Tình hình kinh doanh của các dự án Restaking
Các chỉ số cơ bản trong mảng Restaking
Hầu hết TVL của các dự án thuộc nhóm Restaking và Liquid Restaking đều thuộc về EigenLayer (nếu không tính double count*).
*Double count là thuật ngữ chỉ việc TVL bị tính 2 lần. Ví dụ trên Ethereum, nếu tính TVL bằng cách cộng TVL của Restaking và Liquid Restaking thì sẽ bị tình trạng double count, do bản chất TVL từ các dự án Liquid Restaking đều đến từ Restaking.
EigenLayer hiện là dự án có TVL lớn thứ 3 trên thị trường, chỉ sau Lido và AAVE với khoảng 11 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tốc độ tăng TVL của dự án lại đang cho thấy xu hướng giảm.
Điều này cho thấy mức độ hứng thú đối với EigenLayer đang giảm dần. Hiện tại, chưa có nguồn dữ liệu nào về mức yield thực tế khi tham gia staking trên EigenLayer. Tuy nhiên, hiện EigenLayer vẫn trong quá trình hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, do đó mức yield restake được nhận thêm chưa quá cao.
Vì vậy, nhiều khả năng các nhà đầu tư EigenLayer phần lớn đang trông chờ vào sự kiện airdop token hơn là nguồn yield tiềm năng từ các dự án sử dụng cơ sở hạ tầng của EigenLayer.
Đối với các dự án thuộc lớp Liquid Restaking (LRT), TVL lại cho thấy xu hướng tăng tốc.
Tổng TVL của các dự án LRT hiện đã đạt con số 6.6 tỷ USD. Tuy nhiên, nó bị phụ thuộc rất nhiều vào EigenLayer, vì vậy trong thời gian tới vấn đề tăng trưởng TVL sẽ là vấn đề cần xem xét.
Xét về thị phần, gần 90% thị phần thuộc về 3 dự án là Ether.Fi, Puffer và Renzo với 50% thuộc về Ether.Fi.
Xét về lợi nhuận, cả 3 dự án này đều đang không có mức yield thực sự hấp dẫn. Hầu hết đều phụ thuộc vào tiềm năng nhận về airdrop token.
Ví dụ như Ether.Fi, mục yield từ restaking chưa được ghi nhận (TBD), cho thấy phần lợi nhuận này từ EigenLayer gần như là không có.
Chỉ khi sử dụng các nền tảng như Pendle Finance thì yield mới được cải thiện lên mốc trên 30%, thông qua việc lặp lại nhiều lần quá trình bán yield token (YT) và mua lại principal token (PT).
Ví dụ khi sử dụng Pendle với Swell Liquid Restaking, thông qua lặp lại quá trình kể trên nhiều lần, người dùng có thể có mức lợi nhuận khoảng 31%.
Tình hình kinh doanh của Restaking: Dự án có đang sinh lời?
Đối với EigenLayer, dự án không cung cấp thông tin chi tiết về nguồn doanh thu hiện tại hay trong tương lai. Tuy vậy, theo bài viết từ TokenInsight, EigenLayer có thể có 2 nguồn doanh thu chính:
- Một phần lợi nhuận thu được thêm từ nguồn yield restaking.
- Một phần phí dịch vụ thu từ AVS (hoạt động như các validator cho các app chain có nhu cầu sử dụng EigenLayer).
Như đã đề cập phía trên, hiện chúng ta chưa thấy dữ liệu từ nguồn yield của EigenLayer (thông qua dữ liệu từ Ether.Fi), đồng thời dự án vẫn đang tiếp tục gọi vốn mở rộng hoạt động.
Vì thế, mô hình kinh doanh hiện tại của EigenLayer vẫn chưa có nguồn thu và đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Đối với các giải pháp liquid restaking (LRT), có vẻ như bức tranh tài chính cũng khá tương đồng. Thậm chí nguồn thu từ liquid restaking còn hạn chế hơn so với restaking.
Thông thường, các dự án dạng như này sẽ trích một phần lợi nhuận của người dùng làm nguồn thu cho dự án. Tuy nhiên, phần trăm lợi nhuận sẽ phải đảm bảo yield nhận được từ LRT cao hơn so với restaking.
Do đó, tỷ lệ này sẽ là rất nhỏ. Cộng thêm với yếu tố yield hiện tại trên các dự án LRT chỉ khoảng hơn 3%, thì nguồn thu sẽ gần như là không đáng kể so với quy mô dự án.
Tóm lại, tương lai của EigenLayer cũng như các dự án liquid restaking (LRT) đang phụ thuộc vào kỳ vọng nhận airdrop token và khả năng mở rộng trong tương lai. Hoàn toàn không phải dựa trên khả năng sinh lời.
Đọc thêm: Nghịch lý của DeFi trong thời đại Liquid Staking và Restaking