Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Bản tin tổng hợp thị trường Crypto tuần 23

Ngoài vấn đề trần nợ công, tuần qua bất ngờ SEC kiện Binance, Coinbase hợp thức đường giá BTC giảm mạnh. Những tin tức này có tác động gì tới thị trường?
Avatar
uyntran.web3
Published Jun 07 2023
Updated Jun 13 2023
11 min read
thumbnail

SEC kiện Binance, Coinbase

sec kiện binance

SEC đâm đơn kiện Binance và cho rằng BNB, SOL, ADA, MATIC, FIL, ATOM, SAND, MANA, ALGO, AXS, COTI là "chứng khoán". Nguồn Tài liệu SEC

Binance và mới nhất là cả Coinbase cũng bị đâm đơn kiện, dính vào lùm xùm với Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ. Mặc dù SEC kiện không còn mới mẻ nhưng cái tên bị kiện lại là Binance và Coinbase với những thông tin đáng chú ý khiến nhiều người bất ngờ:

  • Binance nói từ đầu đã hợp tác tích cực với các cuộc điều tra của SEC và trả lời các câu hỏi của cơ quan này. Binance cũng đã tham gia vào các cuộc thảo luận thiện chí để đạt được một thỏa thuận thương lượng nhằm giải quyết các cuộc điều tra của SEC. Nhưng SEC khước từ và thay vào đó chọn hành động đơn phương và kiện tụng.
  • Bảng cáo buộc của SEC dài 136 trang, cộng đồng nói rằng SEC không có bằng chứng là chưa chính xác. SEC có ghi chi tiết lập luận và dẫn chứng của mình với từng trường hợp cụ thể của Binance như vi phạm luật chứng khoán, mở sàn giao dịch bất hợp pháp, tiếp tục cho người dùng Mỹ sử dụng sản phẩm của mình, LỪA ĐẢO NHÀ ĐẦU TƯ (từ này khá nặng nề).
  • Chủ tịch Gray khen ALGO 1 năm trước, nhưng giờ liệt kê ALGO là chứng khoán. Nhưng vấn đề lại không đề cập đến BTC và ETH?
  • Thực ra vấn đề mà Binance nói sẽ có người thay thế vị trí CEO đã từ 2022, nhưng đến giờ nó mới rộ lên lại như là vấn đề nghiêm trọng . Như vậy thì CZ ở sau hậu trường và ít tiếp xúc trực tiếp với chính quyền hơn, khi đó làm việc với chính quyền sẽ là Binance.
  • CCTV (Đài truyền hình trung ương) của Trung Quốc cũng có đưa tin về Binance bị kiện.

Nhìn chung, sự việc này khả năng sẽ nguội lại vì Binance và Coinbase là hai tổ chức có nguồn lực lớn, riêng vụ SEC kiện Ripple đã tiêu tốn SEC khá nhiều tiền và thời gian (nhưng Ripple thì dễ hơn của Binance và Coinbase). Đối với hai tổ chức này, thời gian có thể sẽ mất cả năm trước khi cho ra được bên nào thua kiện. Và kiện này chỉ là kiện dân sự, thua thì bị phạt tiền còn hình sự thì phải có kiện từ bộ tư pháp. Chúng ta không nên quá hoang mang mà đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư sai lầm nào.

CZ post

CZ nói về Binance trong bài viết nhiều năm về trước

Trần nợ công và kế hoạch phát hành trái phiếu

Một số mốc thời gian đáng chú ý:

  • 27/5: Chủ tịch Hạ viện McCarthy và Tổng thống Biden đạt thỏa thuận sơ bộ về trần nợ công
  • 31/5/2023: Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật với 314 phiếu thuận và 117 phiếu chống
  • 1/6/2023: Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận trần nợ với 63 phiếu thuận và 36 phiếu chống (Thượng viện gồm 100 thành viên, nơi đảng Dân chủ chiếm đa số)
  • 4/6: Tổng Thống Biden chính thức ký

Thỏa thuận đình chỉ này sẽ giúp tiết kiệm 1.5 nghìn tỷ USD trong một thập niên, thấp hơn mức 4,8 nghìn tỷ USD mà đảng Cộng hòa nhắm đến trong dự luật được họ thông qua tại Hạ viện hồi tháng 4 nhưng bị Nhà Trắng và Thượng viện phản đối.

Thỏa thuận dài 99 trang được hoàn thiện vào ngày 28/5, bao gồm đình chỉ trần nợ trong hai năm, hạn chế chi tiêu trong thời gian đó. Xét về dài hạn, quy mô thắt chặt tài khóa này chắc chắn có tác động đến nợ công của Mỹ.

Với Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Thỏa thuận này dĩ nhiên là tin tốt với thị trường. Nó cũng có thể giúp Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tự tin hơn khi nâng lãi suất lần nữa. Nhưng việc chính phủ hạn chế chi tiêu sẽ là yếu tố mới khiến họ phải cân nhắc. Cuối tuần trước, thị trường vẫn dự báo Fed giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp giữa tháng tới. Sau đó có thể nâng thêm một lần cuối 0.25% trong tháng 7.

bỏ phiếu tăng lãi suất

Số người dự đoán FED không tăng lãi kỳ tới vào ngày 13/6, cuộc họp FOMC của FED

Bộ Tài chính Mỹ Bộ này sẽ tăng tốc phát hành trái phiếu để làm đầy lại ngân sách, hút về hàng trăm tỷ USD tiền mặt từ thị trường và có thể phát hành gần 1,100 tỷ USD trái phiếu chính phủ mới trong vòng 7 tháng tới. Đây là con số khá lớn trong thời gian ngắn.

Làn sóng trái phiếu này có thể rút cạn thanh khoản trong thị trường tài chính. Tuy nhiên, tác động chính xác hiện khó đong đếm. Quan chức tài chính Mỹ cũng có thể phát hành quy mô nhỏ hơn để giảm thiểu biến động.

Hong Kong hợp thức hoá giao dịch Crypto

Vào ngày 1/6, Hồng Kông bắt đầu hợp thức hóa giao dịch tài sản crypto, cho phép tổ chức đầu tư và nhà đầu tư nhỏ lẻ giao dịch crypto tuân theo quy tắc nhất định. Đây là tin tức quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường. Do đó, nhà đầu tư cần nắm bắt thông tin kịp thời để có thể lên kế hoạch đầu tư cho riêng mình. 

Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng Tương lai của Hồng Kông (SFC) sẽ chấp nhận đơn đăng ký hoạt động của các sàn giao dịch crypto từ ngày 1/6.

OKX và Huobi là 2 trong nhiều sàn giao dịch đã gửi đơn đăng ký hoạt động. Những token được giao dịch cần có tính thanh khoản cao và đủ an toàn cho các nhà đầu tư không chuyên nghiệp, chẳng hạn như có ít nhất 2 chỉ số index và hoạt động được 12 tháng mà không có hoạt động xấu.

Thị trường crypto bắt đầu chú ý đến Trung Quốc nhiều hơn. Xu hướng này cho thấy việc đặc khu Hong Kong mở cửa thị trường Crypto và Trung Quốc nới lỏng các chính sách kinh tế thời đại dịch đã thúc đẩy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư. Tuần trước, SFC, cơ quan quản lý tài chính của Hong Kong, thông báo chế độ cấp phép cho các sàn giao dịch sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6, cho phép các nhà đầu tư cá nhân mua một số loại tài sản mã hóa nhất định.

Lý do thị trường Crypto liên tục chú ý vào Trung Quốc:

  • Trung Quốc là quê hương của những “tay to”: Từng là quê hương của BTCChina và Huobi, các sàn giao dịch lớn như OKX và KuCoin, Binance.
  • “Công xưởng đào coin” của thế giới: Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2018, 74% nguồn cung Bitcoin thế giới đến từ Trung Quốc. Xuyên suốt năm 2020, Trung Quốc tiếp tục thực hiện phần lớn hoạt động đào Bitcoin với tỷ lệ hashrate trung bình hàng tháng khoảng 67%. Dưới lệnh “khai tử” ngành đào coin của chính quyền, nhiều thợ đào Bitcoin quyết định “di cư” đến Texas, Nam Dakota và Canada. Lúc này, Mỹ lần đầu thành công vươn lên thành trung tâm khai thác Bitcoin lớn nhất thế giới.
  • Trader Trung Quốc: Quy định mới của Hong Kong được kỳ vọng sẽ giải phóng nhu cầu giao dịch tiền mã hóa đang bị đè nén của người dân. Hồ sơ phá sản của FTX tiết lộ, bất chấp lệnh cấm giao dịch tiền mã hóa, số tài khoản Trung Quốc và Hong Kong vẫn chiếm 11% cơ sở người dùng của FTX. Con số này gần bằng tổng số người dùng từ Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc.
  • Họ liên tục nói về tham vọng không phụ thuộc vào hệ thống thanh toán quốc tế của các nước Châu Âu và Châu Mỹ, tự cường. 

Atomic Wallet bị hack

Tối 3/6, hàng loạt người dùng báo cáo bị hack mất tiền lưu trữ trong Atomic Wallet. Một số người cho hay họ đã mất toàn bộ tài sản. Sau cuộc tấn công, đội ngũ dự án đã nỗ lực điều tra nguyên nhân vụ việc. Đồng thời, địa chỉ của nạn nhân đang được báo cáo cho các nền tảng phân tích blockchain và sàn giao dịch lớn để theo dõi và đóng băng số tiền bị đánh cắp.

Người dùng bị thiệt hại nặng nề nhất trong vụ hack Atomic Wallet mất 7.95M USDT. Ngoài ra, 5 người mất nhiều tiền nhất đã bị lấy đi tổng cộng 17M USD. Nhiều loại tài sản tiền mã hóa đã bị đánh cắp, chủ yếu là Bitcoin, Ethereum và Tron.

Năm 2021, công ty bảo mật Least Authority đã kiểm tra Atomic Wallet và đánh giá nền tảng này “không đủ an toàn” và gây “rủi ro đáng kể” cho người dùng. Công ty cho hay các phản hồi và cam kết từ Atomic Wallet vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết.

Atomic Wallet vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vụ tấn công và công khai đưa ra phương án bồi thường cho các nạn nhân.

Đây không phải lần đầu tiên một ví tiền mã hóa gặp vấn đề này. Vào tháng 8/2022, hàng loạt địa chỉ ví trên Solana đã bị tấn công. Solana Status cho biết có 7,767 ví bị ảnh hưởng và 5 triệu tài sản bị đánh cắp. Giám đốc Điều hành Solana Labs cho biết vụ hack trên Solana giống như “cuộc tấn công chuỗi cung ứng” (supply chain attack) vào các ví dựa trên iOS. Nghĩa là kẻ tấn công hack các ví trên hệ điều hành iOS như Phantom, Slope.

Vitalik Buterin đầu tư vào dự án zkEVM (kakarot) trên Starknet

Kakarot Labs, đơn vị phát triển mạng lưới zkEVM vừa hoàn thành vòng gọi vốn pre-seed với sự tham gia của Vitalik Buterin và các nhà sáng lập StarkWare.

Kakarot zkEVM là mạng lưới tương thích Ethereum (EVM) được viết bằng Cairo. Theo đó, Cairo là ngôn ngữ lập trình tính toán của StarkWare. Các giao thức và ứng dụng xây dựng trên StarkNet cũng như hệ sinh thái StarkWare đều sử dụng Cairo.

Theo lộ trình được công bố trên Medium của dự án, ban đầu, Kakarot sẽ hoạt động như StarkNet Layer 2 để bổ trợ và mở rộng hệ sinh thái. Sau đó, dự án sẽ chuyển sang Layer 3 để tiết kiệm chi phí giao dịch và tăng khả năng mở rộng thông qua công nghệ rollup. Đặc biệt hơn cả public testnet có thể sẽ ra mắt vào cuối Q2 năm nay, đây có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư nếu dự án airdrop trong tương lai.

Theo dõi chi tiết các sự kiện qua video dưới đây và tiếp tục theo dõi các bản tin cập nhật thị trường tiếp theo từ MarginATM nhé.

 

RELEVANT SERIES