Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

CEO FTX: "Công cụ phái sinh tiền điện tử là mối quan tâm duy nhất của tôi"

Trong buổi phỏng vấn vào tháng 8, CEO FTX đã bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến việc cung cấp các công cụ phái sinh tiền điện tử cho người dùng tại Mỹ.
Avatar
quynhnguyen
Published Aug 20 2022
Updated Dec 13 2023
5 min read
thumbnail

Trong một buổi phỏng vấn với Decrypt vào tháng 8, CEO FTX Sam Bankman-Fried đã chia rằng mối quan tâm lớn nhất của anh hiện tại là các công cụ phái sinh tiền điện tử ở Mỹ.

Sam cho rằng việc ứng dụng các dịch vụ phái sinh tiền điện tử đến với các nhà giao dịch tại Mỹ là yêu cầu lớn duy nhất đối với người dùng. 

Chỉ trong năm 2022, Sam đã chi hàng trăm triệu USD để cứu trợ các nền tảng cho vay tiền điện tử gặp khó khăn và thực hiện nhiều thương vụ hợp tác với các dự án lớn trên thị trường. Trong buổi phỏng vấn, CEO FTX cho biết LedgerX (sàn giao dịch tổ chức đầu tiên giới thiệu các công cụ phái sinh Bitcoin) hiện đã được đổi tên thành FTX US Derivatives. Nền tảng này vẫn thu hút phần lớn sự chú ý của anh ấy. 

ceo ftx chi tiền cứu trợ

Sam Bankman-Fried, người đã chi hàng trăm triệu USD để cứu giúp các nền tảng gặp khó khăn.

Sàn giao dịch tiền điện tử đã hoàn tất việc mua lại Ledger Holding, công ty mẹ của LedgerX (được CFTC cấp phép) vào tháng 10/2021 với khoản tiền không được tiết lộ. Từ thương vụ này, FTX đã có được một nền tảng có thể cung cấp các công cụ phái sinh Bitcoin và Ethereum cho người dùng tại Mỹ. 

"Tôi tiếp tục nghĩ rằng đó là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng tôi đã làm. Đây là điều duy nhất mà tôi đang chú ý nhất vào lúc này.Tôi nghĩ rằng điều vô cùng quan trọng đối với tương lai của hệ sinh thái và đối với FTX đó là việc có thể mang lại mức độ thanh khoản và khả năng tiếp cận thị trường tương tự cho Mỹ mà các khu vực khác đã sẵn có," Sam Bankman-Fried chia sẻ. 

ftx và ledgerx

FTX kết hợp cùng LedgerX cung cấp các dịch vụ phái sinh tiền điện tử cho người dùng tại Mỹ.

Phái sinh là một thỏa thuận hợp đồng để mua hoặc bán một tài sản dựa trên mức giá trong tương lai. Trong khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) tiếp tục đấu tranh với việc tài sản tiền điện tử nào đủ tiêu chuẩn là chứng khoán, CFTC đã cho phép một số công ty crypto và các nền tảng tài chính truyền thống cung cấp các sản phẩm phái sinh tiền điện tử cho các nhà giao dịch. 

Sau khi thỏa thuận được công bố vào tháng 8 năm ngoái, Bankman-Fried đã chia sẻ rằng đó là “một trong những thông báo thú vị nhất mà chúng tôi từng có”. Cho đến tháng 12/2021, Sam cho biết vẫn đang tập trung vào việc phát triển giao dịch phái sinh cho các người dùng của FTX tại Hoa Kỳ. Hiện tại, điều này vẫn là mối quan tâm lớn duy nhất của vị tỷ phú tiền điện tử này. 

FTX ra mắt vào năm 2019 với tư cách là một sàn giao dịch phái sinh trước khi mở rộng các dịch vụ của mình bao gồm mua bán NFT, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, xử lý thanh toán và giao dịch OTC. Là một trong những đối thủ cạnh tranh của Binance, FTX đã thành lập FTX US để cung cấp các dịch vụ cho người dùng tại Mỹ.  

sàn giao dịch ftx us

FTX ra mắt chi nhánh FTX US để cung cấp các dịch vụ phái sinh tiền điện tử tại Mỹ.

Điều này cũng có nghĩa là mục tiêu cung cấp nhiều bộ sản phẩm rộng rãi của FTX tại Mỹ sẽ bao gồm kế hoạch đạt được các giấy phép cần thiết của cơ quan quản lý. Thực tế là FTX không phải là công ty duy nhất tìm kiếm giấy phép CFTC thông qua các thương vụ mua lại.

Bên cạnh FTX, một số nền tảng cũng đã sử dụng chiến lược này, trong đó có cả sàn Coinbase. Vào tháng 6, Coinbase đã ra mắt hợp đồng tương lai Nano Bitcoin trên sàn giao dịch phái sinh Coinbase (còn gọi là FairX trước khi Coinbase mua lại). Đây có lẽ một trong những bước tiến quan trọng để cung cấp các dịch vụ trực tiếp từ ứng dụng của sàn giao dịch này. Cho đến khi Coinbase được chấp thuận giấy phép thương nhân nhận hoa hồng hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai Coinbase BIT sẽ có sẵn trên các nền tảng của bên thứ ba.

Ngoài ra, vào năm ngoái, Crypto.com đã trả 216 triệu USD để mua lại sàn giao dịch phái sinh Bắc Mỹ (Nadex) và chi nhánh giao dịch của IG Group. Với động thái này, sàn Crypto.com nhắm tới mục tiêu cung cấp cho người dùng tại Mỹ quyền truy cập vào các sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên, hiện tại Mỹ vẫn được liệt kê trong danh sách hạn chế giao dịch phái sinh của công ty.

Đọc thêm:  Sàn giao dịch FTX đàm phán để huy động thêm vốn

RELEVANT SERIES