Vì sao FTX mua Voyager và BlockFi dù nhẵn túi?
Khi tài sản thực của FTX và Alameda bị phơi bày, câu hỏi đặt ra là FTX có thực sự là “anh hùng crypto” hay những thương vụ trước đó ẩn náu một động cơ khác?
Như MarginATM đưa tin (tại đây), ngày 11/11, FTX đệ đơn xin phá sản theo Chương 11. Sam Bankman-Fried gần như đã chào thua sau một tuần đầy sóng gió tại FTX. Người dùng ồ ạt rút 6 tỷ USD trong vòng 3 ngày trong khi thương vụ với Binance đổ vỡ. Và điều cộng đồng chú ý hơn cả là lỗ hổng tài chính lên đến 8 tỷ USD của sàn giao dịch.
Nếu đã gồng gánh khoản nợ lớn như vậy, tại sao trước đó FTX vẫn cố mua BlockFi và Voyager Digital?
Quan hệ giữa FTX và Voyager
Quay lại vài tháng trước, FTX, Alameda và Voyager từng khiến nhiều người hoang mang bởi mối quan hệ chủ nợ - con nợ nhập nhằng. Hồi tháng 6, trước khi Voyager nộp đơn xin phá sản, Alameda đã gửi cho công ty cho vay khoản cứu trợ tín dụng trị giá 500 triệu USD.
Tuy nhiên, khi hồ sơ phá sản được công bố, Alameda hóa ra lại nợ Voyager 377 triệu USD với lãi suất 1-11.5%. Ngoài ra, số nợ chưa thanh toán bao gồm một khoản vay không thế chấp trị giá 75 triệu USD. Sau Three Arrows Capital (3AC) lúc bấy giờ nợ 654 triệu USD, Alameda chính là con nợ lớn thứ hai của Voyager.
Changpeng Zhao (CZ), nhà sáng lập Binance, cũng từng lên tiếng chỉ trích mối quan hệ rối rắm này. Ông chất vấn tại sao Bankman-Fried được ca ngợi là anh hùng cứu rỗi thị trường khi vẫn cần vay nợ.
“Vậy là 3AC nợ Voyager vài trăm triệu USD rồi phá sản. FTX/Alameda cho 3AC vay tiền, nhưng không cứu được nó. Alameda lại đầu tư vào Voyager, rồi vay 377 triệu USD cũng từ Voyager…ok… Voyager phá sản. FTX có ‘giải cứu’ hay là trả nợ cho họ không?” CZ viết trên Twitter.
So, 3AC owes Voyager a few 100m, went bust. FTX/Alameda gives 3AC $100m, but didn’t save it.
— CZ 🔶 Binance (@cz_binance) July 7, 2022
Alameda invests in Voyager, then takes a $377 million loan from Voyager... ok...
V went bust. FTX didn't “bail them out” or return the money?
hard to follow?https://t.co/yx6RJjVZrB
Dữ liệu on-chain cho thấy ví tiền mã hóa của Alameda hiện có một số tài sản khác nhau. Nhưng điểm chung là chúng đều kém thanh khoản. Alameda có số USDC trị giá 57 triệu USD, ETH trị giá 689,000 USD và gần 213,000 USD MATIC.
Quan trọng hơn, Alameda nắm giữ đến 3.6 tỷ USD FTT, hoàn toàn áp đảo mọi loại tài sản khác. Ngoài ra, quỹ sở hữu khoảng 292 triệu USD SOL đã mở khóa và 863 triệu USD SOL đang bị khóa. Lượng tiền mặt của Alameda chỉ vỏn vẹn hơn 100,000 USD.
Tương tự, dù được định giá 32 tỷ USD, FTX gần như không nắm giữ bao nhiêu tiền mặt. Ví của FTX chủ yếu bao gồm 93 triệu USD FTT, 27 triệu USD ETH và 22 triệu USD MATIC. Hơn một nửa trong số 579 triệu USD sàn nắm giữ là một loạt altcoin khác như SERUM, MAPS và TRUMPLOSE.
Nói một cách đơn giản, khi tình huống xấu nhất xảy ra, Bankman-Fried không để đủ khả năng tài chính để chống đỡ. Bankman-Fried không thể bán FTT hay SOL bất cứ lúc nào họ muốn để có tiền được. Thực tế đúng như vậy. Như chúng ta đã biết, FTX cuối cùng vỡ nợ và phải nộp đơn phá sản.
Kế hoạch của FTX
Thế là một giả thuyết được đặt ra. FTX đã mua lại các chủ nợ để câu giờ và trì hoãn quy trình siết nợ. Alameda nợ Voyager hàng trăm triệu USD. Khi không thể trả hết nợ, tài sản của công ty sẽ bị thanh lý.
Was the failed "credit" line an attempt to keep Voyager afloat so that he has not repay this debt immediately? (3/4)
— Bitcoin vs. Gold (@VersusBtc) July 6, 2022
Do đó, FTX đã tìm cách mua lại Voyager để ngăn chặn chuyện này. Khi FTX thâu tóm Voyager, khoản nợ sẽ thuộc về FTX. Ngoài ra, FTX cũng sẽ không cần phải bán token trong quá trình phá sản (phần lớn là SOL và FTT). Việc này sẽ vạch trần bảng cân đối kế toán của Alameda trước cả bài báo của Coindesk.
Thông thường, doanh nghiệp kiếm nguồn vốn thông qua CFO (tiền từ hoạt động), CFI (tiền từ tiền thu được từ đầu tư) hoặc CFF (tiền từ hoạt động tài chính). Một số người đã gọi hình thức huy động vốn của Bankman-Fried là CFFF (tiền từ lừa đảo và chạy trốn).
Về cơ bản, mô hình hoạt động của FTX gần giống như Ponzi. Các nhà đầu tư gửi tiền của mình vào FTX, sau đó FTX sử dụng số tiền này cho những mục đích khác. Khi có lợi nhuận, sàn lại đem tiền trả cho khách hàng. Thanh khoản của các token FTX hỗ trợ nhiều khả năng lại do chính Alameda tạo ra vì họ là nhà tạo lập thị trường (market makers). Mô hình “lợi nhuận vô hạn” này (theo cách gọi của chính Bankman-Fried) có vẻ hiệu quả khi giá FTT vẫn còn tăng. Nhưng trong thời kỳ downtrend, cùng với đòn chốt hạ cuối cùng là với đợt bán tháo của người dùng, mọi thứ lập tức sụp đổ.
FTX và Alameda gặp vấn đề ở cả tài sản và trách nhiệm pháp lý trong bảng cân đối kế toán. Về trách nhiệm pháp lý, họ cần trả lại các khoản vay. Về tài sản, lợi nhuận của họ bị xóa sổ bởi các lỗ hổng tài chính do điều hành doanh nghiệp có NPV (giá trị tài sản ròng) âm.
Mua lại Voyager và BlockFi tạm thời khắc phục cả hai vấn đề. "Mục tiêu" phải tín nhiệm người mua và cần có quy trình thẩm định (vì hình thức thanh toán là vốn chủ sở hữu FTX).
Nếu giả thuyết này đúng, hành vi gian lận của FTX rất đáng nghi vấn. Đây không chỉ đơn thuần là "nói dối", thiếu tiết lộ thông tin, sơ suất nghiêm trọng hay vi phạm nghĩa vụ với khách hàng. FTX đã lên kế hoạch cho mọi thứ vì lợi ích của riêng họ.
Câu trả lời có lẽ nằm trong thỏa thuận giữa FTX với BlockFi và Voyager. Ngoài ra, Alameda đã vay bao nhiêu tiền từ BlockFi cũng là điều cần được khai thác. Vài ngày sau khi FTX nộp đơn phá sản, BlockFi thông báo ngừng tính năng rút tiền. BlockFi cũng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính và cân nhắc phá sản do cho FTX và Alameda vay hơn 600 triệu USD.
SOURCES: BLOCKFI HAS A $600M+ LOAN TO FTX/ALAMEDA. SBF TRIED TO REPAY IT IN THE LAST FEW DAYS AS THINGS WERE UNFOLDING BUT COULDN'T.
— Ran Neuner (@cryptomanran) November 11, 2022
Ngoài ra, FTX trong quy trình mua lại và phá sản đã tìm cách vô hiệu hóa trạng thái chủ nợ của Voyager. Điều này củng cố thêm những giả thuyết hiện tại. Hiện chưa có đủ bằng chứng Bankman-Fried và FTX một tay dựng nên câu chuyện “anh hùng cứu thế” để trục lợi. Tuy nhiên, Voyager rõ ràng không mấy hài lòng khi được FTX “giải cứu”. Từ cuối tháng 7, luật sư đại diện của Voyager đã chỉ trích FTX cố ý mua lại Voyager với giá thầu thấp để đánh bóng tên tuổi và tư lợi.
Chúng ta biết FTX bỏ ra 1.4 tỷ USD để mua lại Voyager. Tuy nhiên, chỉ 50 triệu USD trong số đó là tiền mặt. Nhóm luật sư của Voyager cho rằng các công ty của Bankman-Fried. “Alameda và FTX đã phá vỡ quy trình phá sản một cách có chủ đích. Kết quả là khách hàng và các chủ nợ sẽ phải gánh chịu hậu quả”, phía Voyager tuyên bố. Bên cạnh đó, dựa trên số điều khoản giao dịch, họ suy đoán FTX và Alameda có “mưu đồ nội bộ” nhằm chiếm đoạt Voyager.
FTX cho phép khách hàng của Voyager nhận được một phần tiền trên nền tảng nếu đăng ký tài khoản FTX. Luật sư cho rằng FTX chỉ mua lại tài sản của khách hàng với giá chiết khấu. Ngoài ra, khi sở hữu Voyager, cơ sở người dùng hơn 1 tỷ của nền tảng cũng sẽ rơi vào tay FTX.
Thời điểm đó, có lẽ không mấy ai nghi ngại về viễn cảnh này. Tuy nhiên, hiện tại chứng cứ FTX và Alameda sử dụng tiền của người dùng chỉ ngày một dày thêm. Tiền của khách hàng BlockFi và Voyager có thể khó trở về với họ như những gì Bankman-Fried hứa hẹn.
Việc FTX phá sản có lẽ nằm ngoài kế hoạch của Bankman-Fried. Ngày 16/11, BlockFi thông báo đã cắt giảm số lượng nhân sự và chuẩn bị nộp đơn phá sản. Nguyên nhân không ngoài mong đợi - FTX. Trong khi đó, Voyager tiếp tục tìm kiếm chủ nhân mới của thương vụ mua lại. Khả năng cao Binance sẽ thay thế FTX.