Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Thị trường crypto giảm đến bao giờ? Làm sao biết đâu là đáy?

Trong bối cảnh crypto winter đang diễn ra, việc Bitcoin và hàng loạt altcoin liên tục biến động khó lường có thể khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang lo sợ.
Avatar
quynhnguyen
Published Jun 18 2022
Updated Jan 12 2024
8 min read
thumbnail

Trong bối cảnh crypto winter (mùa đông tiền điện tử) đang diễn ra trên thị trường, việc Bitcoin và hàng loạt altcoin liên tục biến động khó lường có thể khiến tâm lý nhiều nhà đầu tư trở nên hoang mang lo sợ. Đây cũng là thời điểm mà nhiều câu hỏi về xu hướng downtrend của các đồng coin xuất hiện rất nhiều. Liệu thị trường sẽ còn giảm đến bao giờ? Cách để biết đâu là đáy và DCA như thế nào là hợp lý?

Mình biết rằng đây có lẽ cũng là mối quan tâm lớn của nhiều nhà đầu tư ở hiện tại. Câu trả lời cho những thắc mắc trên sẽ được bật mí trong bài viết này. Hy vọng những chia sẻ sau đây của mình có thể giúp ích cho bạn phần nào trong tình hình hiện tại. 

Hãy cùng mình bắt đầu tìm hiểu ngay nhé!

Làm sao biết đâu là đáy?

Thị trường điều chỉnh khó lường, vậy làm sao để biết đâu là đáy. Trên thực tế, mình nghĩ rằng có lẽ không ai biết chính xác 100% đâu là đáy hay đỉnh của bất kỳ đồng coin nào. Dù vậy, theo mình chúng ta vẫn có thể dựa trên một số cơ sở để thêm phần tự tin hơn trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Cụ thể, trong bài viết này mình sẽ đề cập đến 3 cơ sở quan trọng để tự xem xét, nhận định về đáy hay đỉnh của thị trường.

Cơ sở đầu tiên mình muốn giới thiệu đến bạn đọc đó là quan sát tâm lý nhà đầu tư trên thị trường, xem họ đã sợ hãi hay chưa. Có lẽ mọi người đã biết hoặc chưa đó là hầu hết mọi thứ trong cuộc sống đều diễn ra theo mô hình đồ thị hình sin. Trong đầu tư cũng vậy, đồ thị hình sin biểu thị Chu kỳ tâm lý của thị trường tài chính và nó đúng với cả thị trường Crypto.

đồ thị hình sin biểu thị tâm lý của thị trường crypto
Đồ thị hình sin biểu thị tâm lý của thị trường crypto.

Điều này có nghĩa là gì? Trong một chu kỳ tăng trưởng của giá thì tâm lý nhà đầu tư sẽ phải trải qua hết các giai đoạn cảm xúc tương đương. Bắt đầu chu kỳ tăng trưởng là sự kỳ vọng, lạc quan, rồi tới lúc có niềm tin, phấn khích và đạt đỉnh khi tâm ký cực kỳ hưng phấn.

Khi đạt đến giai đoạn này là thị trường sắp chuyển qua giai đoạn điều chỉnh sau đợt tăng trưởng. Sự giảm giá sẽ khiến cho tâm lý nhà đầu tư chuyển sang tiêu cực, tới lúc cực kỳ tiêu cực. Lúc này khả năng cao là giá sắp tạo đáy để kết thúc chu kỳ và chuẩn bị quay đầu đi lên.

Ngoài ra còn có thêm một chỉ số mình thường sử dụng để quan sát được thêm cả tâm lý đám đông trên thị trường, đó là chỉ số Crypto Fear and Greed Index (chỉ số sợ hãi và tham lam tiền điện tử). Chỉ số này càng thấp thì tâm lý nhà đầu tư càng sợ và ngược lại. Thời điểm nhà đầu tư sợ hãi tột độ thì có khả năng giá sắp chạm đáy.  

Cơ sở thứ 2 mình muốn đề cập đến là hành động gom hàng của các nhà đầu tư lớn. Cụ thể, chúng ta bắt đầu nhận thấy các cá voi lớn trên thị trường bắt đầu gom hàng, quỹ lớn cũng bắt đầu mua. Thông thường những cá voi lớn họ chỉ đang đợi thời cơ giá về mức giá rẻ đủ khiến cho họ hài lòng thì mới bắt đầu mua vào. Khi tay to bắt đầu mua vào thì giá bắt đầu quay đầu hồi phục, và như thế có thể gọi là thị trường đã tạo đáy thành công.

Mình thường hay theo dõi qua tin tức được cập nhật hàng ngày trên các báo Crypto trong nước và thế giới. Ví dụ như trên website MarginATM cũng hay có bài viết nếu nhận thấy có dịch chuyển bất thường của cá voi. Ngoài ra còn có website Bitinfochart để xem biến động số dư BTC của các ví cá voi lớn trên thị trường.

Hoặc dựa vào các bot báo giá hay hành động của whale có trên telegram như Whale Alert, CryptoQuant,.... Có lẽ mình sẽ dành 1 video để chia sẻ riêng và cụ thể hơn về các bot báo giá và theo dõi chuyển động của cá voi trên thị trường sau. Bạn có thể tham khảo video sau của MarginATM để biết thêm về cách xem xét thị trường tạo đáy hay chưa nhé!

Cơ sở thứ 3 được khá nhiều người ứng dụng là sử dụng PTKT để xác định các vùng giá hỗ trợ, là mức mà tại đó giá được đỡ và đôi khi đây là những vùng tạo đáy tiềm năng. 

Nhiều nhà đầu tư tài chính vẫn ứng dụng PTKT để xác định các vùng hỗ trợ hay vùng đáy để mua vào hoặc DCA. PTKT là dựa vào các mức giá trên biểu đồ trong quá khứ và cũng là phương pháp phân tích tâm lý của nhà đầu tư. 

Với phương pháp này nhà phân tích sẽ dự đoán xem các vùng giá mà tại đó tâm lý của nhà đầu tư sẽ phản ứng mạnh, ví dụ như trước đó trong quá khứ thì đến vùng giá này các nhà đầu tư thường có dấu hiệu mua lên. Vì thế mà nó trở thành cơ sở để dự đoán vùng giá hỗ trợ.

Tuy nhiên, đối với mình nếu muốn sử dụng PTKT để dự đoán đáy thì mình thường kết hợp các yếu tố PTCB, theo dõi tin tức dự án, tin tức kinh tế vĩ mô khác nữa để tăng thêm độ tin cậy cho dự đoán.

DCA như thế nào là hợp lý?

Theo như góc nhìn cá nhân, mình nhận thấy phần lớn những ai muốn DCA coin đều là những nhà đầu tư dài hạn. Với việc đầu tư lâu dài thì mình sẽ ưu tiên chọn các Coin tốt như BTC, ETH hay coin top và coin nền tảng. Như vậy thì mức độ an toàn sẽ cao hơn.

Khi thị trường đi vào điều chỉnh, cũng là lúc để nó thanh lọc các dự án một cách tự nhiên. Dự án tốt sẽ ở lại còn dự án bánh vẽ sẽ lần lượt rời đi. Nếu lỡ ôm trúng coin rác, shitcoin hay coin bơm thổi mà muốn DCA thì có thể gặp rủi ro lớn. 

Có một số trường hợp khi đang nắm giữ được Coin tốt rồi thì vẫn có thể ứng dụng PTKT để phân tích BTC, từ đó lựa chọn điểm vào dành cho Altcoin

Vậy thời điểm nào DCA là đẹp? Mình biết là mỗi người sẽ có một chiến lược đầu tư riêng, nhiều người cho rằng thời điểm DCA đẹp nhất là canh và mua được ngay tại đáy. 

Còn với mình, mình có niềm tin vào sự phát triển dài hạn của Crypto nên mình không định nghĩa thời điểm nào là đẹp cả. Cách mình DCA đó là DCA đều đặn theo định kỳ, tại bất kỳ giá nào nên thời điểm không còn là yếu tố quan trọng nữa. Nếu bạn cũng đồng quan điểm đầu tư như mình, có niềm tin vào dài hạn của thị trường thì có thể tham khảo phương pháp DCA của mình ha.

Xem thêm: 3 Chiến lược trung bình giá DCA tối ưu nhất

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của cá nhân mình về việc xác định thị trường chừng nào tạo đáy và câu trả trả lời cho câu hỏi có nên sử dụng PTKT để DCA coin trong thị trường Crypto nói chung hay không.

Mong rằng với những chia sẻ của mình, mọi người đã có thêm nhiều góc nhìn hơn về vấn đề và nó đến được với những nhà đầu tư đang cần tham khảo. Những gì mình đề cập trong bài viết hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư mà là một số kinh nghiệm được đúc rút từ chính trải nghiệm đầu tư của cá nhân. 

Nếu có câu hỏi thắc mắc hoặc idea nào khác, bạn có thể bình luận phía bên dưới để đội ngũ MarginATM cùng thảo luận nhé! Hẹn gặp lại bạn vào những bài viết sau.

Đọc thêm: Thị trường crypto đỏ nhẹ trước thềm công bố dữ liệu lạm phát Mỹ

RELEVANT SERIES