Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Lightning Network là gì? Layer 2 tiên phong trên blockchain Bitcoin

Lightning Network là một trong những dự án Layer 2 sớm nhất và lâu đời nhất trong ngành, ra đời nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chi phí và tốc độ giao dịch trên blockchain Bitcoin. Vậy điều gì làm cho Lightning Network trở nên đặc biệt?
Avatar
Hunt
Published Apr 23 2024
Updated Apr 23 2024
8 min read
lightning network là gì

Lightning Network là gì?

Lightning Network là dự án layer 2 trên blockchain Bitcoin , giúp cải thiện tốc độ và phí giao dịch bằng việc áp dụng công nghệ thanh toán ngoại tuyến (off-chain payment). Lightning Network hoạt động dựa trên cơ chế P2P (Peer-to-Peer), cho phép giao dịch chỉ diễn ra khi hai bên đồng ý mở kênh thanh toán, không có trung gian.

Lightning Network giúp giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng của blockchain Bitcoin, khi tốc độ xử lý giao dịch mỗi giây (TPS) của Bitcoin chỉ ở mức 3-7.

website lightning network
Website của dự án Lightning Network

Với việc ra mắt whitepaper vào 2016 và mainnet vào 2018, Lightning Network có thể được xem là một trong những dự án Layer 2 đầu tiên trên thị trường crypto.

advertising

Lightning Network hoạt động như thế nào?

Quy trình hoạt động

Lightning Network được thiết kế nhằm cải thiện khả năng mở rộng và giảm chi phí giao dịch bằng cách cho phép giao dịch nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là cách Lightning Network hoạt động:

  • Thiết lập kênh thanh toán: Hai bên tham gia sẽ mở một kênh thanh toán trên Lightning Network bằng cách đặt một số lượng Bitcoin vào một hợp đồng thông minh. Giao dịch này được ghi nhận trên blockchain Bitcoin, đánh dấu sự bắt đầu của kênh thanh toán.
  • Vai trò của Node/Miner: Trong Lightning Network, các node đóng vai trò như những người điều phối, không phải khai thác như thợ đào (miner) trong mạng Bitcoin chính. Các node Lightning Network xác nhận và ghi nhận giao dịch mở kênh. Sau khi kênh được mở, các node này giám sát và hỗ trợ việc trao đổi tài sản giữa hai bên trong kênh mà không cần xác nhận từ blockchain chính.
  • Giao dịch Off-Chain: Khi kênh thanh toán đã được mở, các bên có thể tiến hành không giới hạn số lượng giao dịch off-chain. Những giao dịch này diễn ra ngay lập tức và chỉ được ghi nhận giữa hai bên thông qua hợp đồng thông minh.
  • Hợp đồng thông minh: Đây là cơ chế quản lý toàn bộ các giao dịch trong kênh như mở, đóng kênh. Hợp đồng thông minh đảm bảo rằng chỉ có giao dịch mở kênh và đóng kênh mới được gửi lên blockchain chính. Nó cũng giúp tự động hóa việc cập nhật số dư cho mỗi bên sau mỗi giao dịch và đảm bảo an toàn và chính xác cho giao dịch cuối cùng khi kênh đóng.
  • Đóng kênh: Khi một trong hai bên hoặc cả hai muốn đóng kênh, họ thực hiện một giao dịch cuối cùng được hợp đồng thông minh xác nhận. Giao dịch này cập nhật số dư cuối cùng của mỗi bên và phát sóng lên blockchain Bitcoin, sau đó kênh sẽ đóng và tài sản được giải phóng.

Khi các giao dịch tại các kênh thanh toán hoàn thành, Lightning Network bắt đầu tổng hợp dữ liệu từ nhiều payment channel khác nhau và gửi đồng loạt xuống mạng lưới Bitcoin để lưu trữ trong block.

cách lightning network hoạt động
Cách Lightning Network hoạt động

Nhìn chung, quy trình này có thể được hiểu ngắn gọn như sau: 

  • Khi hai người muốn giao dịch trên Lightning Network, họ cần phải mở một kênh thanh toán và đặt một số lượng Bitcoin nhất định vào kênh đó. 
  • Số Bitcoin này sẽ bị khóa lại và không thể sử dụng cho đến khi kênh thanh toán được đóng. 
  • Tổng số Bitcoin có thể được giao dịch qua kênh này bằng với tổng số Bitcoin mà hai bên đã cam kết ban đầu.

Ví dụ

Alice và Bob quyết định thiết lập một kênh thanh toán chung. Alice cam kết đầu tư 10 BTC và Bob cam kết 5 BTC vào kênh thanh toán này. Một giao dịch mở kênh với tổng cộng 15 BTC từ Alice và Bob được ghi nhận trên blockchain Bitcoin. 

Sau khi giao dịch này được thêm vào blockchain, Alice và Bob có thể thực hiện không giới hạn số lần giao dịch với nhau, với tốc độ nhanh hơn nhiều và chi phí gần như bằng không. 

Dưới đây là các giao dịch giữa Alice và Bob:

  • Alice gửi cho Bob 1 BTC. Số dư mới: Alice 9 BTC, Bob 6 BTC.
  • Alice gửi cho Bob thêm 2 BTC. Số dư mới: Alice 7 BTC, Bob 8 BTC.
  • Bob gửi lại cho Alice 3 BTC. Số dư mới: Alice 10 BTC, Bob 5 BTC.
  • Bob gửi lại cho Alice 1 BTC nữa. Số dư mới: Alice 11 BTC, Bob 4 BTC.

Khi một trong hai hoặc cả hai muốn đóng kênh, một giao dịch đóng kênh sẽ được gửi lên blockchain Bitcoin với số dư cuối cùng của Alice và Bob. Trong trường hợp này, số dư cuối cùng là Alice có 11 BTC và Bob có 4 BTC.

cách một cổng thanh toán hoạt động
Cách một cổng thanh toán hoạt động

Lịch sử phát triển của Lightning Network

Dưới đây là các mốc thời gian và sự kiện đáng chú ý của Lightning Network:

  • Năm 2018: Ra mắt mainnet, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của Lightning Network với việc thiết lập các node và kênh thanh toán đầu tiên.
  • Năm 2019: Số lượng node hoạt động tăng từ khoảng 2,000 lên tới 4,100 node, tăng 105%. Tổng số kênh thanh toán tăng từ khoảng 16,000 lên hơn 35,000 kênh.
  • Năm 2020: Ứng dụng ví Zap giúp người dùng dễ dàng giao dịch qua Lightning Network, nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng hàng ngày.
  • Năm 2021: El Salvador chấp nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp, sử dụng Lightning Network để xử lý giao dịch, thúc đẩy sự áp dụng trên quy mô quốc gia.
  • Năm 2022: Twitter tích hợp Lightning Network vào tính năng Tip Jar, cho phép người dùng gửi tiền tip cho nhau, mở rộng sự nhận thức và áp dụng của công nghệ.
  • Năm 2023: Lightning Labs ra mắt giao thức Taproot Assets, mở rộng khả năng của mạng bằng cách cho phép phát hành và giao dịch các tài sản non-BTC.
  • Năm 2024: Việc thanh toán bằng BTC thông qua Lightning Network đã đạt được mức tỷ lệ phần trăm người dùng sử dụng cao nhất mọi thời đại vào Q1-2024.
lightning network tăng trưởng ổn định q1 2024
Lightning Network đã cho thấy sự tăng trưởng rất ổn định trong Q1-2024

Đội ngũ dự án

Các thành viên chủ chốt trong đội ngũ dự án Lightning Network bao gồm:

  • Elizabeth Stark: Bà là CEO và Co-founder của Lightning Network, trước đó bà từng là giảng viên tại Đại học Stanford và Đại học Yale.
  • Olaoluwa Osuntokun (Roasbeef): Trước khi là đồng sáng lập và CTO của Lightning Labs, ông là một nhà phát triển chính của Mạng Lưới Lightning, nơi ông đã đóng góp vào nhiều tiến bộ kỹ thuật quan trọng cho mạng này.
  • Ryan Gentry: Là Giám đốc Phát triển Kinh doanh tại Lightning Labs, Ryan đã có kinh nghiệm trong các công ty đầu tư và phát triển kinh doanh trước khi chuyển sang lĩnh vực công nghệ blockchain. Ông chịu trách nhiệm thúc đẩy sự chấp nhận và phát triển các mối quan hệ đối tác chiến lược cho công ty.
đội ngũ lightning labs
Đội ngũ Lightning Labs

Nhà đầu tư

Lightning Labs, công ty phát triển dự án Lightning Network đã hoàn thành 3 vòng gọi vốn với tổng giá trị 82.5 triệu USD:

  • Vòng Seed (15/3/2018): Lightning Labs gọi vốn thành công 2.5 triệu USD từ các nhà đầu tư như The Hive và Digital Currency Group.
  • Vòng Series A (5/2/2020): Công ty gọi được 10 triệu USD từ Craft Ventures, Slow Ventures, và các nhà đầu tư khác.
  • Vòng Series B (5/4/2022): Lightning Labs mở rộng quy mô với 70 triệu USD đầu tư từ Valor Equity Partners, Baillie Gifford, và nhiều nhà đầu tư cá nhân thuộc các công ty như Tesla và SpaceX.

Thông tin về token của Lightning Network

Hiện dự án chưa thông báo về việc ra mắt token.

Các kênh thông tin của Lightning Network

Đọc thêm: Zircuit là gì? Cơ hội săn Airdrop với Zircuit Point

RELEVANT SERIES