Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Mô hình giá là gì? Tổng hợp các mô hình giá trong giao dịch

Mô hình giá, với khả năng phản ánh tâm lý và hành vi của thị trường, đã trở thành một công cụ phân tích kỹ thuật không thể thiếu. Mô hình giá giúp trader nhận diện các tín hiệu đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng.
kaylin
Published Nov 26 2020
Updated Dec 27 2024
11 min read
mô hình giá là gì

Mô hình giá là gì?

Mô hình giá là cấu trúc hình học phản ánh diễn biến thị trường trong một khoảng thời gian nhất định, với các hình dạng cụ thể lặp lại trong quá khứ, được nhà giao dịch (trader) sử dụng để dự đoán xu hướng giá khi xuất hiện dấu hiệu tương tự.

Mô hình giá là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp xác định điểm vào lệnh, thoát lệnh và quản lý rủi ro hiệu quả.

các mô hình giá
Mô hình giá được dùng để dự đoán xu hướng giá trong phân tích kỹ thuật
advertising

Ưu nhược điểm khi trade theo mô hình giá

Ưu điểm

  • Trực quan, dễ nhớ: Mô hình giá có hình dạng cụ thể, tên dễ hiểu, giúp trader ghi nhớ dễ dàng.
  • Cung cấp tín hiệu mạnh mẽ: Khi mô hình giá được xác nhận, nó cung cấp các tín hiệu rõ ràng về xu hướng đảo chiều hoặc tiếp diễn, giúp trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
  • Không có độ trễ: Mô hình giá không dựa vào bất kỳ chỉ báo kỹ thuật nào, nên nó không gặp phải độ trễ như khi sử dụng các công cụ như EMA, MACD, hay Ichimoku. Điều này cho phép trader có thể vào lệnh ngay lập tức, thậm chí trước khi các chỉ báo kỹ thuật đưa ra tín hiệu giao dịch.
  • Quản lý rủi ro dễ dàng: Việc nhận diện mô hình giá giúp trader xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, từ đó đưa ra các mức chốt lời và cắt lỗ hợp lý.
ưu nhược điểm mô hình giá
Ưu nhược điểm khi trade theo mô hình giá

Nhược điểm

  • Cần thời gian và kinh nghiệm: Mặc dù mô hình giá trong lý thuyết dễ nhận diện, nhưng khi giá đang chạy thì khá khó để xác định mô hình. Chính vì vậy, để phân tích chính xác và sử dụng hiệu quả, trader cần có kinh nghiệm và sự am hiểu về thị trường.
  • Phải chờ đợi sự xác nhận: Một mô hình giá chưa hoàn chỉnh có thể không mang lại tín hiệu chính xác. Trader phải đợi mô hình hoàn thành và được xác nhận trước khi thực hiện giao dịch, điều này đôi khi làm mất cơ hội.
  • Phụ thuộc vào dữ liệu quá khứ: Mô hình giá dựa trên hành động giá trong quá khứ để dự đoán tương lai, tuy nhiên, điều này không đảm bảo rằng thị trường sẽ diễn biến giống như trước đây.
  • Có thể gặp tình trạng nhiễu: Thị trường có thể tạo ra những "mô hình giá giả", gây khó khăn trong việc phân biệt mô hình thực sự và mô hình nhiễu, từ đó dẫn đến quyết định giao dịch sai lầm.

Các mô hình giá thường gặp trong giao dịch

Mô hình giá là công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, giúp dự đoán xu hướng thị trường. Chúng được chia thành ba nhóm chính: đảo chiều, tiếp diễn, và phức tạp. Sau đây là những mô hình tiêu biểu trong từng nhóm.

Mô hình giá đảo chiều

Vai đầu vai (Head and Shoulders)

Mô hình vai đầu vai báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình bao gồm ba đỉnh: đỉnh ở giữa cao nhất (đầu), hai đỉnh hai bên thấp hơn (vai), đường nối hai đáy của mô hình được gọi là neckline.

Cách vào lệnh với mô hình vai đầu vai:

  • Chờ giá phá vỡ neckline, xác nhận mô hình hoàn thành.
  • Vào lệnh bán nếu giá đóng cửa dưới neckline với khối lượng tăng.
  • Đặt cắt lỗ trên vai phải, mục tiêu lợi nhuận bằng khoảng cách từ đầu đến neckline.
mô hình giá vai đầu vai
Mô hình giá đảo chiều: Vai đầu vai

Đỉnh đôi và đáy đôi (Double Top & Double Bottom)

Mô hình đỉnh đôi gồm hai đỉnh bằng nhau, báo hiệu xu hướng giảm. Ngược lại, mô hình đáy đôi gồm hai đáy bằng nhau, báo hiệu xu hướng tăng.

Cách vào lệnh với mô hình đỉnh đôi và đáy đôi:

  • Với mô hình đỉnh đôi, vào lệnh bán khi giá phá vỡ đường cổ (neckline) dưới hai đáy. Đặt cắt lỗ phía trên đỉnh cao nhất, mục tiêu lợi nhuận bằng khoảng cách từ đỉnh đến neckline.
  • Với mô hình đáy đôi, vào lệnh mua khi giá phá neckline phía trên. Đặt cắt lỗ phía dưới đáy thấp nhất, mục tiêu lợi nhuận bằng khoảng cách từ đáy đến neckline.
mô hình giá đáy đôi đỉnh đôi
Mô hình giá đảo chiều: Đáy đôi và đỉnh đôi

Ba đỉnh và Ba đáy (Triple Top & Triple Bottom)

Mô hình ba đỉnh và ba đáy là phiên bản nâng cao của mô hình đỉnh đôi và đáy đôi, với ba đỉnh hoặc ba đáy rõ ràng.

Cách vào lệnh với mô hình ba đỉnh và ba đáy:

  • Với mô hình ba đỉnh, vào lệnh bán khi giá phá vỡ neckline dưới hai đáy. Đặt cắt lỗ phía trên đỉnh cao nhất, mục tiêu lợi nhuận bằng khoảng cách từ đỉnh đến neckline.
  • Với mô hình ba đáy, vào lệnh mua khi giá phá neckline phía trên. Đặt cắt lỗ phía dưới đáy thấp nhất, mục tiêu lợi nhuận bằng khoảng cách từ đáy đến neckline.
mô hình giá ba đáy ba đỉnh
Mô hình giá đảo chiều: Ba đáy và ba đỉnh

Mô hình giá tiếp diễn

Mô hình tam giác (Triangles)

Mô hình tam giác bao gồm ba loại:

  • Tam giác tăng có đáy cao dần, đỉnh cố định.
  • Tam giác giảm có đỉnh thấp dần, đáy cố định.
  • Tam giác cân có cả đỉnh và đáy thu hẹp dần.

Cách vào lệnh với các mô hình tam giác:

  • Chờ giá phá vỡ đường xu hướng (trendline).
  • Vào lệnh theo hướng phá vỡ, với cắt lỗ ở phía ngược lại của tam giác.
  • Mục tiêu lợi nhuận là chiều cao của tam giác tại điểm rộng nhất.
mô hình giá tam giác
Mô hình giá tiếp diễn: Tam giác tăng, giảm và cân

Mô hình cờ và cờ đuôi nheo (Flags and Pennants)

Mô hình cờ xuất hiện sau một đợt tăng hoặc giảm mạnh, giá tích lũy trong một kênh song song (cờ) hoặc hình tam giác nhỏ (đuôi nheo).

Cách vào lệnh với mô hình cờ:

  • Vào lệnh theo hướng phá vỡ mô hình, thường cùng hướng với xu hướng trước đó.
  • Đặt cắt lỗ bên ngoài mô hình và mục tiêu lợi nhuận là chiều dài của xu hướng trước đó.
mô hình giá cờ đuôi nheo
Mô hình giá tiếp diễn: Lá cờ và cờ đuôi nheo

Mô hình chữ nhật (Rectangles)

Mô hình chữ nhật hay còn gọi là mô hình Danvas. Đây là mô hình có giá di chuyển trong một vùng cố định, tạo thành vùng kháng cự và hỗ trợ song song.

Cách vào lệnh với mô hình chữ nhật:

  • Vào lệnh khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Mục tiêu lợi nhuận bằng chiều cao của hình chữ nhật.
mô hình giá chữ nhật
Mô hình giá tiếp diễn: Chữ nhật tăng và giảm

Mô hình giá phức tạp

Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle)

Mô hình cốc và tay cầm là mô hình tiếp diễn trong xu hướng tăng, có giá tạo thành hình dáng như chiếc cốc (đường cong tròn) và một tay cầm (kênh giảm nhẹ).

Cách vào lệnh với mô hình cốc và tay cầm:

  • Vào lệnh mua khi giá phá vỡ tay cầm với khối lượng tăng.
  • Đặt cắt lỗ bên dưới đáy của tay cầm, mục tiêu lợi nhuận bằng chiều cao của cốc.
mô hình giá cốc tay cầm
Mô hình giá phức tạp: Cốc tay cầm

Mô hình kim cương (Diamond)

Mô hình kim cương (Diamond) là mô hình hiếm gặp, với phần đầu là hình tam giác mở rộng và phần sau là tam giác thu hẹp. Có thể là mô hình đảo chiều hoặc tiếp diễn.

Cách vào lệnh với mô hình kim cương:

  • Vào lệnh theo hướng giá phá vỡ.
  • Đặt cắt lỗ bên ngoài cạnh đối diện của mô hình, mục tiêu lợi nhuận bằng chiều cao của hình kim cương.
mô hình giá kim cương
Mô hình giá phức tạp: Kim cương bullish và bearish

Mô hình cái nêm (Wedge)

Mô hình nêm được hình thành bởi hai đường xu hướng hội tụ, với cả đỉnh và đáy của giá đều di chuyển thu hẹp dần theo thời gian.

  • Nêm tăng xảy ra khi giá tăng, với các đỉnh và đáy cao dần, thường báo hiệu sự đảo chiều giảm hoặc tiếp tục giảm trong xu hướng giảm.
  • Ngược lại, nêm giảm xuất hiện khi giá giảm, với các đỉnh và đáy thấp dần, thường báo hiệu sự đảo chiều tăng hoặc tiếp tục tăng trong xu hướng tăng.

Cách vào lệnh với mô hình cái nêm:

  • Vào lệnh theo hướng giá phá vỡ.
  • Cắt lỗ bên ngoài nêm, mục tiêu lợi nhuận bằng chiều cao của nêm.
mô hình giá cái nêm
Mô hình giá phức tạp: Cái nêm tăng và giảm

Lưu ý khi giao dịch theo mô hình giá

Kiên nhẫn chờ tín hiệu phá vỡ rõ ràng

Khi giao dịch với mô hình giá, điều quan trọng là phải đợi tín hiệu phá vỡ rõ ràng từ thị trường, chẳng hạn như giá phải đóng cửa vượt qua đường trendline hoặc neckline.

Ví dụ như trong mô hình vai đầu vai, nếu giá chưa tạo cây nến đóng cửa dưới neckline, mô hình vẫn chưa hoàn thiện. Nếu vào lệnh quá sớm, bạn có thể đối mặt với rủi ro khi giá quay trở lại xu hướng cũ thay vì hoàn thành mô hình.

Không tự tưởng tượng, vẽ trước mô hình

Một lỗi thường gặp ở các trader mới là dự đoán trước mô hình khi nó chưa hoàn chỉnh. Điều này dẫn đến việc giao dịch dựa trên kỳ vọng chủ quan thay vì thực tế thị trường. Hãy luôn giao dịch dựa trên những gì bạn thấy, không phải những gì bạn nghĩ.

lưu ý giao dịch mô hình giá
Lưu ý khi giao dịch theo mô hình giá

Hiểu rằng mô hình giá không đảm bảo tỷ lệ thắng tuyệt đối

Không có phương pháp giao dịch nào có tỷ lệ thắng 100%, kể cả giao dịch với mô hình giá. Dù các mô hình thường có tỷ lệ thắng khá cao, nhưng bạn vẫn cần quản lý vốn chặt chẽ và đặt cắt lỗ để bảo vệ tài khoản.

Luôn nhớ rằng giao dịch là trò chơi xác suất, và mục tiêu là giữ được lợi nhuận lâu dài hơn là cố gắng thắng mọi lệnh.

Ưu tiên phân tích khung thời gian lớn hơn

Khi giao dịch theo mô hình giá, việc kiểm tra mô hình trên khung thời gian lớn hơn như H4 hoặc D1 sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quan hơn. Khung thời gian lớn thường cung cấp tín hiệu rõ ràng và đáng tin cậy hơn, tránh bị nhiễu tín hiệu như trên các khung thời gian nhỏ.

Chuẩn bị kịch bản cho các trường hợp đối lập

Không phải lúc nào thị trường cũng diễn biến theo đúng kỳ vọng. Hãy luôn chuẩn bị sẵn kế hoạch cho các tình huống xấu nhất, chẳng hạn như giá không phá vỡ neckline mà quay đầu tăng trở lại.

Có sẵn kịch bản giúp bạn kiểm soát tâm lý tốt hơn và tránh đưa ra quyết định cảm tính khi thị trường bất ngờ thay đổi.

RELEVANT SERIES