Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tin tức tổng hợp thị trường Crypto tuần 22

Thị trường Crypto tuần qua đón nhận nhiều tin tức quan trọng kể đến như việc nâng trần nợ công, Trung Quốc phát hành whitepaper về web3 sau nhiều lần cấm vận tiền điện tử.Cùng theo dõi bản tin tổng hợp dưới đây nhé!
uyntran.web3
Published Jun 02 2023
Updated Jan 17 2024
7 min read
thumbnail

Thị trường Crypto tuần qua đón nhận nhiều tin tức quan trọng kể đến như việc nâng trần nợ công, Trung Quốc phát hành whitepaper về web3 sau nhiều lần cấm vận tiền điện tử. Cùng theo dõi bản tin tổng hợp dưới đây nhé:

Mỹ đạt được thỏa thuận tránh vỡ nợ

Ngày 28/5 vừa rồi, vấn đề nóng hổi thời gian vừa qua là trần nợ công cũng đã được giải quyết. Tổng thống Biden và chủ tịch hạ viên McCarthy đã đạt được thỏa thuận đình chỉ nợ trần sau cuộc điện đàm kéo dài 90 phút.

  • Thượng viện, Hạ viện là gì? => Thượng viện và Hạ viện có vai trò giống nhau là giám sát hoạt động của chính phủ. Họ có những vai trò riêng biệt: Ở Thượng viện sẽ quản lý những việc như bổ nhiệm (tổng thống) và lập nên các hiệp ước; còn ở Hạ viện sẽ quản lý các vấn đề về thuế và chi tiêu ngân sách. Ví dụ: khi phát sinh vấn đề như luận tội tổng thống, thì bản luận tội đó phải được duyệt qua Thượng viện, rồi mới đến Hạ viện sẽ là bên thực thi.
  • Hiện tại thượng viện đang do Đảng Dân Chủ (phe tổng thống đương nhiệm Biden) nắm quyền, còn hạ viện là Đảng cộng hòa nắm quyền (phe cựu tổng thống Donal Trump), đại diện là chủ tịch hạ viện McCarthy.
  • Việc xem xét nợ trần sẽ phải thông qua đàm phán giữa Thượng viện và Hạ viện, đứng đầu hai cơ quan này sẽ ra đàm phán với nhau, đó là lí do vi sao cta thấy tổng thống Biden và chủ tịch hạ viện McCarthy đàm phán trong những ngày qua.

Trước đó, hai Đảng liên tục đàm phán nhưng không thông qua được thỏa thuận vì nhập nhằng giữa cắt giảm chi tiêu và tổng thống Biden không muốn điều này. Thỏa thuận sơ bộ này vẫn đang được Quốc hội thông qua và sẽ trải qua một cuộc bỏ phiếu giữa Hạ viện và Thượng viện để được thông qua lần cuối cùng.

Trung Quốc phát hành whitepaper Web3

Chuyển sang khu vực Châu Á, lần đầu tiên một quốc gia có tư tưởng bảo thủ với Crypto là Trung Quốc đã phát hành whitepaper về Web3. Trước đây Trung Quốc liên tục có những hành động cấm thị trường hoạt động liên tục trong nhiều năm từ 2013 tới nay như:

  • Cấm hoạt động phát hành token sớm ICO
  • Cấm giao dịch tiền điện tử
  • Cấm các sàn giao dịch crypto hoạt động...

Đợt gần nhất là từ cuối năm 2021, chính quyền Trung Quốc ban hành lệnh cấm đào coin và giao dịch tiền mã hóa. Hàng loạt sàn giao dịch lớn như Huobi, OKX và Gate.io đã phải rời khỏi đất nước này để tuân thủ quy định, Binance cũng đã từng phát triển ở Trung Quốc từ lâu để chạy sang nước khác tiếp tục hoạt động.

Trở lại vấn đề, whitepaper về Web3 mà Trung Quốc mới phát hành tên: "Web3 Innovation and Development White Paper" nói rằng công nghệ Web3 là "xu hướng tất yếu cho sự phát triển của Internet trong tương lai". 

Bản này được công bố bởi Ủy ban Khoa học công nghệ thành phố Bắc Kinh, đặt mục tiêu xây dựng Bắc Kinh thành trung tâm đổi mới toàn cầu cho nền kinh tế kỹ thuật số.

Đáng chú ý là trước đó vài ngày thì Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng một phân đoạn về tiền mã hoá, quay cảnh một chiếc máy ATM Bitcoin lớn ở HongKong.

Binance bị tờ báo lớn Reuter tố cáo 

Reuter tuần vừa rồi đã tố cáo Binance trộn tiền của khách hàng với doanh thu của công ty vào năm 2020 và 2021, vi phạm các quy tắc tài chính của Hoa Kỳ yêu cầu tiền của khách hàng phải được giữ riêng biệt.

Ba nguồn tin quen thuộc đã nói với Reuter và cho biết số tiền lên tới hàng tỷ đô, việc trộn lẫn xảy ra gần như hàng ngày trong các tài khoản mà sàn giao dịch nắm giữ tại Ngân hàng Silvergate, ngân hàng đã bị phá sản đầu năm nay. 

Ngay lập tức phía Binance phản bác lại cáo buộc và cho rằng tờ báo này đưa ra "hàng loạt thuyết âm mưu mà không có bằng chứng nào ngoài từ 'cựu nội gián' hay nhân viên của của Binance. Tài khoản Ngân hàng Silvergate không được sử dụng để chấp nhận tiền gửi của người dùng mà chỉ sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua tiền điện tử của người dùng.

Thời gian qua, Binance liên tục đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý và buộc tội từ các nhà lập pháp. Binance chưa hết khốn khó với cơ quan chức năng, từ việc phải di chuyển trụ sở và bị cấm hoạt động ở nhiều quốc gia tới việc stablecoin BUSD của Binance bị SEC buộc tội vi phạm luật chứng khoán và phải dừng việc mint stablecoin này. Gần đây nhất là Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai SEC của Hoa Kỳ cũng cáo buộc Binance điều hành sàn giao dịch bất hợp pháp.

Năm 2023 có lẽ là một năm khó khăn của Binance kể từ khi ra đời.

Lùm xùm vì dự án Multichain bị bắt

Cộng đồng Crypto đã phản ứng về việc các giao dịch bị kẹt trên Multichain kể từ ngày 21/5.

Việc Multichain im hơi lặng tiếng trước những phản hồi của người dùng đã làm dấy lên tin đồn đội ngũ dự án bị cảnh sát Trung Quốc bắt giữ. Ngay lập tức, ít nhất vài tổ chức tiền mã hóa đã có hành động đối phó Multichain.

Điển hình là tối 24/5, Fantom Foundation rút 2.4 triệu đô thanh khoản của token $MULTI trên nền tảng giao dịch phi tập trung SushiSwap. Và quỹ Hashkey cũng vừa gửi 43,928 $MULTI (khoảng $247,000) lên Gate.io làm giá của $MULTI giảm mạnh.

giá multi
Giá MULTI/USDT khung D1. Nguồn TradingView

Andre nói rằng: "Không có lí do gì để tham gia cung cấp thanh khoản khi thông tin vẫn chưa rõ ràng. Mọi người có thể thấy rằng token vẫn nằm trong ví và chúng tôi vẫn chưa bán. Đến khi đội ngũ Multichain có những thông báo chính thức, chúng tôi sẽ lại tiếp tục cung cấp thanh khoản cho token này."

Theo dõi chi tiết các sự kiện qua video dưới đây và tiếp tục theo dõi các bản tin cập nhật thị trường tiếp theo từ MarginATM nhé.

Đọc thêm: Cổ phiếu các công ty crypto được nhà đầu tư để ý

RELEVANT SERIES