Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tổng vốn hóa NFT tăng hơn 11,000% trong 2 năm qua

Theo Cryptoslate, tổng vốn hóa thị trường NFT ghi nhận mức tăng trưởng 11,664% trong năm 2020 và 2021.
Avatar
uyntran.web3
Published Dec 30 2022
Updated Dec 30 2022
3 min read
thumbnail

Theo Cryptoslate, tổng vốn hóa thị trường NFT ghi nhận mức tăng trưởng 11,664% trong năm 2020 và 2021. 

Vốn hóa NFT hiện đã vượt mốc 10 tỷ USD kể từ mức 85 triệu USD hồi tháng 12/2020. Tuy nhiên, con số này đã giảm hơn 50% so với tổng vốn hóa thị trường cùng kỳ năm 2021. Cuối tháng 12/2021, tổng vốn hóa NFT vào khoảng 20 tỷ USD

Dù trong giai đoạn downtrend, mảng NFT vẫn đạt được một số cột mốc đáng chú ý. Hàng chục nền tảng và dự án NFT đã ra đời trong thời gian qua. Chẳng hạn, Moonbirds đã nhanh chóng trở thành cơn sốt khi vừa ra mắt. Chỉ trong hai ngày, bộ sưu tập này đã đạt khối lượng giao dịch lên đến gần 290 triệu USD.

coin98
Moonbirds có màn ra mắt thành công trong 2022. Nguồn: Moonbirds.

Xét về tổng thể, Bored Ape Yacht Club (BAYC) và CryptoPunks là hai dự án nổi bật nhất. Tháng 2, CryptoPunks #5822 phá kỷ lục CryptoPunks đắt nhất từ trước đến nay với giá 8,000 ETH, tương đương 24 triệu USD vào thời điểm đó. Mặt khác, hình ảnh BAYC được kết hợp với một loạt sản phẩm đa dạng, từ nhà hàng, socola cho đến MV âm nhạc.

Đáng chú ý, nhiều thương hiệu lớn như Apple, Reddit, Starbucks, Winamp và MetaMask bắt đầu dấn thân vào lĩnh vực NFT. Trong đó, Polygon là blockchain liên tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với các tên tuổi lớn trên thế giới. 

Đọc thêm: Tại sao Polygon trở thành điểm đến của các thương hiệu hàng đầu thế giới?

Từ tháng 11/2022, Instagram và Facebook cho phép người dùng mint NFT trên Polygon. Đồng thời, người dùng có thể kết nối ví với tài khoản mạng xã hội để thỏa sức chia sẻ các bộ sưu tập NFT. Các blockchain đang được hỗ trợ bao gồm Ethereum, Polygon và Flow. 

Hãng cà phê nổi tiếng Starbucks cũng tận dụng blockchain này để chạy chương trình tích điểm cho khách hàng. Bên cạnh đó, hai thương hiệu thời trang Dolce Gabbana và Nike đã nắm bắt xu hướng và ra mắt trang phục dưới dạng NFT.

coin98
Nike mở bán giày NFT. Nguồn: Nike.

Việc các thương hiệu ngoài ngành crypto quan tâm đến NFT thể hiện xu hướng mass adoption (áp dụng rộng rãi) của lĩnh vực này. Ngay cả chính quyền Trung Quốc, vốn nổi tiếng khắt khe với tiền mã hóa, cũng có nhiều động thái ủng hộ NFT. 

Như MarginATM đưa tin (tại đây), Trung Quốc sẽ chính thức khởi chạy marketplace NFT đầu tiên vào ngày 1/1/2023. Đầu năm 2022, chính phủ Trung Quốc đã hỗ trợ phát triển mạng lưới Blockchain Services Network (BSN) để thuận tiện phát hành NFT. Một tòa án tại nước này cũng đề xuất xem NFT là “tài sản ảo” và bảo vệ chúng theo luật thương mại điện tử.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra thị trường NFT vẫn còn tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo báo cáo của Research and Markets, thị trường NFT sẽ phát triển ổn định ở khu vực châu Phi và Trung Đông trong giai đoạn 2022-2028 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 34.3%. Ngoài ra, giá trị chi tiêu NFT hiện tại có khả năng tăng gấp 6 lần lên 18.22 tỷ USD vào năm 2028.

Đọc thêm: Lý do khiến các dự án NFT rời bỏ Solana.

RELEVANT SERIES