Chỉ số Nasdaq là gì? Ảnh hưởng với thị trường tài chính như thế nào?
Ra đời từ năm 1971, chỉ số Nasdaq là một trong những thước đo đáng tin cậy nhất của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Vậy chỉ số Nasdaq là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Tìm hiểu về Nasdaq
Thuật ngữ “Nasdaq”, viết tắt của National Association of Securities Dealers Automated Quotation System, là tên một sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, được thành lập vào năm 1971 bởi Hiệp hội Quốc gia các Thương nhân Chứng Khoán Hoa Kỳ để giúp các nhà đầu tư có một hệ thống giao dịch cổ phiếu nhanh chóng, minh bạch và tự động hơn.
Chỉ số Nasdaq là một bộ chỉ số của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, được xây dựng dựa trên giá của các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch này, trong đó bao gồm nhiều gã khổng lồ công nghệ như Apple Inc. (AAPL), Microsoft (MSFT), công ty mẹ của Google là Alphabet (GOOG, GOOGL), Meta Platforms Inc. (META), Amazon.com Inc. (AMZN), Tesla Inc. (TSLA),…
Các chỉ số chủ yếu trong bộ chỉ số này gồm có: Nasdaq Composite, Nasdaq 100, Nasdaq Financial 100 và Nasdaq Biotechnology Index. Trong đó, Nasdaq Composite và Nasdaq 100 là 2 chỉ số quan trọng nhất.
Bắt đầu được tính điểm từ ngày 08/02/1971, chỉ số Nasdaq có mức điểm khởi điểm là 100 điểm. Ban đầu, chỉ số này chỉ bao gồm 50 công ty niêm yết và tập trung vào các công ty mới nổi trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng từ đó đến nay, chỉ số Nasdaq đã phát triển hơn và hiện tại bao gồm hơn 3,700 công ty niêm yết trên sàn.
Ngày nay, chỉ số Nasdaq được xem là một trong những chỉ số thị trường chứng khoán quan trọng nhất ở Hoa Kỳ và trên thế giới, đại diện cho toàn bộ danh mục đầu tư và hiệu suất của nó phản ánh xu hướng kinh tế toàn cảnh.
Chỉ số Nasdaq được tính như thế nào?
Chỉ số Nasdaq Composite
Chỉ số Nasdaq Composite đo lường sự thay đổi của hơn 3,700 mã cổ phiếu niêm yết, tập trung vào các loại sau:
- ADR (American Depositary Receipt) hay còn lại chứng chỉ lưu ký tại Mỹ;
- Cổ phiếu phổ thông;
- REITs hay Ủy thác đầu tư bất động sản;
- Cổ phiếu theo dõi (tracking);
- Lãi suất góp vốn trách nhiệm hữu hạn…
Chỉ số NASDAQ không bao gồm các công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi, các quỹ ETF và chứng khoán nợ.
Công thức tính chỉ số NASDAQ:
Giá trị chỉ số = (Trọng số của mỗi loại chứng khoán x giá đóng cửa của chứng khoán đó) / Ước số
Trong đó:
- Trọng số của mỗi chứng khoán do NASDAQ quy định, dựa vào giá trị vốn hóa của doanh nghiệp.
- Ước số phụ thuộc vào mục đích báo cáo, thay đổi liên tục tùy vào việc hợp nhất, chia tách cổ phiếu, gia nhập hoặc rời khỏi sàn giao dịch.
Đọc thêm: Đầu tư cổ phiếu hay crypto?
Chỉ số Nasdaq 100
Chỉ số Nasdaq 100 đại diện cho 100 công ty niêm yết trên sàn Nasdaq, đáp ứng được một số tiêu chí như:
- Được niêm yết độc quyền trên sàn NASDAQ
- Thời gian niêm yết ít nhất 2 năm (hoặc 1 năm nhưng phải đáp ứng được các tiêu chí về vốn hóa)
- Có hoạt động tích cực (khối lượng giao dịch mỗi ngày ít nhất là 200,000 cổ phiếu)
- Lưu hành báo cáo hàng quý, hàng năm
- Không có nguy cơ phá sản.
100 công ty này có thể nằm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực như công nghệ, hàng tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe. Phương pháp tính chỉ số Nasdaq 100 cũng tương tự như Nasdaq Composite.
Chỉ số Nasdaq có ý nghĩa gì?
Đại diện cho toàn bộ các công ty được niêm yết trên một trong những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Hoa Kỳ, chỉ số Nasdaq có vai trò quan trọng trong việc đo lường sức khỏe của nền kinh tế tại cường quốc này. Đó là lý do mà Nasdaq, Dow Jones hay S&P 500 đều biến động theo cùng một chiều hướng khi thị trường Mỹ đi theo một xu hướng nhất định nào đó.
Ngoài ra, sự biến động của Nasdaq có tác động trực tiếp đến sự biến động của đồng đô la Mỹ và do đó sẽ có sự tương quan với hầu hết các loại tiền tệ, vàng và các tài sản tài chính khác.
Trên thực tế, niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế không hề khó, cái khó là duy trì được chỗ đứng vững chắc trong điều kiện đào thải khắc nghiệt của thị trường. Đối với các công ty niêm yết trên sàn Nasdaq, giá cổ phiếu tối thiểu là $4 và tổng giá trị cổ phiếu đang lưu hành ít nhất là $1,1 triệu.
Với những điểm đặc biệt trên, có thể thấy chỉ số Nasdaq đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư. Việc theo dõi chỉ số Nasdaq sẽ giúp các nhà đầu tư dự đoán được xu hướng giá của các loại tài sản này và đưa ra các quyết định đầu tư chính xác hơn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Nasdaq
Như bất kỳ chỉ số chứng khoán nào khác, yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến giá trị của chỉ số Nasdaq chính là giá cổ phiếu của các công ty cấu thành nên chỉ số đó. Sự biến động trong hoạt động kinh doanh của các công ty này sẽ làm cho giá cổ phiếu trên thị trường của chúng thay đổi, kết quả là chỉ số Nasdaq cũng sẽ thay đổi theo. Một công ty hoạt động tốt, làm ăn có lời sẽ khiến giá cổ phiếu tăng, kéo theo chỉ số Nasdaq cũng tăng và ngược lại.
Ở chỉ số Nasdaq, các công ty công nghệ luôn chiếm tỷ trọng cao, vì vậy, một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chỉ số Nasdaq chính là thị trường công nghệ của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các chính sách kinh tế, chính trị của Mỹ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Nasdaq. Chẳng hạn, khi FED công bố chính sách hạ lãi suất, đây là cơ hội để các công ty mở rộng sản xuất, đầu tư, tiềm năng lợi nhuận tăng cao, giá cổ phiếu tăng và chỉ số Nasdaq cũng tăng.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về chỉ số Nasdaq. Dù bạn có ý định đầu tư theo chỉ số này hay không, thì việc theo dõi nó vẫn là một điều vô cùng quan trọng. Vì thế, bạn hãy cố gắng tích lũy thêm kiến thức và về chỉ số này một cách chính xác nhất nhé.
Đọc thêm: Chỉ số DOW Jone là gì?