Tại sao không nên giao dịch theo tin tức từ Fed?
Trong thời gian gần đây, một số nhà giao dịch có xu hướng đặt lệnh theo tin tức của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Tuy nhiên, thực tế chứng minh đây không phải là quyết định đúng đắn.
Nền kinh tế Mỹ đang rơi vào tình trạng suy yếu với tỷ lệ lạm phát chạm mức cao kỷ lục trong 40 năm. Với mục tiêu kiềm hãm lạm phát, Fed trong năm nay đã đưa ra nhiều chính sách siết chặt nền kinh tế.
Fed đưa tin, thị trường biến động
Và vấn đề phát sinh từ đây. Mỗi khi Fed công bố chính sách kinh tế, thị trường crypto lại biến động mạnh mẽ. Chẳng hạn, ngày 26/8, Jerome Powell, Chủ tịch Fed, tuyên bố sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi lạm phát được kiểm soát hoàn toàn. Ngay sau đó, không chỉ thị trường tiền mã hóa mà cả chứng khoán cũng giảm sâu. Trong vòng 24 giờ, vốn hóa thị trường tiền mã hóa giảm hơn 80 tỷ USD. Bitcoin cũng giảm gần 8%.
Đọc thêm: Bitcoin thủng 20,000 USD sau khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ
Nhiều người có xu hướng đón đầu về quyết định của Fed và giao dịch dựa trên suy đoán đó. Cold Blooded Shiller (CBS), một nhà giao dịch nổi tiếng với 169,000 lượt theo dõi trên Twitter, đã chỉ ra lý do nhà đầu tư không nên đi theo chiến lược này.
Trước hết , CBS mô tả trạng thái cảm xúc của các nhà giao dịch. Theo tâm lý chung, họ muốn có vị thế giao dịch trước một sự kiện mà họ biết chắc sẽ tác động lớn đến thị trường. Họ phân vân không biết tin tức sẽ “mang lại phản ứng tích cực” hay “gây thất vọng”.
Trong khi đó, thị trường crypto vốn luôn biến động và khó đoán. Và không phải lúc nào Fed cũng sẽ công bố chính sách đúng như những gì họ muốn. Ngay cả khi thua lỗ, quá trình này vẫn sẽ tiếp tục lặp lại.
It starts because you want to position ahead of an event you know will produce a significant move in the market.
— Cold Blooded Shiller (@ColdBloodShill) September 21, 2022
You begin to fluctuate between "this looks really bullish I think it'll be positive" and "this news is going to nuke us"
This begins a couple of days prior.
Ngoài ra, nhà đầu tư thường dễ bị ảnh hưởng bởi nhận định của các KOL trên mạng xã hội, đặc biệt là Twitter. Những người này đề cập đến kinh tế vĩ mô và tô điểm trang cá nhân như một nhà phân tích chuyên nghiệp. Mạng xã hội luôn tồn tại những luồng ý kiến trái chiều. Dù cho nhà đầu tư nghe theo ai, họ cũng đều rơi vào một canh bạc mới.
Thị trường khó đoán
CBS đề cập đến chiến thuật “fade the first move”. Theo đó, khi xuất hiện dấu hiệu tăng giá mạnh, đừng nên long mà hãy short vì họ tin rằng giá sẽ hồi lại sau đợt tăng đó. Điều này thoạt nghe rất hợp lý nhưng không phải lúc nào cũng đúng.
“Khi tin tức nổ ra, bạn nhận thấy nến xanh lớn. Nhớ đến lời nhà hiền triết, bạn trade ngược lại. Và giá thì cứ tiếp tục tăng. 2 ngày sau, tất cả những gì còn lại là một tài khoản trống rỗng”, CBS chia sẻ.
News comes in, BIG green candle, you fade it, remembering the tweet you read.
— Cold Blooded Shiller (@ColdBloodShill) September 21, 2022
It continues higher, and higher.
2 days of positioning, thought and being absorbed by information lead to a significantly diminished account balance and missing the move.
Mọi sai lầm đều phải trả giá bằng số dư tài khoản của nhà giao dịch. Bản chất của những sự kiện này là để “đào thải” bớt người tham gia thị trường. Trong thời gian ngắn, thị trường có thể phản ứng rất tích cực để rồi thay đổi chóng mặt vào phút chót. Dữ liệu cho thấy tín hiệu tín cực hoặc tiêu cực nhưng thị trường lại đi theo chiều hướng ngược lại.
Tấm gương điển hình cho sai lầm này là Satto, một streamer Hàn Quốc. Như MarginATM đưa tin (tại đây), trước thềm Fed công bố lãi suất, Satto long Bitcoin ở giá 18,934 USD. Đúng như dự đoán, Fed tăng lãi suất 0.75%. Điều mà nhiều người không ngờ tới là toàn bộ thị trường đỏ lửa. Trong vòng vài phút, Bitcoin giảm hơn 6% và vốn hóa thị trường tiền mã hóa “bay màu” gần 70 tỷ USD. Chàng streamer cũng mất 100,000 USD lợi nhuận trong tích tắc.
CBS cho rằng việc giao dịch theo tin tức của Fed không khác nào một trò cờ bạc. Tất cả mọi người đều nhận thức được yếu tố rủi ro trong đó nhưng bị cuốn theo bởi ước mơ làm giàu. “Đừng mạo hiểm tiền của bạn vào một sự kiện hoàn toàn không thể đoán chính xác. Hãy để tin tức tạm lắng xuống rồi mới đưa ra quyết định”, CBS viết.
Bài học của Satto cho thấy tin tức vốn rất khó đoán nhưng phản ứng của thị trường còn khó đoán hơn. Kể cả khi tin tức đúng với kỳ vọng, điều này không đồng nghĩa giá sẽ tăng hay giảm như ý muốn. Nếu cứ “vững tin” vào quan điểm của mình, nhà đầu tư sẽ thất bại.
Theo CBS, đừng bao giờ tự cho là mình biết trước thị trường và chính sách của cơ quan quản lý. “Đừng thuyết phục bản thân là mình biết phương hướng của Fed chỉ qua vài dòng tweet. Điều đó chỉ làm thỏa mãn cảm giác cờ bạc của bạn thôi. Một số sự kiện, điển hình là cuộc họp của Fed, chỉ nên để ‘ngồi lại và suy ngẫm’ chứ không nên tham gia”, CBS cho hay.
Đọc thêm: Fed "nhắm vào" quy định crypto trong điều trần với Quốc hội Mỹ