sau 1 năm lợi nhuận vv… nhưng rồi sẽ nhanh chóng vỡ mộng sau 1 thời gian ngắn. Kiếm được lợi nhuận đã khó, kiếm lợi nhuận đều đặn lại còn khó hơn, vì nó yêu cầu khả năng giữ được sự tập trung và kỷ luật trong thời gian dài.

Tâm lý sợ sệt, tự ti về bản thân

Ngược lại với sự tự tin thái quá là sự tự ti của bản thân, sự tự ti xuất phát từ việc các trader đã gặp vấn đề về quản lý vốn một cách không khoa học, chiến lược giao dịch chưa thật sự tốt hoặc backtest đầy đủ.

Bạn đã bao giờ nghĩ về tương lai chưa, liệu khi bạn thua lỗ từ 2 - 3 lệnh giao dịch liên tục bạn có dám vào lệnh thứ 4 ngay sau đó không? Hay chuyện cũng đã rồi và bạn không thể để tâm lý bình tĩnh. Việc này chắc chắn đang diễn ra rất nhiều lần, thậm chí lặp lại cho dù bạn tự hứa với lòng sẽ không làm như vậy nữa.

Thua lỗ là chuyện thường tình mà trader nào cũng gặp phải, thậm chí cả trader huyền thoại xác suất thắng lệnh cũng chỉ dao động trong khoảng 40-60%. Bạn nghĩ họ không không bao giờ thua lỗ là sai hoàn toàn, giữa bạn và trader huyền thoại chỉ khác nhau là: sau khi thất bại họ tìm ra nguyên nhân, khắc phục và tiếp tục giao dịch.

Đọc thêm: DCA là gì? Cách sử dụng chiến lược DCA để quản lý vốn hiệu quả!

Tâm lý FOMO

Nhắc tới FOMO (fear of missing out) nhiều bạn sẽ nghĩ: Ồ, quen thuộc quá, tôi sẽ không bao giờ gặp vấn đề này. Nhưng, mỗi lần thị trường xanh trong một thời gian đủ dài đã khiến bạn mất kiên nhẫn, ấn buy ngoài kế hoạch thì đó chính là FOMO.

Hoặc trường hợp ngược lại, khi thị trường có quá nhiều tin xấu và tất cả mọi người truyền nhau: đáy hôm nay là đỉnh ngày mai, thời khắc lần thứ 3 giá giảm làm bạn tin vào nhận định của đám đông, tay ấn sell là bạn lại 1 lần nữa FOMO.

Chỉ có 1 câu thần chú duy nhất cho các Trader mắc hội chứng FOMO: “Thị trường luôn còn đó, có chăng là số dư tài khoản của bạn chưa chắc sống đủ lâu để nắm bắt các cơ hội mà thôi”

Không dám vào lệnh

Bitcoin lên $64,000 và bạn nghĩ: Mình nhất định chờ điều chỉnh 30-50% như truyền thuyết mới vào, lúc đó mình sẽ all in. Và kết quả là, Bitcoin về $30,000 bạn có dám mua? Tất nhiên là không, bạn sợ giá giảm tiếp, cả thị trường đang đỏ máu và chuyên gia đang nói thị trường downtrend rồi.

=> Đây là một trạng thái tâm lý có mối liên hệ chặt chẽ với sự FOMO và những tâm lý khác, chúng luôn diễn ra theo vòng tròn, hết FOMO lại sợ sệt, tự ti…

Nếu sau mỗi lần bạn không ngồi lại phân tích để lần sau vào lệnh thì sớm muộn bạn cũng mắc bệnh FOMO và đưa tiễn tài khoản ra một nơi khác.

Tâm lý chủ quan, cảm tính và không suy nghĩ theo xác suất

Bạn hiểu là mọi chiến lược giao dịch đều có xác suất, nhưng nói và làm là 2 chuyện khác nhau. Bạn thua liên tiếp 3 lệnh thì bạn nghĩ rằng bản thân có dám vào lệnh thứ 4 hay không?

Thực ra mọi chiến lược đều có tỉ lệ thắng nhất định nếu được backtest cẩn thận, thống kê rõ ràng thì lỡ như có thua 2-3 lệnh liên tiếp bạn vẫn dám vào lệnh tiếp theo. Nhưng nếu bạn chỉ chăm chăm nghĩ rằng mình đã thua liên tiếp và sẽ nghỉ chơi.

advertising

Làm thế nào để tránh các tâm lý giao dịch này?

Nói là các vấn đề tâm lý thường gặp của new trader nhưng có thể nói chúng liên quan mật thiết đến chiến lược giao dịch, kinh nghiệm thị trường, sự tính toán kỹ lưỡng trong quản lý vốn và đầu tư.

Nói cách khác, muốn tránh các vấn đề tâm lý mà new trader gặp phải thì cách tốt nhất chính là nghiêm túc thực hiện đồng loạt một chuỗi các hành động từ quản lý vốn, chiến lược giao dịch cũng như tâm thế giao dịch dần qua thời gian.

Dừng giao dịch khi có chuỗi lệnh thua lỗ liên tiếp

Đây là cách cực kỳ hữu hiệu để kiểm soát tâm lý trong giao dịch giúp kiềm chế cảm xúc, giữ cho tâm lý của bạn bình ổn trở lại. Không chỉ có bạn mà tất cả các trader lâu năm trên thế giới đều đã từng gặp những chuỗi thua liên tiếp.

Đơn giản bởi vì đây là “cuộc chơi” của xác suất. Có thể bạn đang sử dụng hệ thống giao dịch có xác suất chiến thắng lên đến 80% và đã được chứng minh trong một thời gian dài. Điều đó không có nghĩa rằng bạn sẽ không gặp một chuỗi 5 hay 10 lệnh thua liên tiếp, thậm chí còn dài hơn thế nữa.

tỉ lệ thắng thua

Thị trường luôn có những thời điểm khác nhau. Ở một thời điểm nào đó, điều kiện thị trường không thuận lợi cho hệ thống giao dịch của bạn khiến bạn phải nhận chuỗi lệnh thua liên tiếp và rơi vào khủng hoảng. Đó cũng là lúc tâm lý giao dịch của bạn dần mất kiểm soát.

Lấy lại bình tĩnh và tuyệt đối đừng mở chart lên cho đến khi bạn cảm thấy mình thật sự ổn.

Hãy bảo toàn chuỗi thắng

Sẽ có những lúc bạn thắng liên tiếp, thậm chí bạn cảm thấy bản thân đánh kiểu gì cũng thắng, hãy dừng lại, đôi khi không phải bạn quá giỏi phân tích mà chỉ là thị trường đang thuận với phân tích của bạn, và nó sẽ không tồn tại quá lâu đâu nhé. Như đã nói ở đầu, tự tin thái quá có thể sẽ khiến bạn mất trắng thay vì được thêm. Chỉ cần bạn tăng volume, vào lệnh bừa bãi 1 lúc là bao công sức sẽ đổ sông đổ bể.

Cách tốt nhất khi gặp chuỗi thắng là giảm khối lượng giao dịch xuống, lúc này đồng thời dù bạn có lỗ một chút thì nó cũng chỉ mất một phần lãi, giúp bạn ổn định, không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Tránh giao dịch khi thị trường không thuận lợi

Đừng cố lúc nào cũng phải có lệnh, hãy nghỉ ngơi để tâm lý được thoải mái, nhất là trong giai đoạn thị trường nhiễu loạn. Cố quá đôi khi sẽ đem lại tác dụng phụ rất lớn.

Ví dụ, khi Bitcoin tiếp cận đỉnh 2017 vùng $20,000. Đây là vùng nhạy cảm rất lớn khi nếu giá không vượt qua và gặp bán tháo từ các nhà đầu tư thì sao, bạn không thể chắc chắn 100% và lúc này mọi thông số đề 50:50. Bạn tốt nhất nên đợi giá break hẳn theo 1 xu hướng khác rồi mới giao dịch là tốt nhất.

Tóm lại những thời điểm bạn cảm thấy khó khăn trong việc nhìn ra xu hướng thị trường, hay những thời điểm có sự kiện, tin tức tài chính lớn. Nếu bạn không đưa ra được nhận định của mình thì hãy thoải mái “tránh bão”. Chờ thị trường lặng xuống rồi quay lại cũng không muộn.

Ngừng dán mắt vào màn hình

DÁN MẮT VÀO MÀN HÌNH – Đây là thói quen cực kỳ không lành mạnh của rất nhiều trader mới tham gia vào thị trường crypto.

Hầu hết mọi người có thói quen theo dõi 1 lệnh giao dịch từ khi vào lệnh cho đến lúc chốt được lệnh đó.

image
Chart BTC/USDT khung D1

Việc dán mắt vào màn hình liên tục sẽ khiến tâm lý của bạn trở nên bất an, nóng ruột vì thị trường liên tục nhảy múa và bạn càng nôn nóng muốn can thiệp vào lệnh giao dịch hơn.

Việc “phải làm gì đó” một cách bột phát không theo kế hoạch như thế dễ dẫn đến những hành động xấu như “chốt non” hay dời stop loss ra xa.

Cho dù có thể trong một vài lần may mắn nào đó, bạn dời stop loss và đúng lúc thị trường “bỏ qua bạn”, quay ngược lại chạy về đúng hướng mà bạn mong muốn, nhưng thật tiếc, sự may mắn đó không đi cùng với bạn mãi được.

Đọc thêm: Tâm trạng như thế nào mới giao dịch hiệu quả?

Tối ưu hệ thống giao dịch

Tối ưu hệ thống giao dịch để kiểm soát tâm lý giao dịch có tốt hơn hay không? Khi bạn có hệ thống giao dịch tốt hơn, bạn sẽ có cảm giác yên tâm hơn.

Với các trader mới, hệ thống giao dịch của bạn càng tối ưu bao nhiêu, bạn sẽ càng cảm thấy việc giao dịch bớt khó khăn bấy nhiêu và tâm lý của bạn cũng trở nên cực kỳ thoải mái.

Bạn nhận định được diễn biến của thị trường, lường được những tình huống như vậy diễn ra sẽ dẫn đến kết quả như thế nào, điều đó khiến bạn không còn cảm thấy lăn tăn, khó chịu để rồi lăm le đưa ra những quyết định vội vàng mà đa phần trong số đó là không tốt nữa.

thống kê các giao dịch

Ngược lại, với một hệ thống giao dịch sơ sài, tỷ lệ chiến thắng thấp càng khiến cho việc kiểm soát tâm lý trở nên khó khăn. Bởi thật khó để giữ được sự bình tĩnh và tâm lý vững vàng khi mà hệ thống liên tục cho những tín hiệu vào lệnh sai khiến bạn gặp những chuỗi lệnh thua kéo dài cả.

Vì thế việc luôn luôn ghi chép, đánh giá để hoàn thiện hệ thống giao dịch cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng giúp cho bạn trong việc kiểm soát tâm lý.

Quản lý vốn chặt chẽ

Nếu một lệnh thua lỗ đã khiến tài khoản của bạn mất đi 1% bạn có lo lắng? những con số này lên 10-20% chắc chắn sẽ khác với 1% đúng không nào.

Bạn cần sử dụng vốn làm sao để mất một lệnh cũng không quá ảnh hưởng tới ví tiền và tâm trạng của bạn, thoải mái sẽ giúp bạn đưa ra phán đoán tốt hơn.

Chỉ cần bạn giảm khối lượng giao dịch xuống và đặt mức dừng lỗ hợp lý,và bạn sẽ cảm thấy bất ngờ khi bạn càng ít nhìn ngó vào thị trường thì kết quả giao dịch của bạn càng tốt lên.

Tổng kết

Trên đây là một số trạng thái tâm lý mà new trader hay kể cả trader có kinh nghiệm đều dễ gặp. Bạn có thường xuyên mắc chúng không? Để lại comment bạn đã/đang mắc trạng thái nào và cách bạn đã khắc phục cho mọi người tham khảo nhé.

RELEVANT SERIES