Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Voyager từ chối đề nghị mua lại từ Alameda

Vào chủ nhật (ngày 24/7), Voyager Digital Holdings đã từng chối đề nghị mua lại tài sản từ FTX và Alameda Ventures.
Avatar
immihu.web3
Published Jul 25 2022
Updated Jul 25 2022
4 min read
thumbnail

Vào chủ nhật (ngày 24/7),  Voyager Digital Holdings đã từng chối đề nghị mua lại tài sản từ FTX và Alameda Ventures. Phía Voyager cho rằng đề nghị này không có giá trị và có khả năng ảnh hưởng bất lợi đến người dùng.

Cụ thể, trong phiên tòa xử lý thủ tục phá sản ngày 24/7, luật sư từ phía Voyager đã chối đề nghị công khai mua lại từ các bên FTX, FTX US và Alameda hôm 22/7. Thỏa thuận này bao gồm việc mua lại tất cả tài sản và khoản nợ của Voyager, ngoại trừ khoản vay từ Three Arrows Capital. 

Phía Voyager còn tố cáo "Alameda FTX đã vi phạm nhiều điều khoản của Phiên tòa Con nợ và Phá sản (Debtors and the Bankruptcy Court)". Việc công khai các thỏa thuận sẽ gây cản trợ thương vụ tiềm năng từ các bên khác bởi điều này sẽ phá bỏ "quy trình đấu thầu cạnh tranh được bảo mật".

Đại diện từ phía Voyager gợi ý rằng kế hoạch tái cấu trúc công ty của họ sẽ tốt hơn khi có thể phân phối tiền mặt và tài sản crypto đến cho người dùng nhanh nhất có thể. 

coin98
Voyager đệ đơn phá sản vào ngày 5/7

Voyager đã đệ đơn tuyên bố phá sản vào 5/7 ở Tòa án New York khi không có khả năng chi trả cho khách hàng hơn 1 tỷ USD. Việc này xảy ra sau khi quỹ đầu tư Three Arrows Capital không thể trả khoản vay 650 triệu cho công ty này.  

Sau đó, vào ngày 23/7, 3 công ty liên quan đến Sam Bankman-Fried đã đưa ra đề nghị với Voyager để Alameda quản lý các tài sản của Voyager và sử dụng FTX hoặc FTX US để bán và phân phối các tài sản đến cho người dụng bị ảnh hưởng. 

"Khách hàng Voyager đã không chọn trở thành nhà đầu tư của một công ty phá sản. Mục tiêu của chúng tôi là giúp tìm ra một cách tốt hơn để giải quyết vấn đề không thể chi trả của doanh nghiệp.", Sam, CEO của FTX cho biết. 

 Bankman-Fried cũng nhất mạnh rằng lý do đằng sau việc mua lại Voyager là để giúp người dùng có thể lấy lại tài sản của họ sớm hơn bởi vì thủ tục phá sản có thể "tốn nhiều năm". 

Tuy nhiên, vào chủ nhật ngày 24/7, luật sư Voyager nhận định thỏa thuận này chỉ là việc thanh lý các tài sản của Voyager "một cách có lợi cho AlamedaFTX".

Luật sư này cũng chỉ ra 6 cách mà đề nghị này có thể "gây hại cho người dùng" như việc hậu quả từ thuế quan, bất công về giá trị tài sản nếu tính trên ngày 5/7 và việc làm bay hơi VGX token, token của Voyager với giá trị hơn 100 triệu USD. 

"Đề nghị từ phía AlamedaFTX không gì hơn là thanh lý tiền mã hóa có lợi cho AlamedaFTX. Đây là một đề nghị trả giá "low-ball" (thấp hơn nhiều so với giá trị thực) trên danh nghĩa một hiệp sĩ giải cứu ngành này.", luật sư từ Voyager lên tiếng. 

coin98
Sam Bankman-Fried

Bankman-Fired đã là tâm điểm của các câu chuyện đàm phán thâu tóm các công ty tiền mã hóa giữa thị trường downtrend. Vào ngày 1/7, Zac Prince, CEO của một nền tảng cho vay crypto đã ký với FTX một thỏa thuận trị giá 240 triệu USD và đồng ý yêu cầu mua lại công ty trị giá 640 triệu USD.

Theo Bloomberg, vào ngày 20/7, CEO của sàn giao dịch lớn thứ hai thế giới đang huy động 400 triệu USD cho FTX, nâng định giá của công ty này lên 8 tỷ USD. Vòng gọi vốn này được cho là sẽ hỗ trợ các hoạt động thâu tóm các công ty crypto trong tương lai.

RELEVANT SERIES