Tiền pháp định Fiat là gì? Liệu fiat có thể bị crypto thay thế?
Kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và vươn lên tầm cao mới với nhiều cải tiến vượt trội của công nghệ. Song song với nền tài chính truyền thống là xu hướng trỗi dậy của không gian crypto gắn liền với nền tảng tài chính phi tập trung. Cùng với đó các dòng tiền lưu thông trên thị trường cũng trở nên đa dạng hơn ngoài tiền pháp định fiat.
Vậy bạn có biết tiền fiat thực chất là gì? Liệu loại tiền tệ này có dễ dàng bị thay thế bởi các loại tiền điện tử trong bối cảnh công nghệ blockchain đang được ứng dụng rộng rãi? Hôm nay MarginATM sẽ cùng bạn tìm hiểu về tiền fiat với các nội dung sau:
- Tiền pháp định fiat là gì?
- Lịch sử của tiền fiat
- Cách hoạt động của tiền fiat
- Ưu nhược điểm của tiền fiat
- So sánh Tiền fiat và tiền điện tử
- Liệu fiat có thể bị crypto thay thế?
- Làm sao để dùng tiền fiat mua crypto?
- Tổng kết
Tiền fiat là gì?
Tiền fiat (tiền pháp định) là một hình thức tiền tệ hợp pháp được chính phủ phát hành và không dựa trên bất cứ tài sản có giá trị nào. Tiền fiat được các quốc gia trên thế giới sử dụng trong mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay với mục đích đầu tư, tiết kiệm…
Chính vì được gán giá trị bởi quyền lực của chính phủ nên loại tiền tệ này được yêu cầu dùng để đóng thuế và giao dịch nói chung. Cho đến thời điểm hiện tại, bản vị vàng và các hệ thống dựa trên hàng hóa khác đã bị thay thế bởi tiền fiat bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại.
Ngoài ra, thông qua việc sử dụng tiền fiat, ᴄáᴄ ngân hàng trung ương có thể quản lý tốt hơn nền kinh tế khi kiểm ѕoát lượng tiền đượᴄ in ra. Thông thường, mỗi quốc gia sẽ dùng một loại tiền fiat riêng cho phép người dân lưu hành trong nội bộ đất nước.
Ví dụ: Tiền pháp định của Việt Nam là Việt Nam đồng (VNĐ), của Mỹ là USD (đô la), của Anh là bảng Anh (GBP),...
Lịch sử của tiền fiat
Dựa trên nghiên cứu của các nhà sử học cho thấy tiền pháp định đã ra đời từ rất lâu. Kể từ khi bắt đầu mới hình thành những cộng động nhỏ, con người đã sử dụng tiền pháp định trong trao đổi, mua bán hàng hóa. Ở thời điểm này, tiền pháp định được quy ước bằng các món hàng có giá trị.
Tuy nhiên, tiền fiat lần đầu tiên chính thức xuất hiện là vào thế kỷ 11 tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc và được dùng để trao đổi cho tơ lụa cũng như vàng bạc. Đến thời của Kublai Khan (tức thế kỷ 13), ông đã thiết lập một hệ thống tiền fiat riêng cho đế chế của mình. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tình trạng siêu lạm phát của đồng tiền pháp định tại thời điểm đó là một trong những nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Đế chế Mông Cổ.
Đến thế kỷ 18 và 19, tiền fiat được phát hành ở Canada, các thuộc địa của Hoa Kỳ, và sau đó là chính phủ liên bang Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm loại tiền tệ này. Trải qua nhiều thay đổi xoay quanh vấn đề này, vào năm 1972 - dưới thời Tổng thống Nixon, Hoa Kỳ đã bỏ hoàn toàn bản vị vàng và chuyển sang hệ thống tiền fiat. Cùng chính điều này đã thúc đẩy việc áp dụng tiền fiat cho nền tài chính toàn cầu.
Ngoài ra trong thế kỷ 19, thực dân Pháp cũng đã đồng hóa và ép người dân các nước khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam, Lào, Campuchia sử dụng đồng bạc Đông Dương như là tiền pháp định.
Cách hoạt động của tiền fiat
Trước đây, tiền pháp định được gắn liền với hệ thống bản vị vàng bởi tiền giấy sẽ được bảo đảm bằng một lượng vàng nhất định do chính phủ nắm giữ. Với cách thức quản lý này, chỉ khi sở hữu một lượng vàng bằng với giá trị của tiền fiat thì chính phủ mới có thể phát hành tiền tung ra thị trường.
Điều này dẫn đến những hạn chế trong việc in tiền khi những trường hợp khẩn cấp xảy ra và có thể gây ra sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong nền tài chính. Do đó, đến thế kỷ 20 Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới đã xóa bỏ hoàn toàn bản vị vàng và chuyển sang sử dụng tiền fiat.
Kể từ đó, tiền pháp định được gán giá trị bởi quyền lực của chính phủ. Chính phủ và ngân hàng trung ương phát hành và tác động trực tiếp lên hình thức tiền tệ này. Tiền fiat lúc này không có thể được phát hành bất kỳ lúc nào và không phụ thuộc vào các loại hàng hóa. Vì vậy, các cơ quan này có thể linh hoạt quản lý tài chính quốc gia và in thêm tiền trong bối cảnh nền kinh tế gặp khủng hoảng hay nới lỏng định lượng cũng như tạo ra các ngân hàng dự trữ. Điều đó giúp đảm bảo được sự ổn định của lĩnh vực tài chính ở mỗi quốc gia.
Ưu nhược điểm của tiền fiat
Ưu điểm
- Chi phí thấp: Để phát hành tiền pháp định, chính phủ sẽ cần một khoản chi phí ít hơn so với hình thức tiền dựa trên hàng hóa.
- Độ khan hiếm: Tiền fiat không phụ thuộc và bị tác động bởi sự khan hiếm về các mặt hàng hóa hay vật chất có giá trị khác, chẳng hạn như vàng.
- Tính linh hoạt: Vì được gán giá trị với quyền lực của chính phủ nên tiền fiat sẽ cung cấp cho cơ quan này và ngân hàng Trung ương sự linh hoạt trong việc in tiền để đảm bảo cung cầu cũng như tìm cách ngăn chặn, khắc phục các cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Sự thuận tiện: Tiền fiat được lưu thông trong phạm vi nhất định mà không cần kho lưu trữ, người giám sát hay nhiều yêu cầu tốn kém khác như vàng.
- Phạm vi giao dịch: Tiền pháp định có thể được sử dụng để trao đổi từ nước này sang nước khác, trên quy mô toàn cầu và áp dụng rộng rãi.
Ví dụ: Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đảm nhiệm trọng trách là tìm cách ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng cao. Đặc biệt là giữ chỉ số này ở mức thấp nhất có thể.
Nhược điểm
- Rủi ro lạm phát: Vì không có giá trị nội tại, tiền fiat tiềm ẩn các nguy cơ dẫn đến tình trạng lạm phát gia tăng và cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra nếu chính phủ không có giải pháp quản lý phù hợp.
- Sự sụp đổ trong quá khứ: Lịch sử đã chứng kiến sự lao dốc của nền kinh tế trên nhiều quốc gia bởi việc in thêm tiền trong bối cảnh lạm phát ngày càng gia tăng. Điều này cũng dẫn đến những lo ngại về rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
- Nguy cơ mất giá: Do tiền fiat không có giá trị nội tại và nếu việc bơm thêm tiền của chính phủ không hợp lý dẫn đến mất cân bằng cung cầu thì lúc đó loại tiền tệ này sẽ bị tụt giảm về mặt giá trị.
Ví dụ: Siêu lạm phát xảy ra ở Zimbabwe - một quốc gia châu Phi vào đầu những năm 2000. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng Trung ương nước này đã in thêm nhiều tiền với tốc độ đáng kinh ngạc. Chính điều đó đã kéo theo sự bùng nổ của siêu lạm phát, khoảng từ 230 đến 500 tỷ phần trăm trong năm 2008. Vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng, 100 nghìn tỷ đô Zimbabwe chỉ có giá trị bằng 40 đô của Hoa Kỳ.
So sánh tiền fiat và tiền điện tử
Giống nhau
Điểm tương đồng giữa tiền fiat và tiền điện tử là cả hai đều không bị phụ thuộc vào bất cứ một mặt hàng vật lý nào cả. Hơn nữa, chúng đều góp phần thúc đẩy sự ổn định và phát triển của nền tài chính toàn cầu.
Khác nhau
Liệu tiền fiat có thể bị crypto thay thế hay không?
Tiền fiat là loại tiền tệ được chính phủ phát hành và hoạt động gắn với quyền lực của cơ quan này. Chính vì vậy, sự tồn tại của các chính phủ sẽ đảm bảo tính bền vững của tiền pháp định và khó có khả năng bị thay thế.
Hơn nữa xét về mặt lịch sử, tiền fiat đã xuất hiện từ rất lâu trước đó, trải qua nhiều giai đoạn cho đến ngày hôm nay trở thành đồng tiền được lưu hành trên toàn thế giới. Trong khi đó, crypto mới xuất hiện chưa đầy một thập kỷ qua, vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và thị trường vẫn còn chưa trưởng thành hoàn toàn.
Mặc dù gần đây, lĩnh vực này có xu hướng bùng nổ và thu hút sự góp mặt của nhiều ông lớn trong nền tài chính truyền thống. Tiền điện tử cũng đã được chấp nhận làm tiền tệ quốc gia tại một số nước như Venezuela, Cộng hòa Quần đảo Marshall hay El Salvador.
Trên thực tế, tiền pháp định và crypto tồn tại song song với nhau và bổ sung cho nhau trong quá trình lưu thông. Cả hai loại tiền này đều mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nhưng đồng thời cũng tiềm tàng mối lo ngại về sự sụp đổ hay rủi ro lạm phát diễn ra trên toàn cầu.
Do đó, tiền fiat sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất giá trị trong khi tiền điện tử còn một chặng đường dài để đi với nhiều thách thức lớn phải vượt qua. Dù vậy, việc crypto có thay thế tiền fiat trong tương lai hay không vẫn là câu hỏi mà không ai có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn được.
Làm sao để dùng tiền fiat mua crypto?
Hiện tại, người giao dịch có thể sử dụng tiền fiat của chính phủ phát hành để mua các loại tiền điện tử nhằm mục đích kiếm thêm những khoản lợi nhuận nhất định. Cụ thể, người dùng có thể tiến hành các giao dịch mua bán crypto bằng tiền pháp định thông qua các nền tảng giao dịch ngang hàng P2P hay những sàn giao dịch hàng đầu thế giới để đảm bảo tính an toàn cho tài sản.
Ngoài ra, người dùng còn có thể dùng tiền fiat để mua một số loại tiền điện tử thông qua hình thức sử dụng trực tiếp thẻ Visa card hay OTC ( cổ phiếu chưa niêm yết tập trung trên sàn chứng khoán) của mình.
Dưới đây là một số nền tảng giao dịch P2P được nhiều người tin dùng trên thế giới và tại Việt Nam:
Binance
Binance là một sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Sàn Binance hiện hỗ trợ hơn 700 cặp giao dịch và người dùng có thể nộp trực tiếp tiền pháp định để mua các đồng coin ngay trên sàn thông qua giao dịch P2P.
Đặc biệt mức phí giao dịch của sàn này chỉ dao động từ 0.012% - 0.1% tùy theo hạn mức, khối lượng giao dịch càng nhiều thì phí càng rẻ. Ngoài ra, trên Binance người dùng có thể mua Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và nhiều loại tiền kỹ thuật số khác bằng thẻ tín dụng hay thẻ thanh toán quốc tế như là Visa/Mastercard.
Remitano
Remitano là một nền tảng giao dịch P2P và được xem là nơi mua bán Bitcoin lớn nhất tại Việt Nam. Hơn nữa, sàn này có cả trụ sở ở Hoa kỳ, Malaysia, Nigeria, Campuchia, Trung Quốc và ngày càng mở rộng ở các quốc gia khác, đồng thời hỗ trợ 60 loại ngôn ngữ khác nhau, thuận tiện cho người dùng thực hiện các giao dịch xuyên biên giới.
Tại Remitano, người dùng có thể sử dụng tiền VNĐ để mua bán nhiều loại tiền điện tử thịnh hành như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Bitcoin Cash (BCH), Litecoin (LTC), Tether (USDT) và cả Ripple (XRP) một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất thông qua tài khoản ngân hàng Vietcombank.
Giao diện của sàn đơn giản, thân thiện với người dùng và dễ sử dụng. Ngoài ra, Remitano không quy định mức giao dịch tối đa và tối thiểu, điều này sẽ thuận tiện cho những người mới tham gia thị trường và kể cả các nhà giao dịch lâu năm.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng sàn Remitano từ A - Z.
Tổng kết
Tiền fiat là hình thức tiền tệ phổ biến và được lưu thông rộng rãi trên khắp thế giới. Tiền fiat và crypto tồn tại song song với nhau góp phần tạo nên sự ổn định và quá trình phát triển của nền tài chính toàn cầu. Việc tiền điện tử có thể thay thế tiền pháp định hay không vẫn là một câu hỏi và chưa có câu trả lời chắc chắn nào được đưa ra. Các chính phủ cần quản lý và phát hành tiền fiat một cách hợp lý để tránh nguy cơ lạm phát tăng cao gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế.