Mô hình vai đầu vai là gì? Cách nhận biết và giao dịch hiệu quả
Mô hình vai đầu vai là gì?
Mô hình vai đầu vai là một mô hình đảo chiều xu hướng hình thành sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Đây là mô hình báo hiệu sự đảo chiều xu hướng được dùng trong phân tích kỹ thuật.
Mô hình này chứa ba đỉnh liên tiếp với đỉnh giữa (đầu) là cao nhất và hai đỉnh ngoài (vai) thấp, cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau và đường viền cổ (Neckline) đóng vai trò như một đường hỗ trợ (kháng cự). Đường Neckline có thể là đường nằm ngang, dốc lên hay dốc xuống đều được.
Phân loại mô hình vai đầu vai
Về cơ bản, mô hình vai đầu vai có 2 loại chính:
- Mô hình vai đầu vai thuận
- Mô hình vai đầu vai ngược
Mô hình vai đầu vai thuận
Mô hình vai đầu vai thuận là một mô hình đảo chiều xu hướng hình thành sau một xu hướng tăng và sự hoàn thành của mô hình đánh dấu một sự đảo chiều xu hướng từ tăng sang giảm.
Mô hình này chứa ba đỉnh liên tiếp với đỉnh giữa (đầu) là cao nhất và hai đỉnh ngoài (vai) thấp, cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau. Các mức phản ứng thấp của mỗi đỉnh có thể được kết nối để tạo thành hỗ trợ hoặc đường viền cổ (Neckline). Đường Neckline có thể là đường nằm ngang, dốc lên hay dốc xuống đều được.
Mô hình vai đầu vai ngược
Tương tự mô hình vai đầu vai thuận, đúng với tên gọi của nó, vai đầu vai ngược là một mô hình đảo chiều xu hướng hình thành sau một xu hướng giảm và sự hoàn thành của mô hình đánh dấu một sự đảo chiều xu hướng từ giảm sang tăng.
Mô hình này chứa ba đáy liên tiếp với đỉnh giữa (đầu) là cao nhất và hai đáy ngoài (vai) thấp, cao bằng nhau hoặc gần bằng nhau. Các mức phản ứng thấp của mỗi đáy có thể được kết nối để tạo thành hỗ trợ hoặc đường viền cổ (Neckline). Đường Neckline có thể là đường nằm ngang, dốc lên hay dốc xuống đều được.
Thành phần cấu tạo nên Mô hình vai đầu vai
Đúng như tên gọi, Mô hình vai đầu vai được cấu tạo từ 3 đỉnh kế tiếp nhau, bao gồm 6 thành phần chính:
- Vai trái: Đỉnh cao nhất của trend tăng hiện tại.
- Rãnh trái: Là đáy ở giữa đỉnh vai trái và đỉnh đầu
- Đầu: Là đỉnh mới tạo thành của trend tăng (tức cao hơn vai trái) và sẽ là đỉnh cao nhất trong 3 đỉnh của mô hình.
- Rãnh phải: Phải thấp hơn đỉnh vai trái.
- Vai phải: Là một đỉnh mà nó không được vượt quá đầu và cũng không được thấp quá rãnh vai trái, nhớ là rãnh vai trái chứ không phải vai trái nhé.
- Đường viền cổ (Neckline): Là đường nối liền hai rãnh vai phải và trái. Mô hình HS chỉ được xác nhận khi giá phá vỡ xuống dưới đường này.
Ý nghĩa mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai xuất hiện sau một xu hướng tăng dài, giá tăng lên đến đỉnh và sau đó giảm xuống để tạo thành vai trái. Đáy đầu tiên sau vai trái chỉ là một sự hồi nhẹ đã được dự đoán trong một xu hướng tăng. Sau đó, giá tăng trở lại, hình thành một đỉnh mới (đỉnh thứ hai) cao hơn đỉnh thứ nhất. Giá lại tiếp tục giảm, hình thành phần đầu của mô hình một đầu 2 vai. Giá tăng lần thứ ba, nhưng chỉ tăng đến mức bằng với đỉnh đầu tiên, và giá giảm một lần nữa, tạo thành vai phải.
Đối với đường neckline dốc xuống:
- Phần đỉnh thứ 2 có mức giá tăng cao hơn nhiều so với đỉnh thứ 3 và đáy thứ hai được hình thành khi giá hồi về neckline, thấp hơn nhiều so với dự kiến.
- Đáy thứ hai thấp hơn so với đáy thứ nhất, mà theo định nghĩa của xu hướng tăng, giá sẽ tạo ra các đỉnh mới và đáy mới cao dần. Như vậy về mặt phân tích kỹ thuật thì ta thấy xu hướng tăng đã kết thúc và có thể một xu hướng giảm mới sẽ bắt đầu.
- Đỉnh thứ 3 thấp hơn so với đỉnh thứ hai, đáy thứ hai thấp hơn đáy thứ nhất, xác nhận sự kết thúc của một xu hướng tăng.
=> Đây chính là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng của một xu hướng giảm.
Đối với đường neckline dốc lên:
Đáy thứ hai được hình thành khi giá hồi về neckline.
- Đáy thứ hai cao hơn đáy thứ nhất, cho thấy thị trường còn ở xu hướng tăng Trong trường hợp này, các trader chỉ nên lo lắng khi vai phải không thể tạo ra một đỉnh.
- Khi neckline bị phá vỡ xuống phía dưới hình thành mô hình Head and Shoulders có đường cổ dốc lên, về cơ bản thì các đường hỗ trợ dốc lên của xu hướng tăng trước đó cũng đã bị phá vỡ.
=> Ở trường hợp này, chỉ khi nào mô hình chính thức hình thành chúng ta mới có thể nhận biết.
Cách xác định và vẽ các loại mô hình
Thông thường, mô hình vai đầu vai sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh. Để xác định chính xác mô hình vai đầu vai, bạn có thể dựa vào các tín hiệu phân kì đảo chiều xu hướng hoặc ở các vùng kháng cự, hỗ trợ.
Mô hình vai đầu vai thông thường sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm báo hiệu một sự đảo chiều sắp diễn ra. Thông thường để vẽ mô hình vai đầu vai bạn cần xác định và vẽ đường Neckline bằng cách nối các đáy (hoặc cách đỉnh) lại với nhau. Sau đó sẽ xác định đầu và 2 vai của mô hình.
Lưu ý: Neckline không phải lúc nào cũng là một đường nằm ngang hoàn hảo.
Cách giao dịch với mô hình vai đầu vai
Xác định xu hướng của thị trường
Ở bước này, đầu tiên bạn cần xác định chỉnh thị trường đang là xu hướng nào? Tăng, giảm hay sideways. Giao dịch với mô hình không phức tạp như các phương pháp giao dịch khác vì thế bạn có thể dễ dàng xác định xu hướng bằng Trendline. Mô hình chỉ xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm mạnh và KHÔNG xuất hiện trong giai đoạn sideways.
Khi xác định xu hướng cần lưu ý:
- Xu hướng tăng: Đáy sau cao hơn đáy trước và đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Xu hướng giảm: Đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Lưu ý một xu hướng mạnh cần thoả cả hai điều kiện vì nếu thiếu một trong hai rất có thể đó không còn là xu hướng.
Vẽ mô hình vai đầu vai
Mô hình vai đầu vai thông thường sẽ xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm báo hiệu một sự đảo chiều sắp diễn ra. Thông thường để vẽ mô hình vai đầu vai bạn cần xác định và vẽ đường Neckline bằng cách nối các đáy (hoặc cách đỉnh) lại với nhau. Sau đó sẽ xác định đầu và 2 vai của mô hình.
Xác định điểm vào lệnh, điểm stoploss (cắt lỗ) và take profit (chốt lời)
Mô hình vai đầu vai thuận
Điểm vào lệnh (entry): Mô hình vai đầu vai thuận xảy ra cho chúng ta tín hiệu SELL. Bạn có thể vào lệnh theo 2 cách sau:
- Đặt lệnh SELL ngay khi giá phá vỡ đường neckline.
- Đợi sau khi giá retest đường neckline và đón ở vị trí retest. Trường hợp này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng đôi khi giá sẽ không hồi về mà giảm luôn => bị lỡ cơ hội.
Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ giảm bằng với chiều cao của phần đầu. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng phần đầu của mô hình.
Dừng lỗ (stoploss): Bạn nên đặt điểm dừng lỗ khi giá tăng trở lại và đóng nến trên đường Neckline hoặc để an toàn hơn tránh bị quét stoloss bạn có thể đặt ở vị trí vai phải của mô hình.
Mô hình vai đầu vai ngược
Điểm vào lệnh (entry): Mô hình vai đầu vai ngược xảy ra cho chúng ta tín hiệu BUY. Bạn có thể vào lệnh theo 2 cách sau:
- Đặt lệnh BUY ngay khi giá phá vỡ đường neckline.
- Đợi sau khi giá retest đường neckline và đón ở vị trí retest. Trường hợp này sẽ mang lại nhiều lợi nhuận hơn nhưng đôi khi giá sẽ không hồi về mà tăng luôn => bị lỡ cơ hội.
Chốt lời (take profit): Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ tăng bằng với chiều cao của phần đầu. Do đó, điểm chốt lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng phần đầu của mô hình.
Dừng lỗ (stoploss): Bạn nên đặt điểm dừng lỗ khi giá giảm trở lại và đóng nến dưới đường Neckline hoặc để an toàn hơn tráng bị quét stoloss bạn có thể đặt ở vị trí vai phải của mô hình.
06 lưu ý khi giao dịch với mô hình vai đầu vai
- Đối với Mô hình vai đầu vai, điểm đầu tiên là giá phải đang xu hướng tăng, bạn phải chắc chắn rằng thị trường đang uptrend trước khi đi tìm mô hình. Tương tự đối với Vai Đầu Vai ngược, bạn phải chắc chắn xu hướng đang là downtrend.
- Các mô hình có thể mang tính chủ quan. Điều này có thể nghĩ trader này có thể nhìn ra mô hình trong khi một trader khác thì không.
- Mô hình vai đầu vai xuất hiện trên tất cả các khung thời gian và có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Bạn không nên giao dịch cho đến đi mô hình này hoàn thành (giá phá vỡ neckline). Vì vậy, bạn cần phải kiên nhẫn chờ đợi trong một thời gian dài.
- Không phải lúc nào mô hình cũng đi theo đúng lý thuyết, nó có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà tăng (giảm) cao hơn (thấp hơn) các mức dự kiến.
- Nên kết hợp mô hình giá với một vài chỉ báo kỹ thuật khác: MACD, RSI, các mô hình nến hay Volume,… để tăng độ chính xác hơn.