Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tin tức 28/11: Giao dịch EVM chain bùng nổ, sàn Upbit công bố lãi Q3

Số lượng giao dịch trên EVM chain như Avalanche, Celo, Fantom, BNB Chain, Polygon tăng mạnh mẽ; Công ty điều hành sàn Upbit ghi nhận lợi nhuận Q3 đạt 79M USD.
Avatar
Sunny95
Published Nov 28 2023
Updated Nov 29 2023
6 min read
thumbnail

Giao dịch trên các EVM chain tăng đột biến

Theo dữ liệu từ The Block, lượng giao dịch trên các blockchain tương thích với Máy ảo Ethereum (EVM) - tương thích hoàn toàn với mạng lưới Ethereum, như Avalanche, Polygon, BNB Chain, Fantom và Celo, đang trải qua giai đoạn tăng trưởng ấn tượng vào nửa sau tháng 11/2023.

Đặc biệt phải kể đến Fantom và Celo, là hai gương mặt có mức tăng ngoạn mục nhất lên đến hàng ngàn phần trăm. Blockchain của “bố già DeFi” Andre Cronje đã ghi nhận hơn 3,41 triệu giao dịch vào ngày 26/11, tăng 1,321% so với tuần trước đó. Celo cũng có sức bật ngang ngửa đến 1,277%, con số giao dịch trên mạng lưới đã tăng từ 277,500 lên thành 3.82 triệu, chỉ trong bốn ngày.

số lượng giao dịch trên các evm chain hàng đầu
Số lượng giao dịch trên các EVM chain hàng đầu.

Cùng với đó, Polygon, Avalanche và BNB Chain chứng kiến biên độ tăng trưởng lần lượt là 155%, 857% và 55%.

Nhà nghiên cứu dữ liệu Rebecca Stevens của The Block suy đoán rằng, phí giao dịch trên mạng lưới Ethereum dâng cao kết cùng với đà tăng giá tích cực của native token trên EVM chain đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy số lượng giao dịch tăng đột biến.

Stevens làm rõ thêm, lượng giao dịch trên BNB Chain có phần khiêm tốn hơn do cuộc chiến pháp lý với chính quyền Mỹ, song các chain khác không những không bị ảnh hưởng mà còn liên tục tăng trưởng.

advertising

Kronos Research đề xuất thưởng 10% bug bounty cho hacker

Trong một tin nhắn on-chain gửi tới hacker ngày 26/11, Kronos đã đưa ra đàm phán hoàn trả 90% số tiền và giữ 10% như phần thưởng bug bounty, thời hạn để hacker đưa ra quyết định là 7:00 sáng ngày 30/11.

tin nhắn gửi hacker của kronos
Tin nhắn gửi hacker của Kronos.

Mức đàm phán 10:90 khá phổ biến trong thị trường tiền mã hoá. Một số dự án gần đây cũng áp dụng mức này cho hacker có KyberSwap, Stars Arena (đã trả), Mixin và Curve Finance (thu hồi được 70%).

Ngày 19/11, nhà tạo lập thị trường Kronos Research được thông tin đã bị xâm nhập API và bị rút đi lượng lớn tài sản. Sau đó Kronos xác nhận thiệt hại ước tính 26 triệu USD.

Mặc dù vậy, Kronos Research tuyên bố số tiền bị lấy cắp không chiếm phần lớn trong tài sản công ty và sẽ nối lại hoạt động ngay khi có thể.

Sự cố đã liên đới đến sàn giao dịch WOO X - sàn do Kronos Research thành lập và cũng là MM lớn nhất. WOO X vào sáng 19/11 cũng ra thông báo gián đoạn hoạt động giao dịch trong ít giờ, đồng thời cam kết tiền của người dùng vẫn an toàn.

Kronos Reseaech được thành lập năm 2018 và có trụ sở tại Đài Loan. Hồi tháng 8, Wu Blockchain đưa tin toà án Đài Loan đã kết án hai cựu nhân viên của Kronos Research vì bất mãn với công ty nên đã cố tình phá hoại hoạt động của quỹ, gây thiệt hại 1.4 triệu USD.

Sàn crypto Hong Kong Hounax lừa đảo người dùng 15,4 triệu USD

Vào ngày 25/11/2023, Cảnh sát Hong Kong đã phát hiện trường hợp lừa đảo liên quan đến nền tảng giao dịch tiền mã hóa Hounax, được nhận định là bản sao của JPEX, với số tiền người dùng bị lừa lên tới 120 triệu USD Hong Kong (tương đương 15.4 triệu USD).

Mặc dù trước đó, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán và Phái sinh Hong Kong (SFC) đã đưa ra cảnh báo và liệt kê Hounax là một sàn giao dịch đáng ngờ, nhưng tính đến 04:00 PM ngày 27/11/2023, cảnh sát Hong Kong đã nhận được trình báo từ 145 nạn nhân bị thất thoát tài sản trong vụ việc.

Trong các đơn trình báo được chia sẻ bởi báo South China Morning Post, những nạn nhân của vụ lừa đảo cho biết họ đã hạ thấp sự cảnh giác khi trang web cùng tài khoản Facebook của Hounax (hiện tại đã bị xoá) tuyên bố sai sự thật về các nhà đầu tư đứng sau sàn giao dịch này gồm: Coinbase, Sequoia, Goldman Sachs, v.v. và các đối tác của công ty bao gồm Ethereum, Tron, Cardano, v.v.

Đồng thời, nạn nhân của Hounax đã bị "mờ mắt" bởi cam kết lợi nhuận lên tới 40%/năm làm mồi nhử để thu hút người dùng tham gia từ sàn giao dịch. Kết quả, các nhà đầu tư không thể lấy lại vốn và lợi nhuận của mình sau nhiều tháng vì đã bị sàn này cấm rút tiền từ tháng 09/2023.

Ngay sau sự việc, các nhà lập pháp Hong Kong như Johnny Ng hay Wu Jiezhuang tuyên bố SFC nên nhanh chóng trong việc liên hệ với các nền tảng giao dịch tiền mã hóa không được cấp phép để xác định các vấn đề "tiêu cực", từ đó sớm đưa ra cảnh báo hoặc quyết định dừng hoạt động nền tảng đáng ngờ để ngăn ngừa rủi ro. 

Công ty mẹ của sàn Upbit báo lãi 79 triệu USD 

Công ty sở hữu và điều hành sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất Hàn Quốc Upbit là Dunamu, có lợi nhuận hợp nhất mọi hoạt động khoảng 79 triệu USD trong quý 03/2023.

Tuy nhiên, con số này lại thể hiện mức giảm 39.6% so với doanh thu khoảng 148 triệu USD tại cùng thời điểm năm 2022.

Báo cáo tài chính mã hóa từ Cơ quan Giám sát Tài chính (FSS) cho thấy, doanh thu trong quý 3 năm nay của Dunamu là 193 tỷ won, giảm 29% so với con số 271.9 tỷ won cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng trong kỳ cũng ghi nhận ở mức 29.5 tỷ won, tương đương mức giảm 81.6% so với cùng thời điểm năm 2022.

Trái ngược với sự tiêu cực trong báo cáo tài chính, Dunamu chia sẻ sự lạc quan trong cách thức hoạt động của mình. Họ xác định việc phổ biến các dịch vụ blockchain sẽ là nhân tố quan trọng để vượt qua tình hình suy thoái kinh tế thị trường tài sản ảo, và sẽ nghiêm túc theo đuổi các hoạt động kinh doanh lĩnh vực kỹ thuật số này.

Không những vậy, đại diện của Dunamu còn có ý định tăng cường đa dạng hoạt động để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường tài sản ảo và bảo vệ các nhà đầu tư.

Đọc thêm: Ngân hàng châu Âu đưa ra chỉ dẫn về vấn đề rửa tiền với Crypto.

**Không phải là lời khuyên tài chính.

RELEVANT SERIES