Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

FTX "thâu tóm" nhiều công ty môi giới chuẩn bị giao dịch cổ phiếu?

Sau thông báo giao dịch cổ phiếu không hoa hồng, xuất hiện tin đồn về việc FTX đang tổ chức thương vụ mua lại các công ty môi giới.
Avatar
quynhnguyen
Published May 23 2022
Updated Sep 20 2022
4 min read
thumbnail

Giữa các kế hoạch triển khai dịch vụ giao dịch chứng khoán, theo báo cáo từ các nguồn tin ẩn danh cho biết FTX đã tổ chức cuộc đàm phán với ít nhất ba công ty môi giới mới thành lập trong vài tháng qua nhắm đến các thương vụ mua lại tiềm năng.

Sàn giao dịch tiền điện tử phái sinh lớn thứ 2 nước Mỹ - FTX được cho là tiếp tục "thâu tóm" lại các công ty khởi nghiệp về môi giới. Đây là một trong những nỗ lực của nền tảng này nhằm góp phần hoàn thành kế hoạch giao dịch chứng khoán được công bố (tại đây) vào ngày 19/5. 

Cụ thể, sàn giao dịch trước đó đã thông báo về việc chi nhánh FTX US sẽ tung ra dịch vụ giao dịch cổ phiếu không hoa hồng thông qua ứng dụng của mình. Đồng thời sàn sẽ cho phép người dùng nạp tiền vào tài khoản của họ bằng các stablecoin được hỗ trợ bởi fiat.

Theo một báo cáo ngày 23/5 từ CNBC (tại đây) cho biết thông tin được tiết lộ từ các nguồn giấu tên vì các cuộc đàm phán thỏa thuận là bí mật. Đó là sự kiện FTX đã tổ chức các cuộc họp riêng với ít nhất ba công ty khởi nghiệp môi giới trong vài tháng qua về một số thương vụ mua lại tiềm năng sắp tới. Trong đó bao gồm ba công ty Webull, Apex Clearing và Public.com. Tuy nhiên, sau khi tin tức này xuất hiện, FTX và các công ty này vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo xác nhận hay bình luận nào. 

Được biết, cả ba nền tảng trên đều đã đã đăng ký với Cơ quan quản lý ngành tài chính (FINRA) và là thành viên của Công ty bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán (SIPC). Điều này cho thấy các công ty này đều có mối quan hệ khá tốt đẹp với các cơ quan chính phủ như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC).

Ngoài ra, các công ty đã đăng ký FINRA có thể giao dịch cổ phiếu thay mặt khách hàng của họ. Đồng thời những nền tảng này cũng được phép đưa ra lời khuyên đầu tư khi là thành viên của SIPC. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư được bảo vệ nếu như công ty phá sản.

Trước tin đồn về thương vụ mua lại của FTX, nhiều người cho rằng không biết liệu sàn giao dịch muốn xem xét các công ty mới thành lập để hỗ trợ những sáng kiến ​​tập trung vào cổ phiếu của mình, hay liệu công ty cũng có để mắt đến các thương vụ mua lại lớn hơn trong dài hạn. Đầu tháng này, nhà sáng lập kiêm CEO của FTX - Sam Bankman-Fried (SBF) đã nộp hồ sơ lên ​​SEC về việc mua lại cổ phần của Robinhood. Cụ thể, ông đã tăng cổ phần của mình trong nền tảng giao dịch bán lẻ nổi tiếng này lên 7.6% với giá khoảng 648.2 triệu USD vào cuối tháng 4. 

Hồ sơ của Sam Bankman-Fried (SBF) nộp lên ​​SEC. 

Vốn hóa thị trường hiện tại của Robinhood (HOOD) là khoảng 8.4 tỷ USD theo thống kê của Yahoo Finance. Điều này cho thấy FTX sẽ cần phải phân bổ một lượng vốn khổng lồ nếu muốn mua lại công ty. Phải nói rằng, trước đây SBF đã vạch ra việc mua lại đầy tham vọng với quy mô của Goldman Sachs “không nằm ngoài khả năng” đối với FTX nếu sàn giao dịch tiếp tục trên một quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, hồ sơ của SEC không đưa ra nhiều manh mối vì nó chỉ ra rằng SBF không có kế hoạch tham gia tích cực vào Robinhood. Thay vào đó, hồ sơ mô tả rằng đây là một khoản đầu tư hấp dẫn đối với HODL. 

“Người Báo cáo có ý định nắm giữ Cổ phần như một khoản đầu tư và hiện không có ý định thực hiện bất kỳ hành động nào nhằm thay đổi hoặc ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của Người phát hành, tham gia vào bất kỳ giao dịch nào có mục đích hoặc hiệu lực đó.” hồ sơ viết rõ.

Đọc thêm: CZ: "Nếu Binance phá sản, người dùng sẽ được bồi thường đầu tiên"

RELEVANT SERIES