Channel logo
MarginATM
Save
Copy link

Tư vấn, đầu tư chứng khoán, Crypto có cần chứng chỉ tài chính không?

Warren Buffett từng nói: "Đừng bao giờ đầu tư vào một lĩnh vực mà bạn không hiểu rõ". Vậy đầu tư, tư vấn chứng khoán, Crypto có cần chứng chỉ tài chính không?
Avatar
quynhnguyen
Published Jul 15 2023
Updated Jul 15 2023
11 min read
thumbnail

Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett đã từng nói: "Đừng bao giờ đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh mà bạn không hiểu rõ". Cho dù bạn là người mới hay người đã có nhiều kinh nghiệm thì việc hiểu biết về chuyên môn là rất cần thiết mà sở hữu một chứng chỉ chuyên môn trong ngành tài chính là cách nhanh nhất mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Ví du  như gia tăng kiến thức chuyên môn, mức độ tín nhiệm, lợi thế cạnh tranh,…Vậy có bao nhiêu loại chứng chỉ tài chính; hành nghề đầu tư chứng khoán, Crypto có cần chứng chỉ tài chính không?

Một số loại chứng chỉ tài chính

CFA (Chartered Financial Analyst) - Chứng chỉ phân tích đầu tư tài chính

CFA là một chứng chỉ chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính, do viện CFA (CFA Institute) cấp cho những nhà phân tích tài chính, những người đã xuất sắc vượt qua tất cả các kỳ thi và đáp ứng được các điều kiện của chương trình học CFA đề ra.

image
Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst).

Chứng chỉ CFA ra đời lần đầu tiên vào năm 1962 tại Hoa Kỳ và đã trở thành một chứng nhận uy tín về phân tích tài chính khắp thế giới. Hiện tại đã có gần 170,000 thành viên tại hơn 165 quốc gia được cấp chứng chỉ và trở thành hội viên của CFA Institute; hơn 31,000 doanh nghiệp trên thế giới sử dụng CFA như một tiêu chuẩn bắt buộc trong quy trình tuyển dụng và thăng chức.

Chương trình CFA tập trung vào: kỹ năng quản lý danh mục đầu tư, phân tích tài chính, áp dụng cho các loại tài sản khác nhau và cung cấp kiến thức tổng quát trong lĩnh vực tài chính.

Điều kiện nhận chứng chỉ CFA:

    Vượt qua cả 3 level của kỳ thi;
    Có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm làm việc (tích lũy đủ trước, trong hoặc sau các kỳ thi);
    Trở thành thành viên của Viện CFA Hoa Kỳ.

FRM (Financial Risk Manager) - Chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính

FRM là chứng chỉ quản trị rủi ro tài chính có uy tín cao và được công nhận trên toàn cầu, được tổ chức thi và cấp bởi GARP (Global Association of Risk Professionals – Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro).

FRM dành cho các chuyên gia quản trị rủi ro, đặc biệt là những người làm trong các chuyên môn liên quan tới phân tích rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các loại hình rủi ro tài chính khác. Chứng chỉ FRM phù hợp những người hoạt động trong các lĩnh vực như: Ngân hàng, Đầu tư, Chứng khoán, Quản trị tài chính doanh nghiệp.

image
Tỷ lệ vượt qua bài kiểm tra chứng chỉ FRM. Nguồn: garp.org.

GARP bắt đầu trao chứng chỉ FRM từ năm 1997. Cho tới nay, đã có hơn 150,000 ứng viên đăng ký tham dự chương trình FRM và hơn 32,000 chuyên gia giữ chứng chỉ FRM làm việc tại gần 150 quốc gia trên toàn thế giới.

CFP (Certified Financial Planner) - Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính

Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính là sự công nhận chính thức về chuyên môn trong các lĩnh vực lập kế hoạch tài chính, thuế, bảo hiểm, kế hoạch bất động sản và nghỉ hưu. Được sở hữu và trao bởi Hội đồng Tiêu chuẩn chứng nhận hoạch định tài chính (Certified Financial Planner Board of Standards), chứng chỉ này dành cho các cá nhân hoàn thành thành công các kỳ thi ban đầu của Hội đồng CFP, sau đó tiếp tục các chương trình giáo dục hàng năm để duy trì kĩ năng và bằng cấp của họ.

image
Chứng chỉ chuyên gia hoạch định tài chính.

Để nhận được chứng chỉ CFP, ứng viên phải cầu đáp ứng yêu cầu trong bốn lĩnh vực: giáo dục chính quy, thực hiện bài kiểm tra CFP, kinh nghiệm làm việc có liên quan và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình công tác.

Các ứng viên và chủ sở hữu chứng chỉ CFP phải tuân thủ các tiêu chuẩn ứng xử chuyên nghiệp của Hội đồng CFP. Họ cũng phải thường xuyên tiết lộ thông tin về sự tham gia của họ trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như hoạt động tội phạm, yêu cầu của các cơ quan chính phủ, phá sản, khiếu nại của khách hàng hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Hội đồng CFP cũng tiến hành kiểm tra lý lịch đối với tất cả các ứng viên trước khi cấp chứng nhận.

CAIA (Chartered Alternative Investment Analyst) - Chứng chỉ phân tích đầu tư thay thế

CAIA là một chứng chỉ dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, tập trung vào các khoản đầu tư thay thế (Alternative Investments) như Đầu tư vào Quỹ đầu cơ (Hedge fund), Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital), Công ty tư nhân (Private Equity), Bất động sản, Hàng hóa, Sản phẩm cấu trúc (Structured Products) và các loại hình đầu tư khác. Alternative Investments thường được các nhà đầu tư lớn sử dụng để phân bổ tài sản, quản lý rủi ro và đạt lợi nhuận cao hơn thay vì chỉ đầu tư vào một hoặc hai loại tài sản.

image
Nội dung kiểm tra  nhận chứng chỉ CAIA. Nguồn: Wallstreetmojo.

Hiệp hội Nhà phân tích Đầu tư Thay thế CAIA được thành lập vào năm 2002 bởi Hiệp hội Quản lý Đầu tư Thay thế (AIMA) và Trung tâm Thị trường Chứng khoán và Phái sinh Quốc tế (CISDM). Hiệp hội CAIA là một tổ chức toàn cầu độc lập, phi lợi nhuận, cam kết giáo dục và chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư thay thế. Những người nhận được chứng chỉ CAIA phải duy trì tư cách thành viên của Hiệp hội CAIA và tuân thủ các tiêu chuẩn chuyên môn và đạo đức. Tính đến năm 2019, có hơn 10,000 thành viên CAIA.

ChFC (Chartered Financial Consultant) - Chứng chỉ tư vấn tài chính

Tương tự như CFP nhưng được bảo trợ bởi tổ chức American College, chứng chỉ ChFC sẽ trang bị cho bạn các kiến thức để đáp ứng nhu cầu về lập kế hoạch tài chính chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu của khách hàng cá nhân, chuyên gia và các chủ doanh nghiệp kinh doanh nhỏ.

Bạn sẽ đạt được các lợi thế khi lập kế hoạch tài chính trong các lĩnh vực chủ chốt như: bảo hiểm, thuế thu nhập, kế hoạch hưu trí, kế hoạch đầu tư và kế hoạch kinh doanh bất động sản. Kể từ năm 1982, khoảng 40.000 người đã đạt được chứng chỉ ChFC thông qua các khóa học và kỳ thi.

CMT (Chartered Market Technician) - Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường

Chứng chỉ phân tích kỹ thuật thị trường (CMT) là chứng chỉ phân tích kĩ thuật được cấp bởi Hiệp hội các nhà kỹ thuật thị trường (Market Technicians Association - MTA). CMT là chứng chỉ đào tạo ở mức cao nhất trong ngành học và là chứng chỉ ưu việt đối với các học viên trên toàn thế giới.

Chương trình CMT được thiết kế gồm 3 cấp độ:

    Cấp độ I: Định nghĩa và nhận thức về phân tích chứng khoán, tập trung chủ yếu vào những kiến thức cơ bản nền tảng về thuật ngữ và công cụ kỹ thuật được sử dụng trong phân tích chứng khoán (lý thuyết cơ bản về phân tích chứng khoán, lý thuyết Dow, xu hướng, các mẫu hình, sóng...)
    Cấp độ II: Ứng dụng và phân tích, yêu cầu các ứng viên áp dụng được các khái niệm, lý thuyết và các công cụ kỹ thuật được yêu cầu trong những bài đọc (các công cụ như VIX, volume, MA...).
    Cấp độ III: Tổng hợp và hệ thống hóa phân tích kĩ thuật, kiểm tra khả năng kết hợp, sự hiểu biết về các khái niệm được giới thiệu ở cấp độ I với việc ứng dụng thực tế kiến thức ở cấp độ II. Kiểm tra ứng viên về chiến lược đầu tư danh mục, quyết định đầu tư dựa vào đồ thị và dữ liệu có sẵn.
advertising

Chứng chỉ tài chính có cần thiết trong thị trường Crypto hay không?

Đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ khi muốn tham gia vào thị trường tài chính, crypto thì không cần bất kỳ chứng chỉ gì. Tuy nhiên, việc trang bị một số kiến thức nhất định về tài chính sẽ giúp bạn tự tin hơn và có lựa chọn, quyết định đầu tư đúng đắn, chuẩn xác dựa trên phân tích thay vì phỏng đoán bằng cảm tính.

Ngoài đầu tư, còn một hoạt động khác đó là tư vấn tài chính phổ biến là các KOL, KOC. Hiện nay trong ngành Crypto, do chưa có quốc gia nào đưa ra các quy định về việc chứng chỉ tư vấn crypto nên việc đưa ra các lời khuyên tài chính hoàn toàn tự do, không bị ràng buộc về pháp lý. Việc tư vấn mua- bán tài sản crypto chưa phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vì vậy hoạt động này gần như không cần có bất kỳ chứng chỉ hành nghề nào.

Đối với các cá nhân, doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền điện tử thì sẽ phức tạp hơn. Ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã cho phép lưu hành crypto và việc thành lập các công ty nội địa hay nước ngoài để phát hành token, NFT, giao dịch tiền điện tử hay các hình thức khác như công ty blockchain, công ty metaverse hoàn toàn hợp phát và đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều.

image
Hoạt động tư vấn tài chính.

Một số quốc gia tiêu biểu như Singapore, Mỹ, Canada, Nhật Bản, UAE, Estonia,… có các chính sách cởi mở về hoạt động liên quan đến blockchain, metaverse, tiền điện tử và cho phép các doanh nghiệp, cá nhân cư trú và nước ngoài thành lập công ty nội địa hoặc nước ngoài kinh doanh, giao dịch crypto.

Ví dụ, tại Singapore, vào năm 2020 đã thông qua đạo luật tài chính với tên gọi Payment Services Act 2019, quy định rằng tất cả các hoạt động tài chính đều cần phải được cấp giấy phép bởi chính phủ, kể cả hoạt động liên quan tới crypto. Tùy thuộc vào bản chất hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ cần đăng ký giấy phép với chính phủ Singapore.

Cụ thể, để được cấp giấy phép này, nhà đầu tư có dự định thành lập công ty crypto tại Singapore, thì cần đáp ứng được các quy định như luật phòng chống rửa tiền (The Anti-money Laundering Regulations), hướng dẫn quy chế thị trường (The Guidelines on the Regulation of Markets), hướng dẫn gây quỹ đầu tư crypto (Guide on Digital Token Offerings),…

Giấy phép Crypto Singapore là một biện pháp của chính phủ để quản lý, đảm bảo doanh nghiệp thành lập công ty đầu tư, kinh doanh crypto tại Singapore tuân thủ các quy định, luật lệ, bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích sự phát triển và đổi mới cho ngành công nghiệp tài chính, crypto.

Thực trạng ở Việt Nam

Liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh tiền điện tử ở Việt Nam, vẫn còn rất nhiều mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật. Tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, kinh doanh crypto không được liệt kê trong hệ thống ngành, nghề kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, kinh doanh crypto cũng không được liệt kê là một trong những ngành, nghề bị cấm đầu tư.

Có thể thấy, hiện nay pháp luật Việt Nam không chính thức cho phép kinh doanh crypto nhưng lại cũng không quy định rõ việc cấm kinh doanh trong lĩnh vực crypto. Vì vậy, tình trạng kinh doanh, tư vấn đầu tư crypto vẫn đang diễn ra mà không có bất kỳ chế tài quản lý rõ ràng nào.

image
Việt Nam là quốc gia  top đầu trong phổ biến tiền điện tử.

Việc tư vấn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các trader sau thời gian dài ở trong thị trường. Mặc dù việc này không sai về mặt cách thức hoạt động nhưng chưa được chuyên nghiệp như hoạt động tư vấn chứng khoán.

Thị trường đang ngày càng phát triển, việc phân tích, dự đoán và đưa ra các lời khuyên tài chính ngày càng phổ biến nhưng để có được những lời khuyên chất lượng, có tính thuyết phục thì tốt nhất bạn nên tìm hiểu kiến thức và thử học các chứng chỉ này nhé.

Đọc thêm: 10 tool theo dõi thị trường Crypto hữu dụng nhất.

RELEVANT SERIES