Hơn 50% giao dịch trên Solana thất bại trong tháng qua
Theo dữ liệu của Dune (tại đây), trung bình các giao dịch phi biểu quyết (non-voting transaction) trên Solana đều thất bại kể từ ngày 22/02/2024.
Theo đó, giao dịch phi biểu quyết thường liên quan đến việc gửi token Solana giữa các tài khoản hoặc hợp đồng thông minh.
Còn giao dịch biểu quyết (voting transaction) được thực hiện bởi các validator trong mạng lưới Solana, đảm bảo bảo mật blockchain và xử lý các giao dịch để nhận lại một phần phí giao dịch.
Giao dịch thất bại không phải vấn đề lớn
Mert Mumtaz, Giám đốc điều hành của Helius Labs, nhà cung cấp cơ sở hạ tầng Solana, cho biết:
Trên thực tế, với người dùng thông thường, các giao dịch thất bại có thể do trượt giá. Trong thời kì giá token biến động nhiều, các nhà giao dịch thường phải tăng giới hạn trượt giá để giao dịch được hoàn tất trên blockchain.
Mặt khác, giao dịch có thể thất bại nếu biến động giá vượt quá giới hạn trượt giá.
Hoạt động của Solana đang bùng nổ
Tỷ lệ thất bại cao dường như không làm giảm nhiệt của các nhà giao dịch. Khối lượng giao dịch trên Solana đã vượt qua Ethereum. Thậm chí dữ liệu của SolanaFM còn cho thấy có hơn 20,000 token được ra mắt trên Solana mỗi ngày.
Giao thức cầu nối deBridge đã đạt hơn 1 tỷ USD khối lượng giao dịch vào thứ sáu (ngày 22/03), trong đó có hơn một nửa là giao dịch qua Solana. Nền tảng này cũng nhấn mạnh rằng khoảng một phần ba số tiền đó được chuyển từ các mạng khác sang Solana.
Kể từ lúc mainnet đến nay, Solana đã nhiều lần đối mặt với các sự cố ngừng hoạt động, điều này phần nào gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên mạng lưới.
Trong khi đó, các mạng layer trên Ethereum, được coi là đối thủ cạnh tranh với Solana đã trở nên rẻ hơn kể từ sau khi hoàn thành bản nâng cấp Dencun mới nhất.
Đọc thêm: EU cấm các khoản thanh toán tiền điện tử ẩn danh từ ví non-custodial