Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tiền điện tử có đang bị vu oan với mác "công cụ cho tội phạm"?

Nếu có người hỏi bạn tiền điện tử với tiền mặt, cái nào được tội phạm ưa chuộng hơn? Có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến tiền điện tử với những vụ việc đình đám liên quan đến buôn bán trái phép hay rửa tiền. Nhưng sự thật có đúng như vậy?
Avatar
Michael
Published Oct 03 2024
Updated Oct 04 2024
5 min read
tiền điện tử bị vu oan

Tạp chí Fortune vừa đăng tải một báo cáo mới cho biết rằng, trái với suy nghĩ của nhiều người, tiền mặt hiện được sử dụng rộng rãi hơn nhiều so với tiền điện tử trong các hoạt động phạm pháp trên toàn cầu.

Dù tiền điện tử từng bị mang tiếng xấu từ những ngày đầu xuất hiện, đặc biệt là với sự liên quan đến chợ đen trực tuyến Silk Road, nhưng số liệu thống kê cho thấy tội phạm liên quan đến tiền điện tử trong năm 2024 thực sự rất nhỏ.

Các tác giả của báo cáo thậm chí còn mạnh dạn tuyên bố rằng tiền điện tử là một tài sản có giá trị cho xã hội, miễn là được sử dụng đúng mục đích và tuân thủ pháp luật.

báo cáo từ fortune
Báo cáo từ tạp chí Fortune

Tiền điện tử: Công cụ hữu ích để điều tra

Để trả lời cho câu hỏi này, Trung tâm Chia sẻ và Phân tích Thông tin Tiền điện tử (ISAC), một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu về an ninh trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số, đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện về tình hình tội phạm liên quan đến tiền điện tử.

Báo cáo của ISAC chỉ ra rằng, bất chấp những định kiến ban đầu về việc tiền điện tử là "thiên đường" cho các hoạt động bất hợp pháp, trên thực tế tiền mặt vẫn đang chiếm ưu thế áp đảo trong thế giới ngầm.

Ông Robert Whitaker, đồng tác giả của báo cáo, giải thích trong một cuộc phỏng vấn:

Tiền mặt sẽ luôn là vua. Tiền điện tử thực chất lại là một công cụ hữu ích cho cơ quan thực thi pháp luật bởi vì mọi giao dịch đều được ghi lại trên một sổ cái bất biến và công khai. Trong khi đó, tiền mặt lại khó truy vết hơn nhiều.
Robert Whitaker, đồng tác giả của báo cáo, cho biết
robert whitaker
Ông Robert Whitaker, đồng tác giả của báo cáo. Nguồn: Youtube

Kết luận này cũng phù hợp với các dữ liệu trước đây của ngành, cho thấy sự suy giảm chung của việc sử dụng tiền điện tử vào mục đích phạm tội.

Mục tiêu của ISAC khi thực hiện báo cáo này là để cho mọi người thấy rõ hơn về tình hình tội phạm liên quan đến tiền điện tử từ trước đến nay. Qua đó, họ muốn chứng minh với các nhà lãnh đạo, các tổ chức xã hội rằng công nghệ blockchain (nền tảng của tiền điện tử) hoàn toàn có ích cho xã hội, miễn là được dùng đúng cách, đúng luật.

advertising

Blockchain - Công nghệ hữu ích khi được sử dụng đúng mục đích

Nhắc đến lịch sử tội phạm liên quan đến tiền điện tử, không thể không nhắc đến Silk Road, chợ đen trực tuyến khét tiếng từng "làm mưa làm gió" một thời.

Vào thời điểm bị đóng cửa năm 2013, gần 20% tổng số giao dịch Bitcoin trên toàn cầu đã diễn ra trên Silk Road. Sự kiện này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tiếng xấu cho tiền điện tử trong những ngày đầu xuất hiện.

silk road trong giao dịch bitcoin
Silk Road chiếm gần 20% tổng số giao dịch Bitcoin. Nguồn: Fortune

Tuy nhiên, báo cáo của ISAC cho thấy rằng tiền mặt vẫn được sử dụng với tần suất cao hơn nhiều trong các hoạt động rửa tiền tinh vi và các loại tội phạm tài chính khác.

Ngay cả những vụ án liên quan đến tiền điện tử gây chấn động dư luận nhất, chẳng hạn như các vụ trốn tránh lệnh trừng phạt quốc tế, cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với quy mô của những tội ác tương tự được thực hiện bằng tiền mặt.

hoạt động tiền điện tử bất hợp pháp
Hoạt động tiền điện tử bất hợp pháp chỉ chiếm 0.34% tổng khối lượng giao dịch onchain trong năm 2023. Nguồn: Chainalysis

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm này là việc thắt chặt quản lý đối với tiền điện tử trên toàn cầu. Các quy định như luật Know Your Customer (KYC) yêu cầu các sàn giao dịch thu thập thông tin định danh của người dùng, biến dữ liệu giao dịch thành một nguồn tài nguyên quý giá cho cơ quan thực thi pháp luật.

Bên cạnh đó, tính chất công khai và minh bạch của sổ cái blockchain cũng khiến tiền điện tử trở thành một môi trường không mấy thân thiện với các giao dịch bất hợp pháp.

Để tiền điện tử thực sự trở thành một công cụ hữu ích cho xã hội, báo cáo của ISAC kêu gọi sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, lực lượng thực thi pháp luật và các doanh nghiệp trong ngành.

Mục tiêu là cùng nhau thiết lập các tiêu chuẩn chung, chia sẻ thông tin và phối hợp hành động để ngăn chặn tội phạm, athời xóa bỏ những "thiên đường an toàn" cho hoạt động phi pháp. Chỉ có hợp tác quốc tế mới giúp ngành công nghiệp tiền điện tử "đi trước một bước" trong cuộc chiến chống tội phạm.

Đọc thêm: Làm thế nào để phòng tránh vấn nạn lừa đảo Crypto?

RELEVANT SERIES