05 lý do "mất tiền" khi trade crypto mà bạn nên biết
Năm 2017, người ta gọi Bitcoin là bong bóng. Năm 2020, người ta gọi Bitcoin là vàng. Đầu tư crypto là một trong những mảng đầu tư thu về lợi nhuận nhiều tốt nhất hàng năm, với mức độ tăng trưởng trung bình luôn cao hơn Vàng và các chỉ số index.
Mặc dù tiềm năng như vậy, nhưng cũng không ít người thua lỗ ở thị trường này, có rất nhiều kiến thức, kỹ năng mới mà bạn cần phải biết trước khi đầu tư Crypto.
Và bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 05 lý do mất tiền khi trade phổ biến khiến các nhà đầu tư thường mắc phải.
5 lý do mất tiền khi trade
Không có mục tiêu
Chạy theo tiền là cuộc đua không hồi kết!
Trong một con sóng tăng FOMO, cảm giác một ngày thức dậy tài khoản lại cứ tăng sẽ khiến cho tất cả chúng ta có 1 cảm giác kiếm tiền chưa bao giờ dễ đến như thế. Bỏ 1 tỷ vào ôm coin vài ba hôm là có 2-3 tỷ, bảo sao người ta không ham.
Khi đã ham, thì sai lầm nhất, là không cash out ra để làm việc mình muốn làm. Mà suy nghĩ lúc đó kiểu gì cũng sẽ là nếu bỏ 1 tỷ mà kiếm 2-3 tỷ dễ vậy sao mình ko bỏ 5-10 tỷ để kiếm 20-30 tỷ? Xui sao, lần đầu bỏ 1 tỷ thì ăn to nhưng tới lúc bỏ 10 tỷ thì đu đỉnh!
Chưa hết, người đang liên tục thắng khi trade margin, thì luôn muốn kiếm thêm nhiều hơn nữa, dùng cả vốn lẫn lãi để trade.
Đây chính xác sẽ là cảm giác của các anh chị khi đang ở đỉnh chiến thắng và không lâu sau cũng sẽ là cảm giác của người đu đỉnh.
Kiếm tiền được đã khó, giữ được tiền càng khó hơn. Mục đích ban đầu bạn đến với Crypto, đến với trading là gì? Nếu mục tiêu là kiếm tiền, thì tại sao khi kiếm được tiền lại không “chốt lời”, “rút lãi”.
Sự FOMO
Theo kinh nghiệm bản thân mình, có 3 yếu tố chính tác động đến quyết định mua bán của trader. Thứ nhất là thông tin, thứ hai là cảm xúc, thứ 3 là giá. 3 yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.
Sai lầm đầu tiên của trader là không nhận ra yếu tố nào tác động đến giá. Đưa ra quyết định theo đám đông một cách mù quáng.
Không chỉ có giá mới bị thao túng, mà cả 3 yếu tố trên đều có thể bị “thao túng”. Do đó, nếu thiếu tỉnh táo, trader rất dễ bị điều khiển theo một xu hướng chung. Tại sao một số dự án ra tin tốt, nhưng giá lại không tăng? Tại sao giá của một đồng coin lại đi ngang trong một thời gian dài? Bạn cần tự đặt ra nghi vấn, và trả lời những câu hỏi đó trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Tâm lý FOMO là một dạng phản xạ có điều kiện. Trader phản ứng càng mạnh nếu họ đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội trong quá khứ. Để giảm bớt sự ảnh hưởng của tâm lý Fomo, đòi hỏi bạn phải có đầy đủ kiến thức đầu tư, để không bị thông tin làm nhiễu loạn.
Trading là cuộc chơi của tâm lý, người chiến thắng là người hiểu rõ suy nghĩ đối phương và bình tĩnh xử lý. Kiểm soát được tâm lý là một hành trình dài, đừng vội vã.
Đọc thêm: Tâm lý trader – Kiểm soát tâm lý khi tham gia giao dịch/ trade
Chiến lược giao dịch
Sai lầm thứ 2 của traders thường là follow quá nhiều đội nhóm. Trade theo tín hiệu của nhiều bên. Điều này dẫn đến:
- Quản lý vốn bị động.
- Thắng không biết, thua không hiểu.
Mỗi nhóm share tín hiệu có phong cách trade khác nhau. Sử dụng đòn bẩy khác nhau và thị trường mục tiêu khác nhau. Có nhóm trade Bitcoin, đòn bẩy thấp. Có nhóm trade đòn bẩy cao, có nhóm lại share kèo những đồng coin có marketcap thấp.
Nếu không định hình rõ ràng rủi ro của mỗi mảng, bạn rất khó để phân bổ vốn. Và nếu một trong những khoản tiền trade của bạn có vấn đề, nó sẽ kéo theo việc bán bên này, chuyển tiền sang bên kia gồng.
Thiếu chiến lược giao dịch và sự chủ động trong trading, khiến bạn phụ thuộc vào thông tin và quyết định của các đội nhóm. Và khi thiếu kiến thức, bạn sẽ không hiểu vì sao bạn thua và vì sao lệnh đó lại thắng.
Không có chiến lược giao dịch cụ thể cũng giống như một con cá nhỏ bơi giữa biển. Không có mục tiêu để đi, không có nơi để về. Sớm muộn thì bạn cũng sẽ trở thành mồi cho cá lớn. Và đó cũng là tác dụng duy nhất của bạn… cung cấp tính thanh khoản.
Đòn bẩy
Sử dụng đòn bẩy (margin) khi chưa hiểu rõ cũng giống như việc đùa với lửa trong nhà vậy. Rất nhiều người bị cuốn vào các sàn Margin, Futures vì sự tham lam, ước muốn làm giàu nhanh, mà không tìm hiểu kỹ về nó.
Điều đầu tiên là cơ chế tính đòn bẩy, tính toán lợi nhuận và ước tính điểm thanh lý. Điều tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Ngoài ra, khi giao dịch margin, bạn cũng cần quan tâm tới phí giao dịch, phí holding nữa.
Bản chất của margin là “vay tiền”, vì vậy bạn sử dụng đòn bẩy càng cao, càng vay nhiều tiền thì càng tốn nhiều phí. Bạn vay thời gian càng dài, càng tốn nhiều phí. Và đôi khi phí này còn bị thay đổi theo nhu cầu thị trường nữa. Càng nhiều người vay, phí càng tăng.
Tìm hiểu thêm Làm sao để quản lý rủi ro trong thị trường tiền điện tử?
Tổng kết
Mỗi người có một góc nhìn khác nhau về đầu tư. Những sai lầm đầu tiên là điều không thể tránh khỏi.
Trên đây mình đã đề cập đến 4 lý do khiến bạn mất tiền trong thị trường crypto. Đúng rồi, chỉ có 4 lý do, bạn không nghe nhầm đâu.
Lý do thứ 5, lý do cuối cùng cuối cùng khiến bạn mất tiền khi trade là gì? Đây là câu hỏi mình muốn dành cho các bạn. Mọi sai lầm trong cuộc chơi tài chính đều phải trả giá đắt. Kinh nghiệm quý báu nhất là bài học rút ra từ chính trải nghiệm của các bạn.