Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Lợi dụng PancakeSwap để lừa đảo và cái kết

Câu chuyện bắt đầu từ dòng trạng thái của người dùng trên r/pancakeswap subreddit - diễn đàn công khai của PancakeSwap.
Avatar
alice
Published Apr 30 2021
Updated Jul 25 2022
5 min read
thumbnail

Vừa qua, trên cộng đồng mạng xã hội Reddit xuất hiện câu chuyện lừa đảo tiền điện tử và cả sự chế giễu dành cho kẻ lừa đảo khi anh ta đánh mất khoản tiền đầu tư hạt giống của mình vào chính token mà anh tạo ra.

Câu chuyện bắt đầu từ dòng trạng thái của người dùng trên r/pancakeswap subreddit - diễn đàn công khai của pancakeswap

Kẻ lừa đảo thua cuộc

Theo đó, chủ trạng thái đã yêu cầu nền tảng giao dịch trợ giúp trả lại tiền từ token BEP-20 mà chính anh đã tạo ra. 

“Xin chào, tôi đã tạo một token trên PancakeSwap nhưng bây giờ tôi muốn lấy lại tiền của mình. Nó nói rằng tôi không thể giao dịch lại vì tác động giá quá cao. Vì vậy về cơ bản tôi đã mất $366? Hãy giúp tôi."

Theo đó, anh ta đã cố gắng rút thanh khoản của mình từ PancakeSwap nhưng smart contract không cho phép anh ta rút tiền vì việc đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá của Token do tính thanh khoản của nó vốn dĩ rất thấp. Không biết liệu đây có phải là một biện pháp bảo vệ BSC hay ai đó đang cố rút tiền của anh ấy ra khiến hệ thống bảo vệ được kích hoạt.

Sau khi kiểm tra kỹ càng, cộng đồng phát hiện hóa ra đây là một token lừa đảo, bắt chước dự án chưa được xếp hạng nhưng khá nhiều người biết tới. Đó là Pi Network, dự án cho phép khai thác tiền điện tử trên điện thoại di động. 

Lịch sử trang cá nhân đã phản ánh rằng anh đang quảng bá tới cộng đồng một liên kết về loại tiền điện tử này.

Dù thế nào, những bình luận về bài đăng cầu cứu của anh ấy đều không mấy thiện cảm. Cộng đồng nói rằng anh ấy đang cố gắng thực hiện hành vi lừa đảo và đây là cái giá phải trả dành cho những người như anh.

Lừa đảo trên Binance Smart Chain

bsc đã ra mắt từ tháng 9 năm 2020 dưới dạng một blockchain chạy song song với Binance Chain. Nó cho phép người dùng dễ dàng tạo hợp đồng thông minh cho các token chạy trên mạng này và sử dụng cơ chế đặt cược bằng BNB mới.

Mục tiêu của chiến lược này là để cạnh tranh trực tiếp với defi trên Ethereum với tốc độ nhanh hơn và phí giao dịch rẻ hơn. Đó cũng là lý do người dùng đang đổ dồn vốn của mình vào hệ sinh thái này, khiến dự án ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ và nhanh chóng.

Chỉ tính trong nữa năm tổng giá trị bị khóa (TVL) trong BSC đã tăng vọt lên 43 tỷ đô. Ngược lại, Ethereum đã mất 4 năm để đạt được con số 65 tỷ đô. Với đà này thì trong tương lai gần, BSC sẽ nhanh chóng vượt mặt Ethereum để vươn lên vị trí top đầu về mạng lưới.

Cho dù là mạng Ethereum (ETH) hay Binance Smart Chain (BSC) thì bất kỳ ai cũng có thể tạo token của riêng họ. Nhưng với việc sử dụng Binance Smart Chain, chi phí sẽ rẻ hơn nhiều và đó cũng là điều khiến mạng lưới này trở thành “địa đạo” cho các âm mưu lừa đảo hiện nay.

Vụ scam lớn nhất cho đến nay là dự án MeerKat Finance vào đầu tháng 3, nhóm lừa đảo đã thu về tổng cộng 31 triệu đô từ BUSD và bnb.

Ngoài ra còn nhiều dự án khác như những dự án hệ Safe vừa rồi khi trào lưu kèo mạo hiểm nở rộ, một vài cái tên như SafeBNB, SafeFairmoon hay là hệ “chó” cũng tăng giá mạnh khiến người dùng lầm tưởng cơ hội quá dễ dàng. 

Mặc dù Binance rất coi trọng vấn đề bảo mật người dùng và có biện pháp bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân nhưng không phải dự án nào cũng có thể nhận được bồi thường như vậy. 

Điều đó có nghĩa là mỗi người dùng dù mới hay đã có kinh nghiệm cũng nên thật cẩn thận khi xuống tiền đầu tư các dự án mạo hiểm như vậy. Điều quan trọng nhất vẫn là trau dồi kiến thức thị trường và thường xuyên cập nhật thông tin các dự án để có những quyết định đầu tư lâu dài an toàn và giảm thiểu rủi ro cho túi tiền của mình. 

Đừng quên share bài viết này cho bạn bè của mình để cùng nhau cảnh giác trong thị trường crypto đầy rẫy cám dỗ này bạn nhé.

Đọc thêm: Binance Smart Chain bị công kích bởi tính tập trung nó có

RELEVANT SERIES