Crypto chịu tác động từ những nền kinh tế lớn nào?
Kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2008, sau gần 2 thập kỷ, thị trường crypto đã trở nên lớn mạnh hơn rất nhiều với hơn 10,000 loại tiền điện tử tồn tại, gần 36,5 triệu người sở hữu trên toàn thế giới và hàng trăm tỷ đô la chảy vào thị trường, trở thành tài sản trú ẩn. Liệu crypto có giống như những hình thức đầu tư khác, bị ảnh hưởng bởi hành động của các quốc gia trên thế giới như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.
Ảnh hưởng từ Mỹ
Mỹ - cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới với mọi động thái đều có tác động đến kinh tế toàn cầu, bao gồm cả thị trường tiền điện tử. Gần 2 thập kỷ kể từ khi Bitcoin ra đời vào năm 2008 dường như cho thấy rằng thị trường tiền điện tử hoạt động tốt khi có sự tăng trưởng nhanh khi thị trường tài chính Hoa Kỳ tích cực. Từ việc như giảm lãi suất, nới lỏng định lượng và kích thích tài khóa của Mỹ. Ngược lại, việc thắt chặt tiền tệ của chính phủ nước này dường như đã hạn chế sự tăng giá của tài sản tiền điện tử, thậm chí làm giảm giá trị của chúng.
FED - Cục dự trữ liên bang Mỹ
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) giảm lãi suất làm tăng nhu cầu đối với các tài sản có rủi ro và mang lại lợi nhuận cao hơn. Để đối phó với sự suy giảm trong hoạt động kinh tế do Đại suy thoái (2007 - 2009), FED và các ngân hàng trung ương khác đã hạ lãi suất xuống 0 và giữ lãi suất ở mức đó trong gần một thập kỷ. Trong khoảng thời gian này, nhu cầu đối với các loại tài sản mang lại lợi suất cao hơn, bao gồm cả đầu cơ tín dụng rất mạnh, là cơ hội tiền điện tử phát triển.
Sau đó, đại dịch COVID-19 năm 2020 tạo ra sự lo lắng cho các nhà đầu tư, những người hoảng sợ vì các doanh nghiệp và nền kinh tế đang chậm lại và đóng cửa.
Nhiều nhà đầu tư đã rời khỏi thị trường chứng khoán và đặt tài sản của họ vào crypto trong thời kỳ đại dịch, giá của BTC đã tăng gấp 4 lần khi những gói cứu trợ, kích thích kinh tế được tung ra cho đến năm 2021 trước khi giảm xuống quanh mức $30,000 cho đến tháng 05/2022, lần đầu tiên BTC xuống dưới $30,000 là khoảng tháng 06/2021 khi Mỹ bắt đầu tăng lãi suất, thắt chặt tài chính.
Cũng trong thời kỳ hậu đại dịch, S&P 500 - chỉ số chứng khoán được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất để đánh giá thị trường - đã mất hơn 110 điểm khi các nhà đầu tư chuyển tài sản của họ sang các khoản đầu tư thay thế. Vào cuối năm 2021 đến giữa năm 2022, giá tiền điện tử tăng và giảm tương tự như giá cổ phiếu.
SPX là phép đo hiệu suất của các cổ phiếu vốn hóa lớn. NDX đo lường hiệu suất của 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên sàn giao dịch, hầu hết họ đều tham gia vào lĩnh vực công nghệ. Giá của từng loại tăng và giảm cùng nhau - mặc dù Bitcoin biến động với biên độ rộng nhưng bắt đầu có mối tương quan nhiều hơn với thị trường chứng khoán Mỹ.
Đầu năm, tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức chỉ đạo các cơ quan liên bang thực hiện chiến lược về các chính sách và quy định liên quan đến tiền điện tử. Đây là một động thái được các chuyên gia mô tả là “cực kỳ tích cực”, chính thức thừa nhận sự tồn tại của tiền điện tử. Ngay lập tức, giá BTC đã tăng 9% lên trên $40,000 vào ngày 09/03 sau khi có thông báo của Nhà Trắng và giá ETH cũng tăng theo khoảng thời gian đó.
SEC - Uỷ ban Chứng Khoán và Giao Dịch Hoa Kỳ
Ngoài tác động của FED, SEC tác động tới thị trường Crypto thông qua việc kiểm soát các đồng coin, dự án trên thị trường. Ngoài việc liên tục kiện các dự án, đồng coin với lý do là những đồng coin này là chứng khoán khiến thị trường chao đảo.
Ví dụ minh chứng chính đầu tiên là vụ SEC kiện Ripple (công ty mẹ của XRP) vào 2020 khi cho rằng Ripple Labs bán chứng khoán chưa đăng ký XRP. Điều này khiến giá XRP thảm hại và không thể ngóc lên trong thời gian dài cho dù lúc đó thị trường đang trong giai đoạn uptrend mạnh nhất.
Gần nhất SEC đã liệt kê 13 token là chứng khoán trong vụ kiện các sàn giao dịch gồm: Solana (SOL), Cardano (ADA), Polygon (MATIC), Filecoin (FIL), The Sandbox (SAND), Axie Infinity (AXS), Chiliz (CHZ), Flow (FLOW), Internet Computer (ICP), Near (NEAR), Voyager (VGX), Dash (DASH), Nexo (NEXO).
Danh sách token/coin bị SEC cho là chứng khoán đã lên tới con số 52 chỉ sau hơn 2 năm.
Cơ quan này còn giám sát hoạt động của các sàn giao dịch, thời gian gần đây lại càng đặc biệt với các sàn crypto. Trước kia là FTX.US và hiện tại là Binance.US và Coinbase
Đọc thêm: SEC kiện Binance, Coinbase
Ảnh hưởng từ Trung Quốc
Tháng 09/2021, Trung Quốc khiến các thị trường tài chính rúng động sau khi thông báo rằng mọi giao dịch liên quan đến tiền điện tử sẽ bị coi là bất hợp pháp.
Mười cơ quan Chính phủ Trung Quốc, bao gồm ngân hàng trung ương cùng các cơ quan quản lý ngân hàng, chứng khoán và ngoại hối ra tuyên bố chung, rằng họ sẽ hợp tác chặt chẽ để siết chặt các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết tiền điện tử không được lưu thông trên thị trường như tiền tệ truyền thống và cấm các sàn giao dịch ở nước ngoài cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư ở Trung Quốc đại lục thông qua Internet.
PBOC cũng cấm các tổ chức tài chính, công ty thanh toán và các công ty Internet tạo điều kiện cho giao dịch tiền điện tử, đồng thời sẽ tăng cường giám sát những nguy cơ từ hoạt động này. Những thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh giá Bitcoin đã giảm gần 5% trong ngày 24/09.
Trong lần rớt giá gần nhất trước đó, đồng Bitcoin đã sụt giảm 4,6% giá trị, xuống chỉ còn $42,874. Nhiều đồng coin nhỏ hơn thường giao dịch song song với Bitcoin cũng rớt giá theo. Cụ thể, Ether giảm hơn 8%, trong khi XRP trượt giá 7%.
Việc đàn áp của Trung Quốc khiến nước này từ quốc gia có số lượng máy đào lớn nhất thế giới về 0, toàn bộ thợ đào phải dịch chuyển sang Mỹ.
Đó là 2021, trước đó nhiều năm từ 2013 - 2017 khi Bitcoin hoạt động chưa lâu thì Trung Quốc cũng công bố nhiều chính sách khiến thị trường chao đảo, gần như các sàn giao dịch lớn như Binance, Houbi... đều phải chuyển trụ sở khỏi nơi này. Đó là chuyện cũ, 2023 khi chính phủ Mỹ tích cực đàn áp thì Trung Quốc lại tích cực và nới lỏng quy định với Crypto như việc phát hành whitepaper Web3. Đây quả là quốc gia thú vị nhất tác động tới thị trường tiền điện tử.
Đọc thêm: Nhìn lại lịch sử FUD Trung Quốc đối với crypto suốt 12 năm qua
Các quốc gia còn lại
Tháng 9/2021, El Salvador đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Bitcoin là tiền tệ hợp pháp trong giao dịch sau khi Quốc hội nước này thông qua Luật Bitcoin vào ngày 06/09/2021. Theo luật này, Bitcoin được sử dụng hợp pháp, không giới hạn trong bất kỳ giao dịch nào, việc trao đổi giữa Bitcoin và USD được thiết lập tự do bởi thị trường. El Salvador xem tiền điện tử là công cụ giảm chi phí chuyển kiều hối và mở ra cơ hội phát triển cho nền kinh tế El Salvador, trước đó vốn chỉ dùng đồng USD là phương tiện trao đổi duy nhất.
Sau tin tức trên, giá BTC dựng cột trên $52,000. Tuy nhiên nhiều người cho rằng đây chỉ trùng hợp khi toàn bộ thị trường đang bước vào mùa bull run.
Vào ngày 28/04/2022, Cộng hòa Trung Phi thông báo tiền điện tử, bao gồm cả Bitcoin, được coi là tiền tệ chính thức tại nước này. Đây là quốc gia thứ hai sau El Salvador công nhận tính hợp pháp của tiền điện tử.
Láng giềng là ngân hàng Indonesia cấm các bộ xử lý thanh toán sử dụng tiền điện tử để giải quyết các giao dịch vào năm 2016 và cấm các tổ chức tài chính sử dụng tiền điện tử để thanh toán vào cuối năm 2017. Trong đợt tăng giá tiền điện tử gần đây nhất vào năm 2021, ngân hàng này thậm chí đã huy động các cơ quan giám sát chính thức để thực thi lệnh cấm các tổ chức tài chính sử dụng tài sản tiền điện tử làm phương tiện thanh toán.
Tiếp đến mới hơn là sự kiện Hong Kong hợp thức hoá giao dịch Crypto. Họ cho phép tổ chức đầu tư và nhà đầu tư nhỏ lẻ giao dịch crypto tuân theo quy tắc nhất định. Tin tức này ra đời trong thời kỳ downtrend vì vậy được cộng đồng nhà đầu tư, sàn giao dịch đón nhận rất tích cực. OKX, Huobi là 2 trong nhiều sàn giao dịch đã gửi đơn đăng ký hoạt động ngay sau đó.
#Huobi HK 现已开始向专业和零售客户提供现货和托管服务。作为一家香港虚拟资产交易平台的先驱,Huobi HK 已于 5 月 29 日正式向香港证监会提交了申请通知书,我们期待能够获得虚拟资产交易所牌照。
— 火币Huobi中文频道 (@HuobiGlobalzh) May 29, 2023
在未来六个月内,Huobi HK… pic.twitter.com/qkYSqKbLBH
Tuy nhiên những tin tức này hầu như không có tác động quá nhiều đến giá Bitcoin nói riêng và các đồng tiền điện tử khác nói chung.
Tổng kết
Tương tự như thị trường cổ phiếu, crypto cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi động thái kinh tế, chính sách quản lý của các quốc gia, nhất là Mỹ và Trung Quốc bởi đây đều là các siêu cường quốc trên thế giới. Việc Crypto đang được đưa vào khuôn khổ và xuất hiện nhiều tác động của các bên quản lý có thể là tín hiệu tiêu cực trong ngắn hạn. Nhưng đây vẫn sẽ là dấu hiệu tích cực về lâu dài cho sự phát triển của toàn bộ thị trường.
Blockchain vẫn có thể đảm bảo tính phi tập trung, trở thành phương tiện giao dịch xuyên biên giới và Crypto có thể trở thành thị trường đầu tư tiềm năng đủ sức thu hút những tay to thật sự tham gia nếu các quốc gia kể trên có những chính sách phù hợp thúc đẩy ngành phát triển. Cùng chờ trong thời gian tới và tận dụng cơ hội hiện tại khi thị trường còn mới và nhiều tiềm năng nhé.