FED ngưng tăng lãi suất nhưng ĐỪNG vội mừng!
Cuộc họp quan trọng nhất của FED trong những tháng qua đã diễn ra, tin vui là FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất. Nhưng sau đó lại tuyên bố sẽ còn 2 lần tăng lãi suất thêm nữa để lãi suất nằm trong mức 5.5 - 5.75 trong năm 2023. Điều này sẽ gây tác động tiêu cực tới thị trường tài chính và Crypto.
Hiện tại tình hình bất động sản thương mại ở Mỹ đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, việc tăng lãi suất sẽ tác động trực tiếp khiến giá khả năng còn giảm khi nhu cầu thuê bất động sản thương mại không cao.
Thị trường tuần qua còn những tin tức nào quan trọng, cùng MarginATM điểm qua ngay nhé.
Sự kiện giữa bộ ba SEC, Binance và Coinbase
Dòng thời gian vụ kiện đình đám
- Ngày 5-6: SEC kiện Binance và CZ.
- Ngày 6/6: SEC kiện Coinbase. (Vào 25/4, Coinbase đã nộp đơn kiện SEC yêu cầu cơ quan này đặt ra khung quy định minh bạch cho tiền mã hóa và trả lời những câu hỏi sàn giao dịch đã đặt ra từ tháng 7/2022).
- Ngày 7/6:
- SEC đệ đơn lên tòa án xin lệnh đóng băng tài sản của Binance US.
- Sàn giao dịch chứng khoán Robinhood hủy niêm yết SOL, MATIC, ADA.
- Ngày 8/6:
- BinanceUS loại bỏ 10 cặp giao dịch BUSD và BTC.
- Coinbase: khẳng định sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ staking bất chấp đơn kiện từ các cơ quan quản lý liên bang.
- CZ bị tòa án Mỹ triệu tập.
- Ngày 9/6:
- Binance.US dừng nạp rút USD.
- Ngày 11/6:
- Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Nigeria (SEC) đã ra lệnh cho Binance đóng cửa chi nhánh ở quốc gia này ngay lập tức. Cơ quan cho hay công ty Binance Nigeria Limited không được đăng ký cũng như không được quản lý bởi nhà chức trách địa phương.
- Ngày 12/6:
- Binance đệ trình đơn khiếu nại dài 41 trang lên Tòa án Quận Columbia của Mỹ để chống lại vụ kiện.
- Binance.US thuê George Canellos, cựu đồng giám đốc bộ phận thực thi của SEC để trở thành luật sư của mình.
- Ngày 13/6:
- Hai Nghị sĩ Mỹ nộp dự luật sa thải chủ tịch SEC.
- eToro: huỷ niêm yết DASH, MANA, ALGO và MATIC.
- Ngày 14/6:
- Thẩm phán từ chối yêu cầu đóng băng tài sản Binance.US.
Nhìn chung, chủ tịch Gary muốn gán mối liên hệ của Binance.US với Binance để họ có thể chuyển hướng sang công ty Binance. SEC muốn đưa hai công ty này thành một để xử lý. Còn CZ luôn muốn hai công ty này ra và chúng hoàn toàn độc lập.
Lý do SEC muốn đóng băng tài sản của Binance.US là vì điều này sẽ khiến nhiều người lo ngại và rút tiền ra khỏi Binance.US, nhưng nếu Binance.US không có đủ tiền mặt thì sàn giao dịch sẽ bị sụp vì bank run tương tự như FTX.
Và Khối lượng giao dịch trên CEX thấp nhất trong vòng 4 năm, sau vụ SEC lại tiếp tục giảm. Đó là lí do chúng ta thấy vừa rồi sàn Hotbit đóng cửa.
Tình hình Crypto tại Châu Á
Phía châu Á đang có những chuyển biến tích cực về quy định dành cho thị trường tiền mã hóa.
- Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hong Kong (SFC) vừa mở cửa cho các doanh nghiệp tiền mã hóa đến và hoạt động.
- Nhà lập pháp Hong Kong Johny Ng cho biết khu vực này sẽ hỗ trợ tất cả các sàn giao dịch toàn cầu, bao gồm Coinbase.
- Hong Kong đang thiếu 100,000 nhân tài Web3 trong tương lai.
- Ngân hàng nhà nước Trung Quốc BOCI đã phát hành thành công 200 triệu nhân dân tệ kỹ thuật số ở Hong Kong trên blockchain ETH.
- Ngân hàng Thái Lan và Nhật đã và đang khởi động dự án thí điểm tiền kỹ thuật số CDBC của họ.
- Ngân hàng Rosbank (Nga) đang thử nghiệm các giao dịch thanh toán xuyên biên giới bằng tiền điện tử.
Không chỉ Trung Quốc, Nga cũng cởi mở hơn với các sàn giao dịch tiền mã hóa. Ivan Chebeskov, Giám đốc Vụ Chính sách Tài chính của Bộ Tài chính Liên bang Nga tuyên bố nước này sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở nền tảng giao dịch hợp pháp.
Chính sự đối lập về chính sách giữa hai cường quốc đã tạo nên sự dịch chuyển trong thị trường tiền mã hóa. Đơn cử, nguồn cung Bitcoin từ các tổ chức tại châu Á tăng 9.9% trong năm 2022 đến nay trong bối cảnh khu vực này bắt đầu thiết lập quy định rõ ràng với crypto. Trong khi đó, dự trữ Bitcoin tại sàn giao dịch ở Mỹ giảm 11% kể từ tháng 6 năm 2022.
Bất động sản cho thuê tại Mỹ và hệ thống ngân hàng
Tình hình bất động sản thương mại
Hình thức làm việc từ xa hoặc làm việc tại nhà đang phổ biến từ sau đại dịch Covid. Điều này gây ra tình trạng thừa cung cao trong các văn phòng làm việc và đối với chủ sở hữu bất động sản thương mại, đây là một vấn đề nghiêm trọng.
Nếu khách hàng thuê không gia hạn hợp đồng, việc trả tiền thế chấp sẽ trở nên khó khăn đối với chủ sở hữu bất động sản.
Khi chủ sở hữu bất động sản thương mại cần tái tài trợ khoản nợ, lãi suất cao trở thành vấn đề nan giải. Vì nhiều chủ sở hữu bất động sản thương mại đã vay tiền khi tỷ lệ lãi suất của Ngân hàng Trung ương chỉ là 0.25% và hiện tại, tỷ lệ lãi suất là 5.25%.
Điều đáng sợ hơn là có tới 1,5 nghìn tỷ đô nợ bất động sản thương mại cần được tái tài trợ trong ba năm tới, có thể có đến 20% khoản vay bất động sản thương mại sẽ không thể trả nợ.
Ngân hàng Morgan Stanley dự đoán giá bất động sản thương mại sẽ giảm tới 40%. Đây là một trong những lý do khiến Ngân hàng Trung ương không muốn đưa ra quyết định quyết liệt mà thay vào đó họ đã tạm ngừng để góp phần tạo cơ hội hô hấp cho nền kinh tế.
Sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng
Ngân hàng Trung ương đã tăng lãi suất một cách quyết liệt trong 11 cuộc họp gần đây và điều này đã ảnh hưởng đến các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nhỏ.
Các ngân hàng này đang nắm giữ hơn 700 tỷ đô nợ vay cho các tòa nhà văn phòng và các cửa hàng bán lẻ trung tâm thành phố. Nói một cách đơn giản, hoạt động của ngân hàng đang bị tổn thương trong môi trường lãi suất cao.
Về mặt kinh tế, lãi suất cao làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi tăng lãi suất, giá cả ngừng tăng mạnh và điều đó sẽ dẫn đến lạm phát thấp hơn và đó là mục tiêu mà Ngân hàng Trung ương mong muốn.
Cùng nh chi tiết các sự kiện qua video dưới đây và tiếp tục theo dõi các bản tin cập nhật thị trường tiếp theo từ MarginATM nhé.