FED sẽ cắt lãi suất, tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu Mỹ tăng cao nhất từ 2012
Trong tuần qua tình hình kinh tế vĩ mô, chính trị có điểm nhiều nổi bật: quan điểm lãi suất của FED; Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu Mỹ. Cùng MarginATM tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cập nhật quan điểm lãi suất của FED
Lạm phát tại Mỹ tiếp tục hạ nhiệt (tuy tốc độ vẫn chưa cao) cho thấy dấu hiệu rằng FED nên quan sát thêm và đưa ra đánh giá kỹ càng hơn khi đưa ra quyết định về lãi suất trong cuộc họp tháng 12/2023.
Trong khi đó, tuy xác suất tăng lãi suất trong các kỳ họp tiếp theo đã giảm đi nhiều nhưng các thành viên FED vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi liên quan tới tốc độ giảm chỉ số CPI lõi (core CPI).
Ngoài ra, khi thị trường tài chính vẫn đang đặt các vị thế theo viễn cảnh FED sẽ giảm lãi suất trong tương lai thì các lãnh đạo vẫn chưa đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến kế hoạch cắt lãi suất.
Đối với tình hình nền kinh tế nói chung, tốc độ tăng trưởng của Mỹ được dự đoán ở mức thấp trong năm 2024 và rủi ro suy thoái sẽ vẫn hiện hữu.
Đọc thêm: DXY sụt giảm, ETF Crypto tiếp tục bị trì hoãn và chuyện bầu cử 2024
Bên cạnh Mỹ, nền kinh thế đứng thứ hai thế giới Trung Quốc, cũng đang cho thấy xu hướng đi xuống khi chỉ số lợi nhuận công nghiệp giảm mạnh trong tháng 10/2023.
Tóm lại, việc FED có giảm lãi suất hay không sẽ tiếp tục phần lớn phụ thuộc vào tình hình lạm phát cũng như các chỉ số tăng trưởng GDP, thất nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, FED cũng sẽ cần rất thận trọng với các chỉ tiêu kinh tế thay vì chỉ tập trung vào lạm phát như giai đoạn trước.
Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu Mỹ tăng cao nhất kể từ 2012
S&P Global Rating Credit Research & Insights kỳ vọng tỷ lệ vỡ nợ của các trái phiếu “đầu cơ” (speculative-grade corporate) sẽ đạt 5% vào năm 2024, tăng 0.9% từ tháng 09/2023.
Đơn vị này cũng dự đoán trong kịch bản tồi tệ nhất khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái thì tỷ lệ này sẽ chạm mốc 7%, cao nhất kể từ 2012.
Trong khi đó, tỷ lệ tiết kiệm cá nhân đang trong xu hướng giảm và các gói kích cầu từ chính phủ Mỹ sẽ không được đưa ra (do thắt chặt chi tiêu để tránh rơi vào tình trạng đóng cửa chính phủ).
Điều này khiến cho kỳ vọng doanh thu của doanh nghiệp sẽ có có khả năng tăng trưởng mạnh nhờ vào yếu tố tiêu dùng cá nhân.
Trong trường hợp lãi suất cao kéo dài hơn nữa thì các doanh nghiệp ở Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2024.
Vàng đạt mốc 2,000 USD trong bối cảnh chính trị phức tạp
Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas tiếp tục leo thang căng thẳng. Mỹ đưa ra cảnh báo Iran có thể đang gửi tên lửa tầm gần cho Nga dẫn tới cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục diễn biến xấu đi. Đây là các yếu tố khiến giá vàng đạt mốc 2,000 USD trong tuần qua.
Chỉ số DXY giảm dưới kỳ vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất của nhiều nhà đầu tư cũng là một lý do ủng hộ mức tăng của vàng.
Các nhà phân tích đưa ra dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng trưởng và giữ trên mốc 2,000 USD/ounce từ giờ đến hết năm 2023 và có thể đạt mốc All-time-high (theo Financial Times).
Ngoài các lý do kể trên, nguyên nhân còn tới từ nhu cầu lưu trữ vàng của các ngân hàng trung ương; chi phí khai thác và vay vốn gia tăng; …
Đọc thêm: Tin tức 27/11: Binance đầu tư vào EDU, Axie Infinity hợp tác Grab
**Không phải là lời khuyên tài chính.