Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tin tức 27/11: Binance đầu tư vào EDU, Axie Infinity hợp tác Grab

Open Campus (EDU) nhận được khoản đầu tư từ Binance Labs; Axie Infinity hợp tác với Grab Philippines tặng điểm thưởng và giảm giá cho người dùng.
Avatar
Sunny95
Published Nov 27 2023
Updated Nov 29 2023
7 min read
thumbnail

Nhà sáng lập Cosmos đề xuất hard fork blockchain

Cộng đồng blockchain Cosmos đang cho thấy sự chia rẽ sâu sắc ngày càng tăng. Đặc biệt sau khi Atom thông qua đề xuất giảm tỷ lệ lạm phát về 10%. Đề xuất 848 này được thông qua với tỷ lệ bầu chọn chênh lệch không nhiều - 41% phiếu ủng hộ so với 31,9% phiếu bác bỏ.

đề xuất giảm phát atom
Đề xuất giảm phát của ATOM.

Con số trên cũng phần nào cho thấy việc giảm tỷ lệ lạm phát không nhận được sự đồng ý của tất cả mọi người. Phía bỏ phiếu thuận lập luận rằng tỷ lệ lạm phát trước đây (14%) gây áp lực rất lớn lên tổng cung ATOM, token đưa vào lưu thông quá nhiều làm giá giảm mạnh và không có động lực tăng trưởng. Tỷ lệ lạm phát giảm giúp giá ATOM tăng về dài hạn.

Ngoài ra, phe ủng hộ còn cáo buộc lạm phát cao là vì Cosmos Hub chi trả quá nhiều cho bảo mật và không hề khuyến khích sử dụng ATOM trong nền kinh tế DeFi.

Cosmos Hub đóng vai trò làm trung gian cho tất cả các blockchain độc lập được tạo ra trong mạng Cosmos. Và cả hệ sinh thái sử dụng token ATOM làm đồng tiền gốc.

Dĩ nhiên, phía Cosmos Hub không hề đồng ý với những lập luận trên, từ đó dẫn đầu phe bỏ phiếu chống. Sau khi thất bại trong cuộc chiến "phiếu bầu", nhà sáng lập Comos là Jae Kwon đứng ra kêu gọi hard fork blockchain.

Kwon gọi hard fork là AtomOne, phân nhánh từ Cosmos Hub. Đề ra mục tiêu cuối cùng là hardfork này sẽ hỗ trợ cả token ATOM lẫn token của mạng chia tách là ATOM1.

Các tài liệu về AtomOne vẫn còn đang trong giai đoạn chỉnh sửa và cộng đồng hoàn toàn có thể tham gia đóng góp hoàn thiện tokenomics.

Nếu hard fork được tiến hành thuận lợi, người nắm giữ ATOM có thể nhận được token ATOM1 theo tỷ lệ tương ứng. Từ đây mở ra cơ hội airdrop tiềm năng cho cộng đồng Cosmos.

advertising

Circle bắt tay với SBI Holdings phổ quát USDC tại Nhật Bản

Circle đang trong quá trình hợp tác với tập đoàn dịch vụ tài chính SBI Holdings, nhằm củng cố chiến lược mở rộng USDC và Web3 tại đất nước mặt trời mọc.

circle bắt tay với sbi holding nhật bản
Circle bắt tay với SBI Holdings phổ quát USDC tại Nhật Bản.

Tổ chức phát hành stablecoin USDC cho biết họ đã ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận (MOU) với SBI Holdings vào ngày 27/11. Động thái này diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản sửa đổi Đạo luật Dịch vụ Thanh toán vào tháng 6 thiết lập quy định stablecoin, mà Circle tin rằng sẽ "kích thích việc lưu hành stablecoin và thúc đẩy nền kinh tế web3 của Nhật Bản".

Song để lưu hành USDC vào Nhật Bản, SBI Holdings cần phải được chính phủ phê duyệt trở thành một dịch vụ thanh toán điện tử hợp pháp. Giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch SBI Holdings Yoshitaka Kitao hy vọng đây sẽ là một bước tiến lớn.

Giám đốc điều hành Circle Jeremy Allaire cũng bày tỏ quan hệ đối tác trên đại diện cho tầm nhìn chung cho tương lai của tiền số ở Nhật Bản và châu Á, cũng như là một cột mốc quan trọng cho Circle như một phần của kế hoạch mở rộng sang xứ phù tang.

SBI Shinsei Bank, một công ty con của SBI, sẽ chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ ngân hàng cho Circle, mở truy cập USDC và đảm bảo thanh khoản cho các doanh nghiệp và người dùng Nhật Bản.

Binance Labs đầu tư 3.15 triệu USD vào Open Campus

Binance Labs, chi nhánh đầu tư mạo hiểm trị giá 9 tỷ USD của sàn giao dịch crypto lớn nhất thế giới Binance, công bố đầu tư 3.15 triệu USD vào Open Campus (EDU), một nền tảng giáo dục Web3 cho phép cộng đồng sáng tạo các nội dung giáo dục và kiếm lợi nhuận từ những nội dung mà họ đã tạo ra.

Khoản đầu tư này nhằm mục đích thu hút người dùng mới vào Web3 và tham gia giáo dục hơn thông qua việc ra mắt NFT Nhà xuất bản (Publisher NFT), giúp tăng tiềm năng kiếm tiền của các nhà sáng tạo nội dung và cho phép chia sẻ doanh thu cho những người đồng sở hữu.

Open Campus (EDU) cung cấp cơ sở hạ tầng có thể mở rộng để tích hợp một hệ sinh thái đa dạng bao gồm trường học, công nghệ giáo dục (EdTech) và thương hiệu... nó hoạt động như như một "cánh cửa" có khả năng đưa hàng triệu nhà sáng tạo nội dung giáo dục cùng người học trên toàn thế giới đến Web3. 

Nền tảng này nằm trong Top 10 ứng dụng di động dành cho trẻ em có doanh thu cao nhất trên App Store và Google Play với hơn 10 triệu gia đình. Cùng với Open Campus, nền tảng này đã đưa ra sáng kiến biến đổi khí hậu với Care Bears để ra mắt một loạt nội dung giáo dục và NFT của nhà xuất bản. 

Binance thông báo hủy niêm yết TORN, BTS, PERL và WTC

Theo công bố mới nhất, kể từ 7/12/2023, Binance sẽ không còn hỗ trợ Tornado Cash (TORN), BitShares (BTS), PERLeco (PERL) và Waltonchain (WTC) sau khi đánh giá các dự án dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.

Như vậy, các dự án được liệt tên đã không đạt được các tiêu chí mà Binance đặt ra. Sàn sẽ hủy niêm yết các cặp giao dịch: BTS/USDT, PERL/USDT, TORN/BUSD, WTC/BTC, WTC/USDT.

Đáng chú ý trong danh sách là đồng TORN của công cụ trộn tiền hàng đầu Tornado Cash. TORN đã lao dốc 31% sau thông tin bị sàn Binance hủy niêm yết, hiện có giá 2 USD.

Axie Infinity hợp tác với Grab Philippines

Axie Infinity ra mắt cửa hàng hàng hóa Merch Store, bán các sản phẩm áo, nón, phụ kiện và thú nhồi bông có in logo dự án và các nhân vật Axie.

Ngoài merch do đội ngũ sản xuất, người dùng sở hữu NFT của Axie cũng có thể tự sản xuất và đăng bán hàng hóa trên cửa hàng, với 100% doanh thu thuộc về nhà sáng tạo.

Cùng lúc đó, dự án thông báo hợp tác với ứng dụng đặt xe Grab chi nhánh Philippines để tặng điểm thưởng và nhiều ưu đãi cho người dùng.

Người dùng ứng dụng Grab có thể truy cập vào Merch Store của Axie trực tiếp từ giao diện Grab và nhận một số mã code giảm giá để mua hàng hóa trong cửa hàng.

Cú bắt tay này có thể giúp mang lại lượng người dùng mới cho Axie, tăng nhận diện và độ phủ thương hiệu của Axie nhờ vào mức độ phổ biến của Grab. Đồng thời đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc định vị Axie Infinity như một thương hiệu về phong cách sống (lifestyle), nhấn mạnh quyền sở hữu cộng đồng.

Dự án còn để ngỏ khả năng mở rộng sự hợp tác này sang các quốc gia Đông Nam Á khác, trong bối cảnh Grab là ứng dụng đặt xe có hơn 180 triệu người dùng ở các nước như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia.

Đọc thêm:  Tin tức 27/11: Hệ ATOM nhộn nhịp, Azuki DAO đổi tên

**Không phải là lời khuyên tài chính.

RELEVANT SERIES