Thị trường tài chính tiếp tục xu hướng tăng, Trung Quốc đối mặt rủi ro "thập kỷ mất mát"
Thị trường tài chính với xu hướng tăng
Theo đó, chỉ số S&P500 tiếp tục tăng trưởng, đóng cửa tuần ở mốc trên 5,200 điểm. Đây là tuần thứ 5 liên tiếp chỉ số S&P500 có xu hướng tăng. Bên cạnh đó mức tăng tổng cộng đạt 10%, đây là lần đầu tiên thị trường ghi nhận mức tăng như vậy kể từ năm 1950.
Trong bối cảnh đó, tình hình lạm phát vẫn dai dẳng ở trên mốc mục tiêu của FED. Chỉ số PCE tháng 2/2024 tiếp tục ở mốc 2.5% (cao hơn so với 2.4% của tháng trước đó).
Dù vậy, trong bài phát biểu vào ngày 29/03, ông Jerome Powell lại cho rằng dữ liệu lạm phát này đang đi đúng hướng với kỳ vọng của FED.
Tuy nhiên, hiện tại là thời điểm cuối quý 1 năm 2024, các quỹ hưu trí sẽ bắt đầu đánh giá và tái phân bổ lại danh mục. Với đà tăng của S&P500, nhiều khả năng các quỹ này sẽ bán ra một phần cổ phiếu (có thể do vượt quá mức phân bổ tài sản).
Theo Goldman Sachs ước tính, dự kiến sẽ có khoảng 32 tỷ USD giá trị tài sản là cổ phiếu trong các quỹ hưu trí sẽ được bán ra trong lần tái phân bổ danh mục này (nguồn: Bloomberg).
Các quỹ đầu tư đang nhắm vào thị trường châu Âu
Trong bối cảnh cổ phiếu Mỹ đang ngày càng đắt hơn, các quỹ phòng hộ bắt đầu tìm kiếm cơ hội tại thị trường châu Âu.
Bên cạnh đó, chỉ số đo lường mức độ “sốc” của nền kinh tế EU hiện tại cũng cho thấy xu hướng lớn hơn so với Mỹ.
Vì vậy, việc đầu cơ ở thị trường châu Âu nhiều khả năng sẽ mang lại lợi nhuận tương đối tốt hơn so với việc phân bổ tài sản vào cổ phiếu Mỹ.
Ngoài ra, dữ liệu về các vị thế bán khống (short) đang giảm tại EU cũng ủng hộ cho quan điểm điểm đầu tư này.
Trung Quốc và rủi ro về thập kỷ mất mát
Trái ngược lại với bối cảnh hồi phục của nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đang trải qua rủi ro bước vào “thập kỷ mất mát". Đây là lời cảnh báo của Ray Dalio, nhà sáng lập quỹ Bridgewater (AUM khoảng 200 tỷ USD) trong trường hợp Trung Quốc không giảm việc vay nợ.
Trung Quốc vẫn đang phải xử lý các vấn đề liên quan tới thị trường bất động sản đóng băng. Điều này khiến cho hàng loạt các nhà phát triển lớn không có được đầu ra, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng.
Ngoài ra, vấn đề thất nghiệp đối với lao động trẻ cũng là một điểm cần lưu ý đối với nền kinh tế số 2 thế giới.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng kèm theo căng thẳng Mỹ Trung leo thang, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rút vốn ra khỏi thị trường này. Điều này càng làm trầm trọng thêm các vấn đề kể trên.
Về giải pháp, Ray Dalio đề xuất cắt giảm đòn bẩy trong nền kinh tế đồng thời nới lỏng tiền tệ (deleveraging and ease moentary policy) (theo Bloomberg).
Đọc thêm: Hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất, Thời kỳ “tiền đắt” sắp kết thúc